Số phận long đong của chiếc vương miện Hoàng gia Bỉ

Thứ Ba, 15/04/2014, 21:10

Trong những năm đầu tiên của triều đại, Hoàng gia Bỉ theo lệnh Nữ hoàng Elizabeth quyết định đặt hàng một chiếc vương miện mới. Việc lựa chọn được giao cho những nghệ nhân của Hãng kim hoàn Cartier danh tiếng của Thụy Sĩ. Đơn đặt hàng được giao cho một trong những thợ kim hoàn tài năng nhất của hãng là Henri Chenot.

Vào năm 1912, Nữ hoàng Elizabeth được dâng lên một trong những vương miện đẹp nhất thế giới. Vật liệu làm ra nó là platin và kim cương mô phỏng theo mẫu vương miện cũ. Chính giữa vương miện được đính viên kim cương 5,84 carat tuyệt đẹp.

Trong Thế chiến II, phát xít Đức coi lãnh thổ Bỉ như là con đường thuận tiện để tấn công Pháp. Hoàng gia Bỉ đáp lại: "Bỉ là một quốc gia, chứ không phải một con đường". Khi chiến tranh nổ ra, Nữ hoàng Elizabeth thấy Liên Xô là một lực lượng có khả năng ngăn chặn, tiêu diệt được phát xít được. Vì thế, bà thường không che giấu thiện cảm của mình đối với Liên Xô. Chiếc vương miện đã bị các sĩ quan Đức Quốc xã đánh cắp trong thời gian chiếm đóng Bỉ vào năm 1940.

Một số người khác nói, nó có thể được chính nhà vua tặng hoặc bán cho người Đức mà không cho Nữ hoàng biết, để đảm bảo cho mình một cuộc sống yên ổn và thoải mái trong những năm bị chiếm đóng. Một số người khác khẳng định, Nữ hoàng Elizabeth đã bán vương miện để lấy tiền giúp đỡ kháng chiến và tù nhân chiến tranh.

Năm 1945, chiếc vương miện nằm trong hầm của Hitler.

Vào giữa thập niên 50, nữ điệp viên người Anh của MI-6 Baroness Daphne Park, là Bí thư thứ hai Đại sứ quán Anh tại Moskva. Bà Baroness biết rằng, tướng Serov vào thời điểm đánh chiếm Berlin năm 1945 đã phụ trách việc di chuyển các báu vật. Máu say mê đồ cổ khiến ông ta chiếm hữu một phần các báu vật.

Bà Baroness đã báo cho Đại sứ quán Bỉ tại Moskva và nói rằng, bà biết vương miện ở đâu vì người ta nhìn thấy vợ Serov đeo chiếc vương miện hoàng gia này trong một lần đi xem trình diễn tại Nhà hát Bolshoi. Daphne Park biết rõ rằng điện thoại của bà chắc chắn bị nghe trộm và câu chuyện này ngay lập tức được thông báo cho Điện Kremli.

Việc trao trả vương miện đã được quyết định bí mật, theo thỏa thuận song phương. Nữ hoàng Elizabeth đến Liên Xô vào năm 1958 để nhận lại vương miện. Vì việc tiết lộ câu chuyện tai tiếng như vậy là không có lợi cho cả đôi bên. Năm 1960, Nữ hoàng Elizabeth lần đầu tiên sau 20 năm gián đoạn, đã xuất hiện với vương miện tại lễ cưới của cháu nội, Vua Baudouin I.

Năm 1960, sau 20 năm gián đoạn, nữ hoàng Elizabeth lại xuất hiện với vương miện yêu thích .

Sau cái chết của Nữ hoàng Elizabeth vào năm 1965, con trai bà, cựu hoàng Leopold III, được thừa hưởng các báu vật của nền quân chủ. Người vợ thứ hai của ông là Lilian de Reti đã bí mật bán vương miện tại một cuộc đấu giá tư nhân. Sau đó công ty sản xuất ra chiếc vương miện là Hãng Cartier đã mua lại nó vào năm 1987.

Cho đến giờ, nhà kim hoàn Cartier thỉnh thoảng đem trưng bày tuyệt phẩm của mình trong các triển lãm đồ trang sức cổ dành cho cho một số ít nhân vật tiếng tăm thưởng lãm

Hoàng Thương (theo Sự thật Thanh niên)
.
.