Điều ít biết về “bà đầm thép” Margaret Thatcher
Margaret Thatcher là lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, là Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 80 (1979 - 1990), và là người phụ nữ duy nhất đến nay giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ Thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827. Là một chính khách quan trọng trong lịch sử đương đại Anh, bà được nhiều người ngưỡng mộ cũng như bị nhiều người chống đối.
Ngày 4/5/1979, Thatcher trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Anh với sự ủy nhiệm của cử tri nhằm đảo ngược tình trạng suy thoái kinh tế của đất nước cũng như thu nhỏ vai trò của nhà nước trong các chức trách về kinh tế. Bực dọc vì một quan điểm phổ biến trong bộ máy hành chính cho rằng bộ máy này chỉ góp phần làm suy giảm ảnh hưởng của nước Anh kể từ thời Đế chế Anh, bà Thatcher muốn nước Anh khẳng định vị trí lãnh đạo của mình trong các vấn đề quốc tế. Thatcher là hình ảnh biểu trưng cho các chính trị gia cánh hữu hoạt động năng nổ trong đảng Bảo thủ, với chủ trương phát triển tính độc lập cá nhân và hạn chế sự can thiệp của chính quyền.
Lập trường của bà Thatcher về kinh tế và chính trị là tập trung vào việc giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, mở rộng thị trường tự do và phát triển doanh nghiệp. Bà cam kết chấm dứt điều bà cho là sự can thiệp thái quá của chính phủ vào nền kinh tế, và sẽ hành động để tư hữu hóa các doanh nghiệp quốc doanh.
Triết lý sống của Thatcher có nhiều điểm tương đồng với Ronald Reagan, người đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1980, và ở mức độ thấp hơn, với Brian Mulroney, người được bầu làm Thủ tướng Canada năm 1984. Đó là thời kỳ khuynh hướng bảo thủ có nhiều ảnh hưởng trong triết lý chính trị tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh. Suốt trong thời gian đảm trách chức vụ Thủ tướng, hiếm khi bà ngủ quá 4 tiếng mỗi đêm.
Thuật từ "Chủ thuyết Thatcher" được dùng không chỉ để nói đến chính sách mà còn các khái niệm đạo đức và phong cách cá nhân của bà như sự nghiêm ngặt trong các chuẩn mực đạo đức, tinh thần quốc gia, quan tâm đến quyền lợi cá thể và quyết đoán khi theo đuổi các mục tiêu chính trị.
Tính chất "thép" của bà đầm Thatcher nằm trong cách bà ứng xử với những bộ trưởng của mình. Khi người ta hỏi Công tước Wellington, điều hành Chính phủ Hoàng gia Anh (1828-1830), về cách ông đối xử với các bộ trưởng trong chính phủ, người chiến thắng trong trận đánh nổi tiếng Waterloo trả lời với giọng quân luật: "Tôi ra lệnh cho họ".
Những hồ sơ chính thức của Chính phủ Anh về năm 1979, mới được giải mật và công bố hôm 30/12/2009, đã cho thấy bà Margaret Thatcher đã bắt chước y chang cách thức điều hành chính phủ của vị công tước-thần tượng của mình. Những tiết lộ trên còn cho thấy bà Margaret Thatcher là người cứng rắn trong điều hành chính phủ hơn cả những gì các nhà viết sử tưởng tượng.
Trong 6 tháng đầu cầm quyền, bà Thatcher đã quát mắng công khai các bộ trưởng của mình, làm phật lòng họ bởi những lời chỉ trích cá nhân một cách thô thiển và khiêu khích. Khiếp sợ trước lối nói mạnh mẽ của người đứng đầu chính phủ, những vị bộ trưởng chấp nhận “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Le Monde (31/12), ông Bernard Ingham, phát ngôn viên Chính phủ Thatcher trong suốt 11 năm, khẳng định rằng không khí bao trùm tại những cuộc nói chuyện giữa bà Thatcher và các bộ trưởng trong Chính phủ Anh thời đó là thẳng thắn đến sống sượng: "Những vị bộ trưởng đã có tuổi này hoàn toàn bị "khuất phục" trước những lời lẽ bạo dạn của bà Thatcher".
