Cuộc chiến bí mật của Mỹ tại vùng Sừng châu Phi
Trong năm 2004, Mỹ tổ chức một cuộc chiến bí mật tại vùng Sừng châu Phi có tên gọi PanSahel nhằm truy bắt tên trùm khủng bố người Algerie Ammari Saifi. Thế nhưng mục đích chính của Mỹ là nhằm đặt chân vào châu Phi mà vùng Sừng châu Phi là khu vực đầu tiên.
Tháng 4/2004, trong khi trùm khủng bố người Algérie Ammari Saifi bị bắt giữ tại sa mạc Sahara bởi phiến quân của Phong trào đấu tranh cho công bằng và dân chủ tại Tchad (MDJT), thì tướng Charles Wald, chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ tại châu Phi, cũng tổ chức một cuộc họp báo tại thủ đô Washington.
Theo tướng Wald, cho dù Ammari Saifi có bị bắt giữ hay không thì hoạt động của quân đội Mỹ tại vùng Sừng châu Phi đã bắt đầu có kết quả, đó là việc các quốc gia như Mali, Tchad, Niger đã bắt đầu ý thức được sự hiện diện của Mỹ. Đó cũng là kết quả của cuộc chiến bí mật của Mỹ tại vùng Sừng châu Phi có tên gọi PanSahel.
Trong những tháng đầu năm 2004, Ammari Saifi, một trong những kẻ khủng bố đang bị truy lùng gắt gao nhất thế giới, dẫn đầu một đoàn xe quân sự rời Mali băng qua sa mạc Sahara để xâm nhập vào phía bắc lãnh thổ Niger. Từ 6 tháng trước đó, Saifi cùng đội quân của y bị một lực lượng đa quốc gia gồm quân đội các nước thuộc vùng Sừng châu Phi đặt dưới sự phối hợp của quân đội Mỹ truy lùng. Đây là vùng sa mạc cát rộng lớn mênh mông nên đội quân của Saifi rất khó bị tấn công, đồng thời đây cũng là khu vực mà không chính phủ nào kiểm soát được.
Tướng Charles Wald, chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ tại châu Phi từng phát biểu rằng, vùng Sừng châu Phi là vành đai của sự bất ổn với môi trường xuống cấp, nạn đói hoành hành quanh năm, kinh tế không phát triển được, các cuộc đảo chính diễn ra liên miên cùng với sự cô lập về địa lý. Ngoài ra, đây còn là khu vực sinh sống của khoảng 70 triệu người theo đạo Hồi. Từ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, rất nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan từ khắp nơi tụ tập về đây hòng tiến hành một cuộc thánh chiến. Saifi là một trong số đó.
Sinh ra tại một ngôi làng nhỏ phía bắc Algérie, Saifi có mẹ là người Pháp, cha người Algérie. Năm 20 tuổi, Saifi tham gia phong trào Hồi giáo Algérie, lúc đó đang phát triển. Tiếp sau đó, y chuyển qua đấu tranh tích cực cho Mặt trận Hồi giáo Algérie. Trùm khủng bố Osama bin Laden đã đặt tên cho nhóm của Saifi là Nhóm Hồi giáo vì truyền đạo và thánh chiến (GSPC), và quyết định công nhận đây là một nhánh của Al-Qaeda tại châu Phi. Sau ngày 11/9/2001, GSPC tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Al-Qaeda trong cuộc thánh chiến chống lại Mỹ.
Chuyên gia an ninh các nước nghi ngờ rằng các phần tử GSPC tại Bắc Mỹ và châu Âu đã đóng vai trò tích cực trong các vụ khủng bố của Al-Qaeda, kể cả vụ khủng bố tại thủ đô
Về phía Mỹ, các hoạt động của GSPC cho thấy đã đến lúc cần có mặt của lực lượng quân sự Mỹ tại vùng Sừng châu Phi. Tháng 10/2003, nhằm kiểm soát tốt hơn các hoạt động khủng bố tại đây, Mỹ đã đưa ra sáng kiến PanSahel. Theo đó, Lầu Năm Góc đã có nhiều cuộc tiếp xúc bí mật với các nước như Tchad, Mali, Niger và Mauritania để thiết lập quan hệ hợp tác giữa lực lượng quân sự các nước này với quân đội Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, nhằm tránh sự chú ý của dư luận, phía Mỹ chỉ cử lực lượng đặc nhiệm qua hợp tác với tư cách là các nhà tư vấn và chỉ hoạt động bí mật.
Sau khi xảy ra vụ bắt cóc các con tin người Đức vào cuối năm 2003, đầu năm 2004, Mỹ quyết định tăng cường lực lượng đặc nhiệm và lính thủy đánh bộ tại 4 quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi và công khai thành lập các nhóm quân phối hợp với lính địa phương tiến hành truy tìm các phần tử khủng bố của nhóm GSPC.
Nhận thấy quân đội
Sau vài lần đụng độ với binh lính địa phương và lực lượng đa quốc gia, đội quân của Saifi bị tổn thất phần nào. Một số xe quân sự phải bỏ lại dọc đường. Khi vượt qua lãnh thổ
Sau khi nhận được hàng tiếp tế, quân đột Tchad quyết định tấn công ồ ạt. Cuối cùng 43 tên khủng bố bị bắn chết hoặc bị bắt sống. Tuy nhiên, Saifi cùng một số thuộc hạ đã chạy thoát. Bị đói khát, thiếu nước và thậm chí không biết trốn ở đâu, Saifi dẫn dắt thuộc hạ trở lại sa mạc và xâm nhập địa bàn của nhóm phiến quân MDJT. Nhưng MDJT lại bắt giữ Saifi và tìm cách giao nộp cho Mỹ, tuy nhiên Mỹ lại hờ hững trong việc tiếp nhận Saifi.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là, tại sao Mỹ đã tốn bao công sức để cố bắt giữ bằng được Saifi - kẻ khủng bố mà Mỹ đánh giá là nguy hiểm nhất châu Phi, nhưng khi MDJT tóm được Saifi thì Mỹ lại không muốn tiếp nhận y? Theo nhận định của báo L'Évènement (Pháp) thì thực tế có tồn tại một kẻ khủng bố tên Saifi nhưng y không nguy hiểm tới mức như trùm Osama bin Laden. Sở dĩ tên tuổi và tội ác của Saifi được thổi phồng quá mức vì y đã được Mỹ chấm làm quân cờ thí để họ can thiệp quân sự vào châu Phi mà vùng Sừng châu Phi là khu vực đầu tiên. Nên biết rằng đây là khu vực chứa nhiều dầu lửa và đang cung cấp 17% nhu cầu dầu lửa cho Mỹ, ước tính trong vòng 10 năm tới sẽ tăng lên 25%