Mỹ giành quyền kiểm soát kênh đào Panama như thế nào?

Thứ Năm, 03/05/2007, 14:45
Ngày 18/11/1903, Mỹ và Panama ký kết “Điều ước Mỹ - Panama: nước Mỹ bồi thường 1 lần 10 triệu USD và 9 năm tiếp theo trả 250.000 USD tiền thuê/năm để giành được quyền sử dụng kênh đào Panama đồng thời đóng quân lâu dài ở đây.

Hai vạn công nhân chết vì bệnh dịch

Ngay từ thế kỷ XVI - XVII, rất nhiều nhà thám hiểm và địa lý học đã nêu, Panama là vùng giáp giới giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ, bên trái là Thái Bình Dương, bên phải là Đại Tây Dương, chỗ rộng nhất hơn 80km, là nơi lý tưởng để nối liền hai đại dương.

Thế kỷ XVI, Quốc vương Tây Ban Nha Charlie đệ V từng ra lệnh tiến hành đo đạc và điều tra mở kênh đào Panama.

Năm 1869, kênh đào Sue hoàn tất, người Pháp nhận được sự cổ vũ này, quyết định kiến tạo kênh đào Panama. Họ mua được từ tay Chính phủ Colombia quyền xây dựng kênh đào. Năm 1880, kênh đào chính thức được khởi công.

Nước Pháp huy động một số lượng công trình sư và lao động chân tay, nô lệ đến từ châu Phi để đào kênh. Nhưng ngay từ đầu, lực lượng xây dựng đã gặp phải nhiều khó khăn: bệnh truyền nhiễm ở quy mô lớn, điều kiện tự nhiên ở Panama rất khắc nghiệt.

Không chỉ lao động chân tay mà cả những nhân viên kỹ thuật cao cấp cũng bị chết tại hiện trường thi công, khiến nhân công ở đây thiếu nghiêm trọng. Công ty phụ trách công trình đã trả lương và thưởng rất cao cho những công trình sư tự nguyện tới xây dựng kênh đào.

Nhưng khi họ vừa tới Panama, có người lập tức bỏ về nước. Những người ở lại làm việc trong thời gian rất ngắn đã có một số chết vì bệnh dịch. Ngoài ra, lũ lụt, đất đá trôi và khó khăn về tài chính luôn diễn ra trong quá trình đào kênh, khiến thời gian bị kéo dài so với dự định.

Đến năm 1889, công ty nhận thầu kênh đào đột nhiên phá sản, công trình phải dừng thi công. Theo thống kê, khi đó 2,2 vạn người chết trong quá trình xây dựng kênh đào. 200 triệu USD được đổ vào nhưng chỉ hoàn thành được 40% công trình.

Ít lâu sau, nước Pháp lại thành lập công ty mới nhận thầu kênh đào Panama. Nhưng lúc đó, Mỹ đã chú ý tới con kênh đào này.

Độc chiếm kênh đào

Năm 1901, Theodove Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ (1901-1909). Ông đã lập tức tập trung theo dõi việc đào kênh.

Khi đó Panama là một phần của Colombia, Mỹ liền ép Colombia giao việc nhận thầu kênh đào cho Mỹ. Năm 1903, Mỹ chính thức đưa ra điều ước với Chính phủ Colombia, nêu rõ cách nhìn nhận của Mỹ về vấn đề này.

Trước việc Nghị viện Colombia đưa điều ước này ra để tiến hành biểu quyết, Quốc vụ khanh Mỹ Hay John Milton đe dọa: “Nếu điều ước bị phủ quyết, nước Mỹ sẽ có những hành động, khiến mỗi người Colombia đều cảm thấy đáng tiếc!”.

Có quan chức Mỹ còn trắng trợn nói: “Nếu không thông qua điều ước, Mỹ sẽ tác động để Panama sẽ tách ra khỏi Colombia".

Nghị viện Colombia cảm thấy bị Mỹ xem thường đã không do dự phủ quyết điều ước. Nghe tin này, Roosevelt lập tức “phát tín hiệu” tới các phần tử phản loạn ở Panama kêu gọi tiến hành đảo chính và hứa Mỹ sẽ cho hải quân đến giúp.

