Giải mã vụ ám sát Đại Công tước Áo Ferdinand, kích hoạt Đại chiến thế giới thứ I

Thứ Tư, 18/04/2018, 12:49
Cách đây đúng 104 năm, ở thủ đô Darajevo (Bosnia), tên khủng bố người Bosnia gốc Serbia, Gavrilo Princip, đã hành thích Đại công tước Áo-Franz Ferdinand và phu nhân là nữ Công tước Sophie. Hành động quá khích này đã thổi bùng ngọn lửa gây cháy cả Âu Châu. Làn khói lớn đã biến thành Đại chiến tranh thế giới thứ I – “Cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến”, hay “Đại chiến”.

Vì lẽ này mà cái chết của Franz Ferdinand đã phủ lên một tấm màn bí ẩn gồm cả sự tìm tòi khám phá về nguyên nhân đứng đằng sau nó trong suốt một thế kỷ. Thật vậy, cho đến tận ngày hôm nay, đã có không biết bao nhiêu bài viết được xuất bản nhằm tưởng niệm lại sự kiện chấn động này, trong khi ở Sarajevo ngày hôm nay, người dân tưởng nhớ nó như một mảnh ghép hóc búa của lịch sử.

Tham vọng của Vương quốc Áo ở Ban-căng

Tại hội nghị Berlin vào năm 1878, các Đại cường quốc Âu Châu trước sự suy giảm quyền lực nhanh chóng của Đế quốc Ottoman đã tụ hội để cùng giải quyết những lợi ích liên quan đến cuộc chiến tranh Nga-Thổ. Mặc dù việc tái tổ chức Ban-căng là mục tiêu chính của Hội nghị, nhưng các nhà lãnh đạo Âu Châu và Ottoman phải đối đầu với 3 lợi ích đang cạnh tranh trong khu vực:

1) Tham vọng mở rộng lãnh thổ của người Nga trong khu vực;

2) Tham vọng của Áo đối nghịch với sức ảnh hưởng của người Nga ở Ban-căng;

3) Lợi ích của Bulgaria trong việc tái khôi phục “Đại Bulgaria”.

Sự chiếm đóng của Áo ở Bosnia – một tỉnh trước đây của đế quốc Ottoman – đã đi một chặng đường dài hướng tới mục tiêu khách quan số 2. Dĩ nhiên là để phản công các hành động của Áo, người Nga sẽ thông qua sức mạnh Chính thống giáo của họ ở Serbia, chắc chắn sẽ làm phật lòng người Áo-Hung ở Ban-căng.

Mọi thứ trở nên tồi tệ vào năm 1908. Trong năm này, cái gọi là “Khủng hoảng Bosnia” đã gia tăng thêm sự căng thẳng trong khu vực khi mà Áo đơn phương tự sát nhập Bosnia và Herzegovina trước khi quốc gia này có thể tuyên bố độc lập.

Hiệp ước Berlin được phục hồi từ Hiệp ước San Stefano, đã tỏ ra hờ hững trong việc thanh kiểm tra tham vọng của cả Áo và Nga tại khu vực Ban-căng. Tại thời điểm này, thay vì nổi dậy chống lại Ottoman, thì các cường quốc Âu Châu của Áo-Hung và Nga lại trở thành các ứng viên cho một cuộc xung đột mới. Chiến tranh, đó chính xác là thứ mà Gavrilo Princip, một người theo chủ nghĩa dân tộc Bosnia Serbia tròn 19 tuổi luôn để tâm.

Dĩ nhiên Đại chiến tranh thế giới thứ I không phải là khơi mào từ ý tưởng của riêng Princip, vì “toán sát thủ” trong Phong trào Bosnia Trẻ” (YBM) đang tìm cách tạo ra một nhà nước Nam Tư lớn thoát khỏi sự kiểm soát của Vienna (Áo). Đối với YBM thì vụ ám sát Đại công tước Áo là một “hành động khủng bố” nhằm thuyết phục Habsburgs rằng chiếm giữ Bosnia chả đáng mấy xu.

Nhà dân tộc trẻ

Sinh ra ở ngôi làng nhỏ Obljai của Bosnia, Gavrilo Princip là một thành viên dân tộc chủ nghĩa Serbia có tư tưởng “cách mạng” từ lúc còn là thiếu niên. Bị ảnh hưởng bởi vụ ám sát Thống đốc Áo của Bosnia và Herzegovina vào năm 1910, Princip trở thành cái tên thần tượng trong đám bạn học khi trong đầu nam sinh này luôn ấp ủ về một “Đại Serbia” và nhà nước Nam Tư. Năm 1912, Princip bị đuổi học vì có liên quan đến một cuộc biểu tình chống Áo.

Gavrilo Princip, một nhà dân tộc chủ nghĩa 19 tuổi người Bosnia Serbia, người đã bắn chết Đại Công tước Áo, Franz Ferdinand.

Bị đuổi học, Princip quyết tâm đi theo con đường của mình, nơi các huyền thoại kể rằng người thanh niên này đã hôn mặt đất dưới chân mình. Khi vào Serbia, Princip dọn tới Belgrade và tham gia tình nguyện trong vai trò một chiến binh du kích cùng với Thiếu tá VojinTankosic.

