Israel: Càng phát triển vũ khí hiện đại, càng giết chết hy vọng hòa bình

Thứ Hai, 15/09/2014, 06:15

Israel đã đầu tư đến 4,4% tổng sản phẩm quốc nội cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, đặc biệt là phát triển vũ khí (tỉ lệ phần trăm cao nhất thế giới) và luôn đứng đầu danh sách các quốc gia sáng tạo nhất thế giới.

Trong “Niên giám Năng lực Cạnh trạnh Toàn cầu”, do Viện Quản lý Chiến lược Phát triển (IMD) trực thuộc Đại học Kinh tế Quốc tế Thụy Sỹ thực hiện trong suốt những năm vừa qua. IMD cũng xếp Israel đứng ở vị trí đầu tiên về tổng chi phí dành cho giáo dục, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ năng công nghệ an ninh mạng Internet và thông tin.

Dù bé nhỏ, Israel đang chứng tỏ sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, nhưng càng phát triển vũ khí hiện đại bao nhiêu, Israel càng làm chết hy vọng hòa bình với Palestine bấy nhiêu...

Những cỗ máy chiến tranh hiện diện từ mặt đất đến không trung

Không còn sản xuất các loại xe chiến đấu công nghệ cao cồng kềnh, Israel đang phát triển một loại thiết xe tự hành mới có tên Guardium được coi như lá chắn thép yểm trợ cho bộ binh. Hirsh Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Tập đoàn Sản xuất vũ khí G-Nius, một trong những công ty đầu tiên trên thế giới có khả năng sản xuất ra đội quân robot chiến đấu rất tự hào về những chiếc thiết xa tự lành.

Guardium bắt đầu được sử dụng từ năm 2007 cho công tác tuần tra, kiểm soát biên giới dải Gaza. Loại thiết xa tự hành này có thể được điều khiển từ xa hoặc có thể tự lái đi qua một tuyến đường được lập trình sẵn trong khi camera và hệ thống cảm biến chụp dữ liệu môi trường xung quanh.

"Guardium đã hoạt động đến 60 ngàn giờ, và nó bảo vệ mạng sống cho nhiều binh sĩ" - Hirsh hãnh diện nói. Ông cho biết mục đích của Tập đoàn G-Nius là giúp quân đội Israel hoàn thành nhiệm vụ mà không để xảy ra bất kỳ rủi ro nào (?!). Nhưng ngoài việc bảo vệ tính mạng binh sĩ, các loại xe chiến đấu của Tập đoàn G-Nius cũng có thể tự hủy bằng cách sử dụng hệ thống vũ khí điều khiển từ xa được gắn trên nóc.

Ông Hish nhấn mạnh,  mặc dù các loại xe G-Nius được trang bị vũ khí chưa được sử dụng, trong tương lai không xa, chúng sẽ được triển khai. Tuy nhiên, ông Hirsh tiết lộ thêm: camera và cảm biến là có thật nhưng súng máy chỉ là giả, chỉ để đánh lừa đối phương.

Chiến xa trinh sát - chiến đấu tự hành Guardium của tập đoàn G-Nius.

G-Nius  là một ví dụ điển hình về công nghệ vũ khí của Israel. Trụ sở tập đoàn tọa lạc trong Khu phát triển Công nghệ cao ở thành phố Yokneam phía đông bắc Israel, nằm giữa các doanh nghiệp công nghệ khác. G-Nius - doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn Công nghệ vũ trụ - Điện tử Elbit Systems và Tập đoàn Công nghệ Hàng không-Quốc phòng Israel (IAI) có mối quan hệ mật thiết với quân đội nước này.

Ngoài vũ khí trên mặt đất, Israel đang phát triển hệ thống vũ khí phức tạp, đặc biệt máy bay không người lái (drone) cũng sẽ trở thành hàng xuất khẩu. Mặc dù Mỹ có tiếng là nhà sản xuất những cỗ máy do thám biết bay hàng đầu thế giới, nhưng theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu vũ khí quân sự Jane (Anh). Năm 2013 Israel đã bán hệ thống máy bay không người lái nhiều hơn Mỹ. Người ta ước tính Israel sẽ xuất khẩu loại vũ khí này gấp đôi Mỹ trong năm nay.

"Đặc biệt, loại máy bay điều khiển từ xa Harop có thể mang 23 kg thuốc nổ. Khi hoa tiêu trên mặt đất xác định được mục tiêu cần tấn công, ngay lập tức họ sẽ điều khiển Harop bổ nhào với tốc độ xé lên đến 400 km/giờ" - một nhân viên IAI tiết lộ. Quân đội Israel đã sử dụng Harop trong suốt nhiều năm qua, Ấn Độ hiện đang cân nhắc mua một vài chiếc và Đức cũng nhấn mạnh từng quan tâm đến Harop, một số tập đoàn sản xuất vũ khí Đức muốn bắt tay với Israel. Tuy nhiên, Quốc phòng Đức đã hủy bỏ kế hoạch đó.

Phần lớn máy bay không người lái của Israel xuất khẩu sang châu Á, Ấn Độ được coi là thị trường tăng trưởng lớn nhất đối với các mặt hàng quốc phòng từ Israel. Ngành công nghiệp quốc phòng Israel cũng đang muốn tăng doanh số bán hàng sang Trung Quốc, nhưng Chính phủ Mỹ đã có thế đứng vững chắc ở thị phần này bao gồm công nghệ tiềm năng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Viện SIPRI cho biết, khối doanh nghiệp quốc phòng Israel cũng đang "làm mưa, làm gió", hoạt động mạnh ở thị trường châu Phi.

Máy bay chiến đấu không người lái Harop của tập đoàn IAI.