Ngày 15/10/1903, 4 chiến hạm của Mỹ nhổ neo theo hướng tới Panama. Phiến quân Panama nhanh chóng tuyên bố độc lập vào ngày 3/11. Khi quân Chính phủ Colombia tới trấn áp, chiến hạm Mỹ nã pháo lớn đẩy lui. Panama chính thức độc lập.

Ngày 18/11 cùng năm, Mỹ và Panama ký kết “Điều ước Mỹ - Panama”: nước Mỹ bồi thường 1 lần 10 triệu USD và 9 năm tiếp theo trả 250.000 USD tiền thuê/năm để giành được quyền sử dụng kênh đào Panama đồng thời đóng quân lâu dài ở đây.

Ngay sau đó, nước Mỹ đón nhận lấy cơ ngơi của nước Pháp để lại, bắt đầu kiến tạo kênh đào Panama. Sau khi kênh đào về tay nước Mỹ, việc phải làm đầu tiên là triển khai diệt muỗi ở khu vực thi công. Công việc làm sạch bệnh viện cũng được tiến hành.

Đến năm 1906, bệnh sốt cấp tính ở khu vực thi công kênh đào Panama đã mất hẳn. Ngoài ra, người Mỹ còn xây ở nơi thi công các phòng bia, phòng đọc sách, bowling, phòng tập thể dục thể thao, còn mở các tiệm bán kem, nước soda, biến nơi đây giống như một thị trấn nhỏ ở bên Mỹ. Từ đó thu hút được số lượng lớn lực lượng lao động tay nghề cao tới đây “hưởng thụ cuộc sống và quyền được làm việc”.

Năm 1914, kênh đào được hoàn thành. Năm 1915, kênh đào chính thức khai thông.

Hai Tổng thống Panama chết một cách mờ ám

Kênh đào Panama đã chia Panama thành 2 phần, nước Mỹ lại lợi dụng quân của mình đóng ở đây để không ngừng can thiệp vào nội bộ của Panama.

Từ thập niên 20 tới thập niên 40 của thế kỷ trước, rất nhiều nhà lãnh đạo của Panama “hát ngược giọng” với người Mỹ đều bị quân Mỹ tại đây lật đổ. Thập niên 50, Tổng thống Panama Lemmon từng bàn  với Mỹ về việc trả lại chủ quyền kênh đào.

Nước Mỹ ký điều ước, đồng ý ký trao trả lại quyền quản lý kênh đào cho Panama. Nhưng 2 năm trước khi điều ước có hiệu lực, Lemmon bị mưu sát một cách bí ẩn.

Năm 1956, Ai Cập thu hồi được chủ quyền kênh đào Sue, vấn đề kênh đào Panama cũng gay gắt trở lại.

Ngày 11/10/1968, Torrijos chỉ huy những sĩ quan binh lính trẻ yêu nước trong đội cảnh vệ quốc dân, phát động chính biến, lật đổ chính quyền và đàm phán với Mỹ, yêu cầu thu hồi chủ quyền kênh đào Panama.

Ngày 7/9/1977, trải qua sự đàm phán gian khổ gần 10 năm, Torrijos đã cùng Tổng thống Mỹ Cater ký kết 2 điều ước mới về kênh đào Panama. Tới cuối năm 1999, nước Mỹ  trao trả toàn bộ chủ quyền bao gồm việc quản lý và bảo vệ... kênh đào cho Panama.

Ngày 31/7/1981, Torrijos vì thu hồi chủ quyền quốc gia ở Panama đã phải trả giá bằng sinh mạng mình:  trong khi đi thị sát các trạm gác của đội cảnh vệ quốc gia, máy bay chở ông đã bị tai nạn cách thủ đô hơn 90km về phía tây.

Tháng 5/1991, Tổng thống Panama Noriga do người Mỹ lật đổ bị ra pháp trường Mỹ. Luật sư biện hộ của ông nói: “Có các văn kiện cho thấy nước Mỹ từng chuẩn bị cho việc ám sát Noriga và Torrijos”.

Đó là văn kiện gì? Chính phủ Mỹ lấy “Luật bảo hộ thông tin” làm lý do để không công khai. Ngoài ra, thương nhân người Mỹ Johann Peckins cũng nói tới trong cuốn sách do ông xuất bản, Arias Maddry bị chết do bom nổ, việc ám sát này do người Mỹ trù hoạch

Chử Đức Cường (theo Thượng Hải dịch báo)
.
.