Những du kích quân như Princip là một lực lượng lão luyện chống Ottoman, và cùng với tổ chức Hắc Thủ, họ đã hình thành nên cốt lõi của phong trào dân tộc chủ nghĩa Serbia. Hắc Thủ là một tổ chức bí mật được thành lập ngay trong hàng ngũ quân đội Serbia chuyên thống nhất tất cả dân tộc Sla-vơ ở Ban-căng bao gồm Tankosic cũng như những chiến sĩ Serbia nổi tiếng khác. Bởi dáng vóc nhỏ bé của mình mà Princip đã bị Thiếu tá VojinTankosic ban đầu từ chối ngay cả khi 2 người gặp mặt riêng rẽ.

Vào năm 1913, Princip thường xuyên di chuyển giữa Sarajevo và Belgrade nhằm giữ liên lạc với nhiều tổ chức Serbia hoạt động tại thời điểm đó. Phần lớn thời gian trong số này, Princip cùng với những nhà dân tộc chủ nghĩa Serbia khác đã thảo luận về chính trị và uống cà phê tại nhiều tiệm cà phê ở Sarajevo.

Cũng trong năm 1913, trước nhiều sự kiện chống Áo mà chính quyền Vienna ban bố tình trạng khẩn cấp ở Bosnia và Herzegovina, đồng thời tuyên bố thiết quân luật. Việc hình thành các dạng “hiệp hội Serbia” chính thức bị cấm.

Vì sự cấm đoán này mà quan điểm của Princip trở nên cứng rắn hơn khi chuyển hoạt động xuống lòng đất Serbia. Ông đã nhìn thấy nhiều thanh niên khao khát ngày Áo bị đánh bại bởi Đại Serbia. Buổi sáng của ngày 28 tháng 6 năm 1914, Đại công tước trẻ Franz Ferdinand và vợ yêu Sophie đang thong thả thăm thú thành phố Bosnia.

Trong tháng 6 đó, Vienna đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Bosnia, và Hoàng đế Franz Joseph muốn Franz Ferdinand có chuyến đi thị sát thực tế. Sau khi kiểm tra những buổi diễn tập, hai vợ chồng Ferdinand-Sophie đã đến Sarajevo bất chấp có những lo ngại về sự an toàn ở đó.

Theo một số nguồn tin thì Sophie là một nữ bá tước Séc, người bị đối xử tệ bạc tại hoàng cung Vienna, đặc biệt là lo lắng về đấng phu quân của mình – một nhà quý tộc trẻ tuổi, nóng nảy, người hay tranh luận những vấn đề liên bang lớn hơn trong khuôn khổ đế quốc.

Không may cho cả hai vợ chồng Đại công tước khi mà ngày 28 tháng 6 là ngày 15 tháng 6 theo lịch Julian được quan sát bởi những tín hữu Kitô Chính thống giáo ở Đông Âu. Nó không chỉ là ngày 15 tháng 6 của Thánh lễ St. Vitus mà cũng còn là ngày lễ Vidovdan của người Serbia nhằm tưởng niệm cuộc chiến tranh Kosovo vào năm 1389.

Đối với người Serbs, Vidovdan là ngày lễ yêu nước cuối cùng và được xem như là dịp lễ kháng chiến của người Serbian chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Đại công tước Franz Ferdinand không mảy may hay biết về thời khắc tồi tệ sắp đến với mình khi chiếc xe chở ông dạo quanh các đại lộ của Sarajevo.

Được do thám trước bởi tình báo quân đội Serbia và thành viên Danilo Ilic của tổ chức Hắc Thủ cũng là lãnh đạo ở Sarajevo, kế hoạch “hành thích” ban đầu chỉ yêu cầu 1 thành viên (nhà quý tộc người Bosnia Hồi giáo Muhamed Mehmedbašic) đóng vai trò “thích khách”, mục tiêu ban đầu là triệt hạ Thống đốc Croatia của Bosnia và Herzegovina, Oskar Potiorek.

Buổi sáng định mệnh

Nhưng trong lúc di chuyển từ nơi hội họp của tổ chức Hắc Thủ ở Pháp, Muhamed Mehmedbašic đã quẳng vũ khí vì tin rằng cảnh sát Pháp đang dõi theo mình. Khi quay trở về Sarajevo, tổ chức Hắc Thủ đã chọn một “sát thủ” khác và tìm những thứ vũ khí  khác thay thế. Và Hắc Thủ cũng đổi mục tiêu từ Piotorek sang Franz Ferdinand.

Quang cảnh hiện trường Đại Công tước Ferdinand bị ám sát.

Nhiều ứng viên trẻ bao gồm cả Princip đã được tuyển mộ cho sứ mạng này, trong khi vũ khí và thậm chí cả lựu đạn được cung cấp bởi các thành viên của Hắc Thủ (bao gồm Thiếu tá Tankosic). Kế hoạch ban đầu của cuộc tấn công là một chuyện khá phức tạp, các “sát thủ” được bố trí ở các vị trí khác nhau dọc theo tuyến đường tuần du của Đại công tước Áo.

