Thị trường mua bán nội tạng người – Dịch vụ bất nhân hay cứu sinh?
Không bán lấy gì trả nợ?
Vết sẹo của Mehdi Hasan, 23 tuổi, chạy dài theo hình vòng cung từ phần thắt lưng đến một điểm nằm dưới lồng ngực. Vết thương vẫn còn nhức nhối sau ca mổ được thực hiện tại thủ đô
Ở ngôi làng nghèo khó Bamongram, đông bắc
Hasan đau khổ cho biết, kẻ môi giới đã bội ước, không trả cho anh một đồng xu nào cả! Cuối cùng, người nông dân sống bằng nghề làm thuê Mehdi Hasan may mắn được chính bệnh nhân nhận 2/3 lá gan của anh trả số tiền gọi là "đền bù" khoảng 145.000 taka (khoảng 1.914USD). Số tiền chẳng thấm vào đâu với gia cảnh Hasan, hơn thế nữa anh còn phải gánh chịu hậu quả với những cơn đau hành hạ ngày đêm và mất khả năng lao động kiếm sống!
Mehdi Hasan và vết sẹo sau ca mổ bán một phần lá gan. |
Ở
Theo báo cáo của Cảnh sát
Selina Akter, 25 tuổi, người dân làng Berendy làm nghề trồng rau, chịu bán thận để có tiền trả số nợ lên đến 400.000 taka (5.280USD). Nhưng Akter bán quả thận của chị chỉ được 220.000 taka (2.904USD). Không những thế, còn 3 thành viên khác trong gia đình Akter - chồng, cha chồng và em chồng - cũng đành bán thận với hy vọng trả bớt nợ cho gia đình.
Trong vụ Mahmuda Akter (người không liên quan gì đến Selina Akter), vì bị bọn chủ nợ bức bách và đe dọa thường xuyên, cuối cùng phải bán thận để trả số nợ 150.000 taka (1.980USD). May mắn là Mahmuda nhận được 250.000 taka từ việc bán thận sau ca mổ hồi tháng 3/2011. Mặc dù thanh toán được nợ nần, song bây giờ Mahmuda vẫn cảm thấy hối tiếc khi đã bán đi một phần cơ thể của mình.
Theo Fazlul Karim, thanh tra cảnh sát chỉ huy cuộc điều tra về mạng lưới mua bán cơ phận người trái phép ở Joypurhat, bọn tội phạm hoạt động dưới sự điều khiển của một người đàn ông địa phương được xác định tên là Abdus Sattar. Ngay bản thân Sattar cũng đã từng bán quả thận của mình cho bệnh nhân đang cần ghép thận vào năm 2005 khi đang làm việc tại một xưởng may quần áo.
Sau đó, khi nhận ra cơ hội kiếm lời từ thương vụ mua bán cơ phận người mất nhân tính này, Sattar quay về Joypurhat làm kẻ môi giới và bắt đầu tìm kiếm những người có nhu cầu bán nội tạng. Dần dà, Sattar và người của hắn xây dựng được mạng lưới chuyên làm trung gian bán cơ phận người cho những bệnh nhân ở thủ đô
Theo báo cáo của thanh tra Fazlul Karim, bọn môi giới dẫn người bán nội tạng đến bệnh viện ở thủ đô Dhaka để tiến hành một số xét nghiệm cần thiết rồi sau đó bọn chúng và nhân viên bệnh viện sẽ làm các giấy tờ pháp lý (giả) cần thiết để tạo dựng mối quan hệ gia đình giữa bệnh nhân và người bán. Bởi vì, theo luật pháp
Nhà của kẻ chủ mưu kiêm môi giới bán thận Rosenbaum ở Brooklyn. |
Tại văn phòng ở Joypurhat, thanh tra Karim cho phóng viên báo chí thấy số giấy tờ "hợp pháp hóa" việc bán một phần gan của Mehdi Hasan - theo số giấy tờ giả này, Hasan là cháu của bệnh nhân nhận cơ phận, và theo giấy khác, anh là con trai của chị bệnh nhân.
Số tiền mà Sattar và người của hắn kiếm được qua "dịch vụ" này tổng cộng từ 400.000 đến 500.000 taka (5.280 đến 6.600USD), nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó dành trả cho người bán nội tạng. Tiếp tục điều tra, cảnh sát bắt giữ thêm 9 tên khác dính líu đến mạng lưới môi giới mua bán nội tạng ở Joypurhat, trong đó gồm 3 tên ở
Theo Tiến sĩ Monir Moniruzzaman, nhà nhân chủng học, Đại học bang Michigan (Mỹ) có nghiên cứu về mạng lưới kinh doanh nội tạng người ở Bangladesh, có chừng 250 đến 300 người bán nội tạng ở Bangladesh mỗi năm. Và Joypurhat chỉ là một nhánh nhỏ của ngành kinh doanh ác độc này ở
Cuộc điều tra phơi bày ra ánh sáng mạng lưới kinh doanh nội tạng ở Joypurhat đã thúc đẩy mọi người kêu gọi chính quyền mở rộng tự do về luật cho - nhận nội tạng của
Còn theo đề nghị của Tiến sĩ Moniruzzaman, nhu cầu ghép thận hay các cơ phận khác ở Bangladesh sẽ dễ dàng hơn khi chính quyền nước này cho thành lập một hệ thống hiến nội tạng sau khi qua đời tương tự như những gì đã xảy ra ở nhiều quốc gia phương Tây.