Geoffrey Howe, Bộ trưởng Tài chính dưới thời bà Thatcher, thường xuyên chịu cảnh mắng nhiếc của “Bà đầm thép”. Hầu hết các báo cáo của vị bộ trưởng này đều bị bà Thatcher chỉnh sửa và can thiệp thô bạo.
“Bà đầm thép” còn được biết đến là người không ưa những cuộc thảo luận mang tính chất "đàn bà". Nội các chính phủ của bà không có ai là phụ nữ. Và thứ đồ uống ưa thích của bà là rượu whisky, chứ không phải loại rượu sherry, vốn được tất cả phụ nữ thời đó hay dùng.
Giữa bà và Hoàng gia Anh có mối quan hệ khá phức tạp. Nữ hoàng Anh Elizabeth vẫn luôn cho rằng bà là vị Thủ tướng xuất sắc nhất nhưng giữa họ lại có những xích mích khi trò chuyện. Nữ hoàng Anh không tìm thấy ở nữ Thủ tướng sự thấu hiểu về nội tâm trong khi Thatcher luôn tỏ ra mềm mỏng và kiên quyết mỗi lần diện kiến Nữ hoàng. Giữa bà và Hoàng tử Charles luôn bất đồng trong quan điểm về vai trò và vị trí của nước Anh trong cộng đồng châu Âu.
Tại Bruges, Bỉ, năm 1988, Thatcher đọc diễn văn chống lại những đề án của Cộng đồng châu Âu (EC). Bài diễn văn gây ra nhiều ý kiến phản bác từ các nhà lãnh đạo châu Âu và lần đầu tiên phô bày tình trạng phân hóa bên trong đảng Bảo thủ về các vấn đề châu Âu.
Trong một buổi họp trước Hội nghị Thượng đỉnh EC vào tháng 6/1989, hai bộ trưởng là Lawson và Geoffrey Howe đã ép bà Thatcher nên chấp nhận hoàn cảnh để gia nhập Hệ thống hối suất, chuẩn bị cho việc phát hành đồng tiền chung châu Âu. Cả hai bộ trưởng tuyên bố sẽ từ chức nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Bà Thatcher trả đũa bằng cách giáng chức Howe. Tháng 10/1989, Lawson cũng từ chức nốt.
Tính chất "thép" của bà Thatcher không chỉ thể hiện trong đối nội mà còn cả trong đối ngoại. Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế quốc tế Tokyo, Nhật Bản, tháng 6/1979, nước chủ nhà định bố trí 20 nữ vệ sĩ đi theo bảo vệ nhưng bà Thatcher dứt khoát từ chối với lý do không cần thiết.
Theo thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Anh, "Thủ tướng muốn được đối xử như các trưởng đoàn quốc tế khác, vấn đề không phải là mức độ bảo vệ an ninh mà là cách thức quá khác biệt. Nếu những trưởng đoàn khác được 20 nam vệ sĩ bảo vệ thì bà không phản đối. Bà không muốn có sự khác biệt".
Một chuyện khác xảy ra trong cuộc hội đàm giữa bà Thatcher với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Nhà Trắng vào tháng 12/1979. Tài liệu kể rằng bà Thatcher đã cố gắng thuyết phục ông Carter thay đổi chính sách của Mỹ vốn không bán vũ khí cho lực lượng Cảnh sát Bắc
Một hồ sơ kể chuyện bà Thatcher "nợ tiền" trong chuyến thăm Pháp đầu tiên vào tháng 6-1979 để gặp Tổng thống Giscard d'Estaing. Theo yêu cầu của bà, nhân viên Sứ quán Anh tại
Trong chuyến thăm Mỹ, bà Thatcher đã nổi cáu khi chương trình thăm và làm việc tại
Một trong những hành động cuối cùng của bà Thatcher trong cương vị Thủ tướng là gây áp lực lên Tổng thống Mỹ W.Bush để gửi quân đến Trung Đông nhằm trục xuất quân đội của Saddam Hussein khỏi Kuweit với lời khuyên "đây không phải là lúc để chần chừ!".
Năm nay 84 tuổi, bà Margaret Thatcher, đã không còn phát biểu trước công chúng từ năm 2002. Nhưng bà chưa bao giờ bỏ tham gia những sự kiện chính thức của nước Anh