Nhưng vào ngày diễn ra vụ tấn công thì kế hoạch bắt đầu phân rã. Tại vị trí quán cà phê Mostar với súng lục và bom, nhưng 2 “sát thủ” Mehmedbašic và Vaso Cubrilovic đều bắn trật lất. Xa hơn trên đường, “sát thủ” Nedeljko Vabrinovic quẳng quả bom về phía đoàn xe hộ tống Ferdinand. Quả bom lọt hẳn vào xe chở Ferdinand nhưng đồng hồ hẹn giờ của bom đã không hoạt động mãi đến sau đó.

Cuối cùng quả bom cũng phát nổ và nó thổi bung cỗ xe ra khỏi đoàn xe làm bị thương đâu khoảng 16 đến 20 người nhưng đối tượng ám sát chính lại không có trong xe. “Sát thủ” Cabrinovic sau khi thất bại trong việc tiêu diệt Franz Ferdinand đã nuốt một viên thuốc độc xyanua và nhảy xuống sông Miljacka. Nhưng may sao uống phải viên thuốc dỏm nên Cabrinovic chỉ bị ói sặc sụa. “Sát thủ”  Mijacka cũng thất bại khi mà con sông chỉ sâu đúng 13cm. Cabrinovic bị đám đông “tẩn” cho một trận no đòn trước khi cảnh sát mang xe tới “rước” đi.

Sau cuộc đánh bom không thành công, nhiều chính trị gia địa phương muốn Đại công tước Ferdinand nên nán lại đợi binh cứu viện trước khi tiếp tục chuyến tuần du. Nhưng viên Oskar Potiorek nhất mực không đồng ý và viện dẫn rằng những người lính đó không mặc đúng quân phục cần thiết cho một sứ mạng hộ giá. Ferdinand quyết định viếng thăm các nạn nhân bị trúng bom thay vì đi theo tuyến đường trước đó, nhưng vì cận thần của Ferdinand là Erich von Merrizzi đang bị thương nằm ở bệnh viện, nên không có ai nói với tài xế của Ferdinand là Leopold Lojka, về tình thế nguy hiểm trên tuyến đường đó.

Nghe ngóng về những thất bại của các “sát thủ” khác, gần cầu Latin, Gavrilo Princip đã quyết định đơn phương hành động, hắn ta rút khẩu súng lục Bỉ 9mm và nã đạn chuẩn xác, bắn chết cả 2 vợ chồng Đại công tước Áo. Mãi sau một ngày hỗn loạn, các “tên thích khách” mới bị bắt giữ. Những cuộc bạo động chống Serbia đã bùng nổ vào những giờ sau khi xảy ra vụ ám sát và kéo dài tận sang ngày hôm sau. Những cuộc bạo động dữ dội này đã chuyển sang tàn phá, phá hoại nhiều doanh nghiệp và cơ quan của người Serbia.

Thống đốc Potiorek đã tự thân tổ chức nhiều đợt tàn sát ở Bosnia và Herzegovina và cả Croatia, những hành động này càng khắc sâu thêm sự thù địch giữa các dân tộc trong khu vực. Sau những phiên xử chóng vánh được thành lập bởi các liên kết giữa “các sát thủ” và quân đội Serbia, chính quyền Áo-Hung đã ban hành một bản cáo trạng cực đoan chống lại Belgrade. Bản tối hậu thư kêu gọi Serbia loại bỏ tất cả các cơ quan quốc gia và xuất bản phẩm cũng như cắt đứt mọi liên hệ với các viên chức cách mạng.

Đám tang 2 vợ chồng Đại Công tước Ferdinand-Sophie.

Người Serbia chấp nhận những yêu cầu của Nga trước khi quyết định chấp nhận tất cả ngoại trừ một trong số các yêu cầu của Áo. Xui thay Áo dù là một nước đồng minh của Đức vẫn muốn khơi mào chiến tranh với Nga, không mang tâm trạng thỏa hiệp. Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Áo tuyên chiến với Serbia, và từ đây các hệ thống liên minh Âu Châu rơi vào khủng hoảng. Tuy rằng vụ mưu sát của Princip không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra chiến tranh, nhưng nó là động lực làm phát động một cuộc chiến tranh xuyên biên giới. Năm 1918, hành động của Princip đã tàn phá cả Châu Âu.

Những vương quốc cũ không còn nữa, và từ Áo-Hung đến Ottoman, những nhà nước mới được hình thành mà hầu hết là nền cộng hòa hoặc những nhà nước cách mạng. Nhà báo kiêm tác giả người Mỹ-Peter Hitchens nhận định rằng: “Đại chiến tranh thế giới thứ I đã hủy diệt vĩnh cửu trật tự Châu Âu cũ. Chủ nghĩa bảo thủ là một trật tự cũ đã bị hủy hoại trong các chiến hào, và cuộc “Đại chiến” là chiến tranh của nhân dân, mà Winston Churchill đã thốt lên “nó kinh khủng hơn tất cả các cuộc chiến vua chúa”. Cuối cùng, đây là “di sản” của Gavrilo Princip.

Hải Thanh
.
.