Những chiến dịch điển hình
Trong vụ xử án một nhóm văn nghệ sĩ của chế độ cũ hoạt động tuyên truyền phản cách mạng ở TP HCM năm 1984 có nhà văn Hoàng Hải Thủy, người đã làm chủ bút tạp chí Triển vọng của USIS trước đây.
Hoàng Hải Thủy sinh năm 1930 tại Hà Đông, tham gia kháng chiến chống Pháp năm 1947, về thành năm 1950, theo gia đình vào Sài Gòn năm 1951, lần lượt làm việc cho cơ quan Viện trợ Mỹ USOM, rồi nhật báo Sài Gòn mới, báo Tiền Tuyến, báo Chính Luận, Sống, Sóng Thần, rồi cuối cùng là USIS.
Trong một bản tự thuật, Hoàng Hải Thủy kể về một bài phóng sự đầu tiên trong đời như sau:
Năm 1955, biết tôi muốn về thăm Hà Nội, Tổng trưởng Thông tin Phạm Xuân Thái đặt yêu cầu và cấp tiền máy bay cho tôi đi Hà Nội.
Trở về Sài Gòn tôi đã viết phóng sự đầu tiên “Đường về Hà Nội đỏ”. Trong phóng sự này tôi đã trình bày những cảnh tiêu cực mà tôi thấy ở Hà Nội như cảnh các nhà buôn đều đóng cửa, bị cán bộ đến kiểm kê hàng hóa và trưng thu tiền thuế, cảnh các rạp chiếu bóng vắng khách, chỉ lèo tèo có dăm bảy người xem đa số là bộ đội từ xa về Hà Nội, những lời ca thán của giới tiểu thương trong số các gia đình chị tôi, cảnh những người đi ở mướn tối đến phải đi họp hoặc học tập chính trị trong các khu phố. Tôi xuyên tạc, tôi thổi phồng một số sự kiện khác như việc miền Bắc thiếu gạo, thiếu nhu yếu phẩm…
Báo Ngôn Luận trả tôi 5.000 đồng cho phóng sự này.
Bộ tem chiến dịch Chiêu Hồi. |
Khi được báo Tiền Tuyến - tờ báo của quân đội Sài Gòn mời về, Hoàng Hải Thủy được giao viết nhiều kỳ phóng tác những tiểu thuyết trinh thám có chủ đề chống Cộng.
Nội dung của những tiểu thuyết này là diễn lại những cuộc đấu tranh bí mật giữa các điệp viên tư bản và các điệp viên xã hội chủ nghĩa. Điệp viên Anh - Mỹ được mô tả như những mẫu người hùng quang minh chính đại, còn điệp viên Liên Xô được tả như những mẫu người khát máu tàn ác. Tất nhiên là ở phần cuối truyện, các điệp viên Anh - Mỹ đều là người chiến thắng.
Hoàng Hải Thủy cho biết các nhân viên người Mỹ ở USIS đã tung tiền bạc để tạo ra một đội ngũ phóng viên, văn nghệ sĩ có thể hoạt động phục vụ cho các ý đồ tâm lý chiến. Chẳng hạn USIS giúp ngân khoản cho một số nhà văn xuất bản báo. Tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo là một ví dụ. USIS đã trả hết tiền in, tiền giấy báo. Tiền bán báo Mai Thảo sử dụng để trả tiền bài viết.
USIS cũng cấp giấy in cho một số báo, hội đoàn văn nghệ sĩ hoặc gửi hẳn sang
Hoàng Hải Thủy cũng tiết lộ một số văn nghệ sĩ đã được bố trí đưa đi Mỹ trước 30/4/1975 để tổ chức các tờ báo lưu vong như Phạm Kiêm Vinh, Đỗ Ngọc Yến, Đỗ Quý Toàn, Việt Định Phương, Nguyễn Thanh Hoàng…
Trong một tài liệu thu được ở Bộ Thông tin chiêu hồi, kế hoạch công tác tâm lý chiến trong 20 năm được tổng kết và hoạch định như sau:
Giai đoạn 1954-1960: Tuyên truyền Cộng sản tam vô, tàn ác, miền Bắc đói kém, bảy người leo một cọng đu đủ không gãy.
Giai đoạn 1961-1964: Quốc sách Ấp chiến lược tách dân ra khỏi quân đội cách mạng. Phô trương sức mạnh quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tổ chức Thanh niên chiến đấu tại các làng xã. Truyền đơn. Chiêu hồi.
