Tiết lộ mạng lưới 10 hầm ngầm tuyệt mật của Hitler thời Đức Quốc xã

Thứ Năm, 08/03/2018, 11:30
Pháo đài Mimoyecques là cái tên hiện đại dùng để ám chỉ cho một khu phức hợp quân sự ngầm có từ thời ĐCTGII, nó được xây dựng bởi các lực lượng quân ĐQX trong khoảng giữa năm 1943 và 1944. Nó dùng làm nơi để một khẩu súng thần công V-3 có thể bắn trúng thủ đô London ở cách đó 165 km.


Dự án Riese

Riese trong tiếng Đức có nghĩa là “Khổng lồ”. Đây là tên mã của một dự án xây dựng bí mật, theo đó Đức Quốc xã (ĐQX) từng lên kế hoạch xây dựng 7 căn cứ ngầm vĩ đại trong khoảng giữa thời gian 1943 và 1945 ngay trong rặng núi Owl và tòa lâu đài Ksiaz ở Hạ Silesia (Ba Lan). Với sự gia tăng của các trận không kích của Không lực hoàng gia Anh trên lãnh thổ Đức và không lực quân Đồng Minh chiếm ưu thế vào những năm cuối của cuộc chiến tranh, tầng lớp chỉ huy ĐQX đã ra một quyết định chiến lược nhằm di dời phần lớn các kho vũ khí và cơ sở hạ tầng xuống lòng đất.

Có vẻ như Dự án Riese là một trong những nhà máy sản xuất vũ khí như thế, nhưng thiếu bằng chứng tài liệu về sự tồn tại của nó trong cuộc Đại chiến  thế giới lần II (ĐCTGII), và làm cho giới sử học lao vào cuộc tranh luận không hồi kết về chức năng thực sự của Dự án Riese. Vào tháng 5 năm 1945, Dự án Riese bị bỏ hoang ngay giai đoạn xây dựng đầu tiên do sự tiếp cận của Hồng quân Liên Xô. Cũng ngay lúc đó, chỉ có 9 km địa đạo được khai quật.

La Coupole

La Coupole còn có tên mã là Bauvorhaben 21, là một phức hợp hầm ngầm của ĐQX nằm tọa lạc ở miền Nam khu vực hành chính Pas-de-Calais (Pháp). Hệ thống hầm ngầm này được xây dựng trong khoảng giữa thời gian 1943-1944 và là nơi thiết lập bệ phóng tên lửa V-2 nhắm mục tiêu vào London và Nam nước Anh.

Được xây dựng ngay trên một mỏ đá phiến chưa sử dụng, La Coupole bao gồm một mạng lưới các địa đạo dùng làm kho tàng, bệ phóng tên lửa, nhà ở và cơ sở kiểm soát. Toàn khu phức hợp này được che bởi một mái vòm bê tông khổng lồ (cái tên “La Coupole” trong tiếng Anh có nghĩa là “Mái vòm”). La Coupole đã đứng vững trong các cuộc không kích bằng bom của quân Đồng Minh trong suốt một chiến dịch liên quân Anh-Mỹ gọi là “Chiến dịch nỏ thần”, đây là một sáng kiến nhằm nhổ sạch mối đe dọa từ các chương trình vũ khí tầm xa của ĐQX. 

Bất chấp những cuộc ném bom xuống La Coupole, chỉ có duy nhất 1 quả bom rơi xuống phần mái vòm và để lại một hư hỏng không đáng kể.

Tuy nhiên, trong 2 tháng 6 và 7 của năm 1944, Không lực hoàng gia Anh đã bắt đầu tấn công khu hầm ngầm này bằng những quả bom Tallboy xuyên đất nặng tới 5.400 kg. Trong khi mái vòm không hề hấn gì, thì những công trình xây dựng bên ngoài nó đã bị hư hại nặng, nội thất khu hầm ngầm cũng bị hư hỏng và bị tấn công từ bên dưới.

Vì bị hư hỏng mà La Coupole chưa từng đi vào hoạt động; và đến tháng 9 năm 1994, nó bị quân Đồng Minh tiếp quản, rồi lại bị bỏ rơi vào giữa thập niên 1990 trước khi nó biến thành một viện bảo tàng.

Pháo đài Mimoyecques

Pháo đài Mimoyecques là cái tên hiện đại dùng để ám chỉ cho một khu phức hợp quân sự ngầm có từ thời ĐCTGII, nó được xây dựng bởi các lực lượng quân ĐQX trong khoảng giữa năm 1943 và 1944. Nó dùng làm nơi để một khẩu súng thần công V-3 có thể bắn trúng thủ đô London ở cách đó 165 km.