Israel cũng mong sớm có những đơn đặt hàng lớn từ Đức. IAI cùng với đối tác Reaper (Mỹ) được coi như một ứng viên hàng đầu trong kế hoạch tương lai của quân đội Đức mua sắm máy bay chiến đấu không người lái. IAI đang tìm cách bán phản lực cơ do thám chiến đấu Bombardier Global 5000 được trang bị cảm biến thông minh để Đức thay thế loại Euro Hawk trong chương trình máy bay do thám không người lái của nước này.

Israel đang dần trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới

Được biết, năm 2012, Israel đã xuất khẩu 2,4 tỉ USD thiết bị quân sự - một kết quả khá khiêm tốn so với đồng minh Mỹ. Nhưng tính theo giá trị bình quân khoảng 300 USD hàng hóa xuất khẩu cho mỗi người dân, Israel luôn đứng hàng đầu. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu hòa bình SIPRI có trụ sở đặt tại Stockholm (Thụy Điển) cho thấy vũ khí Israel được xuất khẩu đã tăng gấp đôi trong năm 2011 và 2012.

Tập đoàn IWI chuyên cung cấp cho quân đội Israel các loại súng máy Uzi, súng trường tấn công Tavor và súng máy Negev. Danh mục đầu tiên của IWI cũng bao gồm súng lục Đại bàng tung hoành trên Sa mạc (Desert Eegle), loại súng có cỡ nòng lớn mà người ta thường thấy trong các bộ phim hành động hơn là nằm trong tay sĩ quan quân đội hoặc an ninh.

Một gia đình người Palestine đang gào khóc trong đau đớn tuyệt vọng khi các con của họ bị máy bay không người lái của Israel sát hại.

IWI đã có thành công lớn nhờ vào các sản phẩm của họ. Khi doanh nghiệp này được cổ phần hóa vào năm 2007, chỉ có 70 người lao động. "Bây giờ, chúng tôi có hơn 500 người. Chúng tôi đang phát triển theo cấp số nhân. Hôm nay, từng mét vuông văn phòng công ty ở Ramat Hasharon, ông Waiman nói bằng giọng tự hào khi kể về lịch sử phát triển của IWI. Tuy nhiên, ông Waiman từ chối cho biết có bao nhiêu súng trường, súng lục, súng máy và súng cối mà IWI đã bán.

"Chúng tôi chỉ có thể nói rằng có hàng chục ngàn đơn hàng mỗi năm" - Chủ tịch Tập đoàn IWI nói cho biết. Thật vậy, IWI hiện là một trong nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Được biết, 90% vũ khí do IWI sản xuất được xuất khẩu.

Có nhiều lý do đứng đằng sau sự phát triển vượt bậc cũng như chất lượng công nghệ quân sự mà Israel đang sản xuất. "Thật ngạc nhiên, dù nguồn lực khiêm tốn, cộng đồng công nghiệp quốc phòng Israel đã thành công để trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển vũ khí. Israel không ngại đầu tư vào những dự án nghiên cứu đầy rủi ro, và bằng cách làm này, đất nước này đã phát triển khả năng phòng thủ hoàn toàn sáng tạo" (trích kết luận trong một bản báo cáo nghiên cứu về công nghiệp quốc phòng Israel do Đại học South Wales, Australia thực hiện).

"Mối quan hệ giữa nhà khoa học, kỹ sư, tập đoàn phát triển công nghệ và tình hình an ninh ở Israel ngày càng gắn bó khăng khít với nhau hơn", Giáo sư Peled nhận xét. Cũng theo ông Peled nhờ mối quan hệ đó, Israel đang dần vượt qua Mỹ và Nga để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Israel càng phát triển vũ khí, người dân Palestine và Israel chết càng nhiều

Tuy mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng thương mại xuất khẩu vũ khí của Israel đã bị chính người dân nước này chỉ trích. Năm 2013, nhà báo kiêm nhà sản xuất phim tư liệu Yotam Feldman đã dũng cảm công chiếu bộ phim "Phòng thí nghiệm" phơi bày sự thật khiến cả nhân loại phải bàng hoàng đau xót khi biết dải Gaza và Bờ Tây bị quân đội Israel và phong trào giải phóng Palestine Hamas biến thành những phòng thí nghiệm các loại vũ khí giết hại hàng ngàn người dân vô tội ở cả hai phía.

Tuy người dân Israel cùng cộng đồng quốc tế cực lực lên án, nhưng hầu hết quan chức quân sự, chính trị Israel đều cho rằng phát triển vũ khí mới sẽ rất cần thiết để bảo vệ "hòa bình". Hơn 2.100 người Palestine bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ đầu tháng 7 vừa qua đều là thường dân. Liên Hiệp Quốc đã phải lên tiếng về tội ác chiến tranh, thậm chí Mỹ cũng phải "rùng mình" và "tránh xa" Israel.

Lịch sử  thế giới nhắc chúng ta nhớ, kể từ khi giành độc lập từ Hội Quốc liên (Anh) vào năm 1948, Israel luôn ở trong trạng thái xung đột triền miên với các nước láng giềng. Quốc gia này luôn có cảm giác bị đe dọa từ nhiều phía, Israel có diện tích nhỏ, dân số ít, nên không thể có quân đội mạnh về mặt quân số.

"Công nghệ sáng tạo vũ khí khí tài chứ không phải một quân đội nhiều binh sĩ được coi là chiến lược quan trọng đối với Israel để phù hợp với quy mô tương đối nhỏ" - ông Dan Peled, giáo sư kinh tế, giảng viên Đại học Haifa (Israel) phân tích. Trải qua nhiều thập niên, điều này đã dẫn đến mối quan hệ nội hàm giữa các thành phần: quân đội với khoa học dân sự, công nghiệp và chính trị

Phạm Anh Trúc (tổng hợp)
.
.