Giai đoạn 1965-1969: Các đoàn Công dân vụ và Vũ trang tuyên truyền. Đoàn ngũ hóa thanh niên Công giáo và nhân dân tự vệ. Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn. Thành lập trung tâm điều động tâm lý chính trị các quân khu, tiểu khu để phối hợp các cơ quan quân sự, dân sự. Tại quân khu 1,2,3 lập các trung đội võ trang tuyên truyền chiêu hồi. Các chương trình phát thanh đặc biệt của Đài Tiếng nói Tự do, Đài Gươm thiêng Ái quốc.
Giai đoạn 1970-1975: Đài Mẹ Việt
Để phục vụ cho các chương trình Tâm lý chiến của từng giai đoạn, chính quyền Sài Gòn đã chi cho bộ máy chiến tranh tâm lý dân sự và quân sự rất nhiều cơ sở kỹ thuật và phương tiện.
Để phát thanh thì dùng máy phát mạnh 10KW sóng trung có thể phát sóng trên toàn miền Bắc Việt
Tham gia vào các chiến dịch phát thanh do Mỹ chỉ đạo còn có Đài Châu Á Tự do đặt ở Nam Hàn.
Các cơ sở sản xuất ấn phẩm phục vụ chiến tranh tâm lý của quân đội Sài Gòn mỗi ngày sản xuất 1.000.000 truyền đơn khổ 11x14cm hoặc 100.000 bích chương khổ 44x57cm hoặc 100.000 sách loại tìm hiểu học tập khổ 11x14cm dày 16 trang không xếp đóng hoặc 50.000 quyển khổ 14x22 cm dày 16 trang hoặc 5.000 quyển 32 trang in khổ 21x27 cm hoặc 160.000 khẩu hiệu 22x27cm hoặc 50.000 phụ trang báo Tiền Tuyến 2 mặt, hai màu cỡ 44x57cm.
Theo Hãng AP tiết lộ ngày 20/11/1966 thì số truyền đơn mà Mỹ rải xuống miền Bắc Việt
Máy bay C130 mỗi lần bay có thể rải được 11 triệu tờ truyền đơn. Trong các truyền đơn rải xuống miền Nam có rất nhiều tờ giấy thông hành có quốc kỳ 6 nước đồng minh Hoa Kỳ, Australia, Thái Lan, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Philippines, có ảnh một lính Cộng hòa chỉ đường cho một bộ đội Cộng sản và lời kêu gọi bộ đội Cộng sản “quay về với đồng bào” do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký tên.
Trong các truyền đơn ném xuống miền Bắc có nội dung biện hộ cho sự ném bom dã man của Mỹ, kêu gọi nhân dân miền Bắc hãy lánh xa tất cả các mục tiêu quân sự và đường giao thông, kêu gọi nhân dân miền Bắc giúp đỡ phi công Mỹ bị bắn rơi và hứa thưởng 50 lạng vàng, có chữ ký của Bunker Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn.
Một trong những tờ truyền đơn mà cơ quan tâm lý chiến Mỹ và Sài Gòn cho là thành công nhất có lời kêu gọi binh lính Cộng sản quay về với gia đình, nói về nỗi khổ sở đói rét ở Trường Sơn, nỗi buồn chán và tâm tình nhớ quê hương với cả một bài thơ dài gửi mẹ ở hậu phương.
Cùng với truyền đơn, còn có hàng triệu tờ giấy bạc giả một đồng được thả xuống miền Bắc làm suy yếu lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền Ngân hàng Việt
Một trong những chiến dịch kéo dài và có quy mô rộng lớn khắp miền
Bản tuyên cáo của Ngô Đình Diệm ngày 17/4/1963 mở đầu chiến dịch Chiêu hồi bằng cách kêu gọi quân đội đối phương trở về với "chính nghĩa quốc gia". Chương trình này trực thuộc Bộ Công dân vụ dưới quyền của Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu và một thời mang tên Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm đường.
Sau năm 1963 thì phân ban Chiêu hồi trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965 thì chuyển sang Bộ Thông tin. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì Chính phủ nâng Phủ Đặc ủy Dân vận Chiêu hồi thành Bộ Chiêu hồi riêng để điều hành hệ thống Chiêu hồi trên khắp 44 tỉnh thành của bốn vùng chiến thuật. Mỗi tỉnh đều có Ty Chiêu hồi.
Năm 1967, chính phủ Sài Gòn đưa ra chính sách "Đại đoàn kết". Theo đó thì các thành phần “hồi chánh” không những được giúp đỡ để tái định cư và đoàn tụ cùng gia đình mà còn được trưng dụng tài năng tương xứng với công việc ở bên kia chiến tuyến. Chính sách này chưa mấy đắc dụng thì cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 xảy ra. Sự kiện này làm gián đoạn chương trình Chiêu hồi vì tình hình an ninh bất ổn, nhưng đến năm 1969 thì số lượng hồi chánh lại tăng, đạt tổng số 47.023 người cho năm 1969.