Buổi ban đầu pháo đài này có tên mã là Wiese (“Đồng Cỏ”) hay Bauvorhaben 711 (“Dự án xây dựng 711”), nằm tọa lạc ngay trong cộng đồng Landrethun-le-Nord, vùng Pas-de-Calais, miền Bắc nước Pháp, gần thôn Mimoyecques ở cách đó 20 km. Pháo đài được xây dựng chủ yếu bởi tù binh chiến tranh thuộc về 2 chuyên môn chính là cơ khí và thợ mỏ.

Khu phức hợp bao gồm một mạng lưới các địa đạo được đào ngay dưới ngọn đồi đá phấn nối với nhau thành 5 trục, trong đó có lắp đặt 25 khẩu súng V-3, tất cả đều chĩa vào London. Những khẩu súng này có thể bắn ra 10 vật liệu nổ/ phút (khoảng 600 viên đạn / giờ) vào thẳng thủ đô nước Anh, mà Thủ tướng Winston Churchill từng cảnh báo rằng “đó là cuộc tấn công tàn khốc nhất”.

Quân Đức ngừng xây dựng pháo đài Mimoyecques khi quân Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandy. Nó rơi vào tay Sư đoàn bộ binh số 3 của Canada vào ngày 5 tháng 9 năm 1944 mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào, chỉ vài ngày sau khi quân Đức rút lui khỏi khu vực này.

Căn cứ tàu ngầm Keroman

Căn cứ tàu ngầm Keroman là một căn cứ tàu U của ĐQX tọa lạc trên bán đảo Keroman ở Lorient (Pháp). Keroman được xây dựng từ giữa tháng 2 năm 1941 đến tháng Giêng năm 1942 và bao gồm 3 khối bê tông gia cố vĩ đại dùng làm nơi bảo vệ cho 30 tàu ngầm. Trong khoảng giữa ngày 14 tháng Giêng năm 1943 và ngày 17 tháng 2 năm 1943, máy bay quân Đồng Minh đã thả 500 quả bom phá và hơn 60.000 quả bom cháy ở Lorient; gần 90% nhà cửa ở thành phố này đã bị san thành bình địa.

Mặc dù Lorient bị phá hủy nặng nề nhưng căn cứ tàu ngầm Keroman vẫn nguyên vẹn và vẫn tiếp tục hoạt động cho đến cuối ĐCTGII. Sau chiến tranh, Keroman được đổi tên thành “Căn cứ Ingénieur Général Stosskopf” và được Hải quân Pháp sử dụng cho đến năm 1997.

Blockhaus dÉperlecques

Blockhaus dÉperlecques có tên mã là Kraftwerk Nord West (Nhà máy điện Tây Bắc) là một hầm ngầm của ĐQX được xây dựng ở phía Bắc khu hành chính Pas-de-Calais (Pháp). Hình thành giữa tháng 3 năm 1943 và tháng 7 năm 1944, Blockhaus dÉperlecques buổi ban đầu dự định dùng làm nơi phóng tên lửa đạn đạo V-2 (A-4).

Nhưng khu hầm này chưa được hoàn thiện đầy đủ dưới áp lực của các trận không kích bằng bom của quân Đồng Minh nhằm làm trì hoãn hoặc làm mất hiệu lực chương trình vũ khí V (cũng còn là một phần của Chiến dịch nỏ thần).Tháng 9 năm 1944, khu hầm ngầm được quân Đồng Minh tiếp quản và kể từ đó nó được cải tạo lại thành một bảo tàng trưng bày lịch sử của chương trình vũ khí V.

Hang Sói

Hang Sói là tổng hành dinh quân sự của Mặt trận phương Đông đầu tiên của Adolf Hitler dưới thời ĐCTGII. Hang Sói đã trở thành một trong số ít các “trụ sở Quốc trưởng” (Führerhauptquartiere) tại một số khu vực ở Đông Âu, nó được xây dựng ngay từ lúc bắt đầu Chiến dịch Barbarossa -  sự tiến công của Liên Xô - vào năm 1941.

Địa điểm an ninh thuộc hàng tuyệt mật này nằm ngay trong cánh rừng Masuria, cách thành phố nhỏ Rastenburg (Đông Phổ) khoảng 8km về hướng Đông (nay là Ketrzyn, Ba Lan). Lần đầu tiên Hitler đặt chân đến Hang Sói là vào ngày 23 tháng 6 năm 1941.

Tổng cộng ông ta trải qua 800 ngày ở Hang Sói cho đến khi ông ta rời đi vào ngày 20 tháng 11 năm 1944. Vào mùa hè năm 1944, công tác mở rộng và gia cố thêm nhiều tòa nhà cũ của Hang Sói. Tuy nhiên, công trình không được hoàn thiện do tần suất của các cuộc đỏ bộ của Hồng Quân trong cuộc Tổng tấn công Ban-tích vào mùa thu năm 1944. 