Một vốn mười lời
Rosenbaum, 60 tuổi, bước vào phòng xử án ở Trenton, New Jersey, hôm 27/10 vừa qua. |
Hôm 27/10 vừa qua, Levy Izhak Rosenbaum, công dân tại New York (Mỹ), đã thừa nhận tại Tòa án Liên bang Trenton tội "buôn bán thận trên thị trường chợ đen" ở Mỹ. Đây là phiên tòa cấp liên bang đầu tiên trong lịch sử Mỹ luận tội một kẻ buôn bán nội tạng bất hợp pháp.
Rosenbaum thừa nhận y là người môi giới trong 3 vụ cấy ghép thận bất hợp pháp cho những khách hàng sắp chết vì bệnh thận ở
Luật sư Ronald Kleinberg và Richard Finkel biện hộ rằng, Rosenbaum không bao giờ nài nỉ khách hàng. Rosenbaum chỉ cố ý giúp những người mắc bệnh nan y bằng cách tìm cho họ những người hiến tặng thận. Hai luật sư khẳng định những ca phẫu thuật diễn ra tại các bệnh viện uy tín của Mỹ và được thực hiện bởi các chuyên gia cấy ghép có kinh nghiệm. Còn những người hiến thận mà Rosenbaum dàn xếp để cho thận hoàn toàn nhận thức được về những gì họ đã làm.
Nancy Scheper Hughes, nhà nhân chủng học kiêm chuyên gia chống mua bán nội tạng người, từng mô tả Israel là một "thánh địa" trong thế giới cấy ghép nội tạng. Scheper Hughes cho biết trước kia nhiều người hiến nội tạng là dân nhập cư cực nghèo đến từ các nước Đông Âu như
Rosenbaum bị bắt sau khi một nhân viên mật FBI vào vai một doanh nhân nói rằng, anh đang tìm kiếm quả thận mới cho người chú bị bệnh. Trong băng ghi âm lén, mọi người tại tòa nghe Rosenbaum khoe khoang từng là trung gian cho khá nhiều các ca cấy ghép bất hợp pháp. Rosenbaum nói với nhân viên FBI: "Tôi là người mai mối. Tôi sẽ giới thiệu một người quen mà tôi biết thích hợp cho chú của anh... Mối nào vào tay tôi đều suôn sẻ và an toàn. Tôi làm dịch vụ này lâu lắm rồi!".
Tại một cuộc gặp năm 2008 với nhân viên FBI mật, Rosenbaum cho biết y có một cộng tác viên làm việc cho một công ty bảo hiểm ở Brooklyn. Người này có thể lấy mẫu máu của người cần thận hiến, lưu trữ bằng nước đá khô và gửi máu tới
Theo các công tố viên, Rosenbaum đã mua nội tạng của người nghèo ở
Bất kể đã có các hướng dẫn từ Medicare và các nhóm sức khỏe cộng đồng khác, những trung tâm cấy ghép hầu như tự đề ra các quy tắc riêng, kiểm tra những người hiến tặng để chắc chắn rằng họ không bán nội tạng phi pháp. Những câu hỏi đặt ra cũng hoàn toàn khác nhau. Thậm chí một số bệnh viện còn kéo dài thời gian chờ đợi để loại trừ những kẻ bán thận kiếm tiền.
Rosenbaum có thể đối mặt với án tù tối đa 5 năm cho mỗi tội danh, cộng với tiền phạt lên đến 250.000 USD. Y cũng đồng ý việc tòa án ra lệnh tịch thu căn nhà trị giá 420.000 USD nhờ lợi nhuận phi pháp từ bán thận. Rosenbaum là thành viên của cộng đồng người Do Thái Chính thống giáo ở khu Công viên Borough (
Theo Luật liên bang 1984, bất cứ ai cố ý mua hoặc bán nội tạng để cấy ghép thì hành vi đó là bất hợp pháp. Nhiều nơi khác trên thế giới cũng xem hành vi này là bất hợp pháp. Tuy nhiên, nhu cầu cấy ghép thận hiện nay vượt quá nguồn cung có sẵn, chỉ riêng tại Mỹ trong năm 2010 đã có 4.540 người chết trong khi chờ có thận hiến, theo thông tin từ mạng liên kết chia sẻ nội tạng.
Hậu quả là phát sinh một thị trường chợ đen thận bùng phát trên toàn thế giới. Art Caplan, Giám đốc Trung tâm Đạo đức sinh học tại Trường đại học Pennsylvania và là đồng Chủ tịch của một lực lượng đặc nhiệm liên hiệp quốc về buôn bán nội tạng, cho biết, thận là cơ quan phổ biến nhất trong mọi bộ phận cơ thể bị buôn bán trên thị trường chợ đen vì chúng có thể được lấy từ những người hiến thận sống, không như các bộ phận khác.
Ông Caplan nói: "Trên bình diện quốc tế, khoảng 1/4 tổng số thận cấy ghép đều có nguồn gốc từ mua bán trái phép. Tuy nhiên, cho đến trước khi có vụ án này, chẳng người nào dám thừa nhận tội ác này đã chạm đến một đất nước như Hoa Kỳ"