Trong thời gian từ năm 1963 đến 1973, chương trình Chiêu hồi thu nhận hơn 194.000 người hồi chánh.
Người hồi chánh được chuyển vào 1 trong hơn 200 trại để học tập chính trị trong thời gian từ 4 đến 6 tuần. Cùng lúc đó họ được phát quần áo và thức ăn, đến khi xuất trại thì trả về nguyên quán hoặc định cư ở những vùng ấn định. Một số được tuyển dụng vào Cục Tâm lý chiến.
Ngày 18/2/1973, Bưu chính Việt Nam Cộng hòa cho phát hành con tem "Chiêu hồi" trị giá 10 đồng, kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000.
Bộ máy chiêu hồi trong guồng máy chiến tranh tâm lý cũng được chính quyền Sài Gòn hết sức chú ý và đẩy lên mức phát triển cao nhất trong thời Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước ngày 30/4/1975, Bộ Chiêu hồi do Hồ Văn Châm làm Tổng trưởng đã có 53 trung đoàn chiêu hồi ở khắp các tỉnh thành với 80 đội chiêu hồi và quân số là 7.222 tên.
Trong cuốn “Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở Việt
Theo nhận xét của nhiều nhân viên CIA đã từng làm cố vấn cho ngụy trong cơ quan chiêu hồi, lôi kéo những người thuộc lực lượng đối phương chạy sang hàng ngũ quốc gia không phải là vấn đề mới. George Soripheus một chuyên gia chiêu hồi của CIA đã từng làm một luận án về vấn đề này. Trong luận án này đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ những bài học của quân đội Anh tại
Edward Lansdale, một điệp viên CIA Hoa Kỳ làm cố vấn cho Tổng thống Philippines cũng đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc mua chuộc, lôi kéo dụ dỗ nhiều phần tử ly khai trong hàng ngũ quân đội giải phóng Hukbalahap do Đảng Cộng sản lãnh đạo quay trở về quy thuận Tổng thống Magsasay. Phòng Nhì của quân đội thực dân Pháp trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương 1946-1955 cũng đã thực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn lôi kéo những phần tử thoái hóa trong lực lượng kháng chiến đầu hàng bọn chúng.
Như vậy có nghĩa là CIA đã kết hợp những kinh nghiệm của bản thân cộng với kinh nghiệm của đế quốc Anh và thực dân Pháp để hoàn chỉnh cái gọi là Công tác chiêu hồi mà chúng đã truyền lại cho chế độ Sài Gòn suốt từ thời Ngô Đình Diệm đến thời Nguyễn Văn Thiệu.
Những người đầu hàng phản bội chạy sang hàng ngũ địch đã được khai thác và sử dụng đắc lực vào công tác chiến tranh tâm lý trong bộ máy chiêu hồi. Bộ máy chiêu hồi của Mỹ và Sài Gòn đã dùng đến 50 chiếc máy bay OV10, O2B có máy ghi âm và băng ghi âm sẵn, đài phát công suất 1.000W ghi tiếng nói của các chiêu hồi viên bay và phóng thanh trên các hành lang, khu căn cứ để tác động vào tinh thần cán bộ chiến sĩ giải phóng.
***
Với âm mưu xảo quyệt và với mọi cố gắng đầu tư cho vũ khí chiến tranh tâm lý nhằm hỗ trợ cho quân đội giành thắng lợi trên chiến trường, cuộc chiến tranh tâm lý của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở nước ta trong suốt 20 năm, có nơi, có chỗ thu được kết quả nhất định, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho cho cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của dân tộc ta nhất là những thời điểm cách mạng gặp khó khăn.
Nhưng kết cục của cuộc chiến tranh giải phóng với chiến thắng 30/4/1975 cuộc chiến tranh tâm lý cũng như cuộc chiến tranh quân sự của đế quốc Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã thất bại thảm hại, không thể khuất phục nổi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập tự do của nhân dân ta.
Một chuyên gia nghiên cứu xung đột ở Thụy Điển, Berty Hadmann đã rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc chiến tranh tâm lý khổng lồ do Mỹ và đồng minh tiến hành ở Việt Nam là họ đã gặp phải một cuộc phản chiến tranh tâm lý của những người Cộng sản Việt Nam như là một chiến dịch chiến tranh tâm lý lớn nhất trong lịch sử được sự ủng hộ của dân chúng, được kết hợp với một mức độ rộng lớn và tài tình nhất trong lịch sử.
(Tiếp theo và hết)