Hầm ngầm Siracourt V-1

Hầm ngầm Siracourt V-1 có từ thời ĐCTGII, nó được xây dựng trong các năm 1943-1944 bởi các lực lượng quân ĐQX tại Siracourt, một công xã ở Pas-de-Calais (vùng Nord-Pas-de-Calais, Pháp).

Lấy tên mã danh Wasserwerk St. Pol(Waterworks St. Pol), mục đích ban đầu của khu hầm ngầm này dùng để làm chứa có mái chống bom, và nơi có đặt bệ phóng cho loại bom bay V-1.

Quân Đồng Minh đã nhanh chóng phát hiện ra công trình xây dựng hầm ngầm Siracourt ngay lúc đầu tháng 9 năm 1943, khi 2 con hào song song được đào và được đổ bê tông thành những bức tường kiên cố. Dù quân Đồng Minh đã dùng bom đánh phá nhưng Siracourt vẫn còn nguyên vẹn cho đến cuối tháng 6 năm 1944 thì nó bị đánh sập gần như hoàn toàn bằng loại bom xuyên đất Tallboy bởi Không lực hoàng gia Anh.

B8 Bergkristall

B8 Bergkristall là một khu phức hợp hầm ngầm khá lớn bao phủ một diện tích lên tới 75 mẫu Anh nằm gần thành phố St Georgen an der Gusen ở Áo. Trong khi không có bằng chứng tài liệu về sự tồn tại các mục đích của hầm ngầm sau chiến tranh, thì có nhiều người tin rằng B8 Bergkristall là một nhà máy ngầm nơi đã phát triển ra Messerschmitt Me 262 – máy bay tiêm kích đầu tiên hoạt động.

Nhà máy ngầm này được xây dựng bởi công sức của các lao động nô lệ đến từ các trại tập trung, ước tính khoảng 320.000 tù nhân đã làm việc trong những điều kiện nghèo nàn cho đến chết vì kiệt sức. B8 Bergkristall dừng hoạt động vào ngày 3 tháng 5 năm 1945, khi quân Đồng Minh tiến sát đến thành phố lân cận đó.

Battery Moltke

Battery Moltke là một hầm ngầm pháo binh phòng thủ ven biển chưa kịp hoàn thiện của ĐQX, nó nằm ở St Ouen (Tây Bắc Địa hạt Jersey, một thuộc địa Vương thất của Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland). Khu hầm ngầm này được xây dựng bởi tổ chức Todt, là tổ chức kỹ thuật quân sự và dân sự của nền Đệ Tam ĐQX ở Đức, nó được đặt theo tên của nhà sáng lập Fritz Todt trong lần xâm lược quần đảo Eo Biển (một thuộc địa của Hoàng gia Anh).

Cấu trúc của khu hầm ngầm này bao gồm các hầm ngầm nhỏ, kho súng và 3 tháp giám sát biển Peilstand – một trong số 9 ngọn tháp ở Địa hạt Jersey dùng để quan sát các mục tiêu ngoài biển.

Weingut I

Khoảng năm 1944, nền Đệ Tam ĐQX bắt đầu tiến hành công tác xây dựng một nhà máy hầm ngầm một phần mang mã danh Weingut I (tiếng Anh có nghĩa là Ruộng nho 1) nằm ngay trong lòng một cánh rừng có tên gọi là Mühldorfer Hart, phía Tây của thị xã Mühldorf am Inn (Thượng Bavaria, Đức).

Theo kế hoạch đặt ra thì khu hầm ngầm này sẽ có một kho chứa gia cố bê tông thật lớn gồm có 12 khu nhà vòm, và dùng làm nơi sản xuất các động cơ của máy bay tiêm kích Messerschmitt Me 262 trong khu nhà máy cao 9 tầng. Mạng lưới các nhà máy ngầm khổng lồ sẽ đảm bảo cho việc sản xuất ra máy bay tiêm kích Me 262 khi quân Đồng Minh đã giành được quyền kiểm soát không phận Đức. Kế hoạch đặt ra là phải hoàn tất việc xây dựng nhà máy ngầm Weingut I trong thời hạn 6 tháng.

Tổng cộng 1 vạn công nhân đã tham gia vào dự án này, 8.500 người trong số họ là lao động cưỡng bức và tù nhân của mạng lưới trại tập trung Mühldorf. Hơn 3.000 người đã chết do làm việc quá sức, đói ăn và bị lính SS đánh đập. Vào lúc cuối chiến tranh, kế hoạch là 12 khu hầm ngầm nhưng chỉ có 7 cái được hoàn thiện, và bản thân việc xây dựng nhà máy vẫn chưa bắt đầu.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.