Lầu Năm Góc: Nghiên cứu dược phẩm chống khủng bố sinh học
Bất chấp áp lực căng thẳng do ngân sách liên bang bị cắt giảm, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực tạo ra một nguồn cung cấp riêng các dược phẩm phòng vệ sinh học. Công trình xây dựng một cơ sở được khởi công vào cuối tháng 10 vừa qua ở phía bắc bang Florida sẽ sản xuất vaccine cúm và các biệt dược khác cho Lầu Năm Góc để bảo vệ quân nhân chống lại khủng bố sinh học.
Trong nhiều thập niên, chính quyền Mỹ đã ký hợp đồng với các công ty dược phẩm tư nhân để được cung cấp gần như hầu hết các loại thuốc cần thiết chống lại các bệnh nhiễm trùng. Nhưng từ lâu, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghĩ đến việc tạo ra một cơ sở sản xuất cho riêng mình.
Sau Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, Lầu Năm Góc tiêu tốn hàng triệu USD cho nỗ lực phát triển các loại vaccine phòng ngừa hơn chục mầm bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài, như là bệnh dịch và virus Ebola. Nhưng các nỗ lực như thế cuối cùng không đạt kết quả như mong muốn hay bị xóa bỏ do chi phí quá cao cũng như những thách thức về mặt khoa học.
Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và vụ những bức thư chứa chất bột gây bệnh than, ý tưởng tự vệ chống lại các mối đe dọa khủng bố sinh học của Lầu Năm Góc trở nên mạnh hơn. Lầu Năm Góc ký hợp đồng với DynPort Vaccine Co. để phát triển các vaccine gọi là "phòng thủ sinh học". Kết quả cuối cùng là một sản phẩm được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn.
Năm 2008, một báo cáo của nhóm các nhà nghiên cứu Trung tâm Y khoa Đại học Pittsburgh đề nghị Lầu Năm Góc giám sát việc xây dựng và hoạt động của ít nhất 2 nhà máy sản xuất các loại thuốc phòng thủ sinh học với lý do là những thỏa thuận đang tồn tại với các nhà sản xuất vaccine tư nhân chỉ mang lại "sự thành công giới hạn".
Lúc đó, thiếu tướng Stephen V. Reeves - người chịu trách nhiệm về những chương trình phòng thủ chống chiến tranh sinh học và hóa học của quân đội Mỹ - không đồng ý. Stephen Reeves cho rằng, trước khi quyết định có nên tự thành lập cơ sở để sản xuất thuốc phòng vệ sinh học cho riêng mình, Lầu Năm Góc nên tiến hành "phân tích về các khả năng" để xác định khả năng nào hiệu quả nhất về mặt chi phí.
Các chuyên gia xử lý vụ những bức thư chứa chất bột gây bệnh than vào tháng 10/2001. |
Dưới thời chính quyền Tổng thống George W. Bush, Nhà Trắng cũng yêu cầu các bộ Y tế và Quốc phòng chi trả cho các phân tích tương tự được tiến hành bởi Trung tâm Tufts nghiên cứu phát triển dược phẩm ở Boston và chi nhánh của nó là Quantic Group Ltd.
Năm 2010, các quan chức cao cấp của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng đã nhiều lần gặp nhau ở Nhà Trắng để bàn luận về biện pháp tăng tốc sản xuất vaccine và thuốc phòng vệ sinh học. Sau đó, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Andrew C. Weber muốn Bộ Quốc phòng đi theo con đường riêng của mình mà tự thành lập cơ sở sản xuất vaccine và không phụ thuộc vào Bộ Y tế.
Cuối cùng, vào ngày 29/12/2010, Weber nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Nhà Trắng khi John Brennan - lúc đó là cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Obama - chính thức tuyên bố Bộ Quốc phòng nên tự tạo lập khả năng sản xuất thuốc một cách linh hoạt.
Để có tiền thực hiện ý tưởng của mình, Lầu Năm Góc lặng lẽ sử dụng hàng triệu USD ngân sách vốn dành cho chương trình cải tiến các trang thiết bị chống những cuộc tấn công sinh học hay hóa học cho cơ quan mình, theo các tài liệu nội bộ của chính quyền và các chuyên gia quốc phòng. Số tiền này được dùng để sản xuất mặt nạ, giày, găng tay, quần áo đặc biệt, thiết bị cảm biến cảnh báo sớm và các thứ khác với chất lượng cao hơn cho binh sĩ Mỹ trước mối đe dọa bị vũ khí sinh học hay hóa học tấn công.
Thiết bị cảm biến cảnh báo sớm bằng laser được cải tiến đang được nghiên cứu phát triển với hy vọng có thể báo trước về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học từ khoảng cách xa 5km ở mọi hướng - so với giới hạn công nghệ hiện nay chỉ vào tầm 2,5km. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng có kế hoạch sản xuất những chiếc mặt nạ chống độc nhẹ hơn và bảo vệ binh sĩ hiệu quả hơn. Mặc dù loại mặt nạ model M40 - được mua năm 1990 cho cuộc chiến tranh Vùng Vịnh - vẫn còn cất giữ trong kho bất chấp thời hạn sử dụng đến 17 năm!
Tháng 6/2012, Bộ Y tế Mỹ giành được 3 hợp đồng sản xuất dược phẩm quan trọng. Hợp đồng thứ nhất trị giá 60 triệu USD dành cho Công ty dược Thụy Sĩ Novatis để mở rộng nhà máy sản xuất vaccine cúm ở
Hợp đồng thứ 3 trị giá 176 triệu USD cho Đại học Texas A&M - nơi tiến sĩ Brett Giroir, cựu quan chức Lầu Năm Góc, tranh thủ thêm 109 triệu USD từ bang và các nhà sản xuất thuốc để mở một khu phức hợp nghiên cứu phát triển và sản xuất thuốc. Tháng 3 cùng năm, Bộ Quốc phòng (Mỹ) cũng giành được hợp đồng trị giá 358,9 triệu USD cho Nanotherapeutics Inc. ở Alachua, bang
James B. Petro, một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, cơ quan này sẽ phải tiêu tốn 40 triệu USD trong mỗi 5 năm tới cho hoạt động của cơ sở này. Nói về sáng kiến thành lập cơ sở sản xuất riêng của Lầu Năm Góc, tiến sĩ Philip K. Russel - thiếu tướng về hưu từng lãnh đạo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển y khoa của quân đội Mỹ - nhận định: "Trong chính quyền của chúng ta, mỗi bên đều tỏ ra ủng hộ sự hợp tác, nhưng trên thực tế không ai muốn hợp tác với ai cả"