Tiết lộ mới về cuộc đảo chính bất thành ở Tây Ban Nha năm 1981

Chủ Nhật, 26/02/2012, 11:25

Một tài liệu mới được giải mật từ kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Đức chứa đựng thông tin chưa từng tiết lộ về cuộc đảo chính bất thành năm 1981 ở Tây Ban Nha - theo đó, nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos đã bày tỏ sự thông cảm đối với những kẻ chủ mưu trong một cuộc đàm luận với đại sứ Đức.

Bức điện bị bỏ quên của nhà ngoại giao

Hàng năm, ngày 23/1 là một ngày tươi đẹp của nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos. Vào ngày đó, người Tây Ban Nha tưởng niệm cuộc nổi dậy năm 1981 và kỷ niệm sự kiện nhà vua của họ trở thành vị cứu tinh của nền dân chủ còn non trẻ.

Vào thời điểm đó, tướng độc tài Francisco Franco, người cai trị đất nước Tây Ban Nha kể từ năm 1939, chỉ mới qua đời được 5 năm 3 tháng và đám tàn dư của tướng độc tài này vẫn luôn ảo vọng tái cai trị đất nước này. Và Juan Carlos chính là người đã thiêu rụi hoàn toàn tàn lửa của mọi toan tính phục nguyên thể chế quân chủ cầm quyền.

Năm 2012, lại có vẻ là một năm u ám của vua Tây Ban Nha với sự kiện con rể của ông là  Iíaki Urdangarín đang bị xét xử trước một tòa án ở Palma de Mallorca. Iíaki Urdangarín, là chồng của Cristina (con gái út của vua Tây Ban Nha), bị xét xử với tội biển thủ vài triệu euro.

Thêm vào đó, một cuộc thăm dò hồi tháng 10/2011 - được thực hiện bởi một viện nghiên cứu xã hội - cho thấy rằng sự tín nhiệm của người dân Tây Ban Nha bị sụt giảm lần đầu tiên trong lịch sử nước này. Thăm dò cho thấy, 47 triệu người Tây Ban Nha chủ yếu ủng hộ Vua Juan Carlos hơn là thể chế của nền quân chủ.

Người viết tài liệu này là Lothar Lahn, từng là đại sứ của Đức ở Tây Ban Nha trong khoảng thời gian từ năm 1977 tới 1982, rất được Vua Juan Carlos sủng ái. Buổi chiều ngày 26/3/1981, Juan Carlos (lúc đó 43 tuổi và chưa lên ngôi vua) mời nhà ngoại giao Đức tới dinh thự của ông (Cung điện Zarzuela ở Madrid) để đàm luận riêng.

Cuộc gặp gỡ được bố trí để thảo luận về chuyến viếng thăm sắp tới của Tổng thống Đức. Nhưng Juan Carlos mau chóng biến cuộc trao đổi đó thành đàm luận về cuộc đảo chính bất thành ngày 23/1/1981.

Sau đó Lahn báo cáo về Bonn (thủ đô CHLB Đức thời ấy) rằng, nhà vua không biểu lộ bất kỳ ác cảm hay tức giận nào đối với những kẻ âm mưu, mà thay vào đó sự đồng cảm. Lothar Lahn viết: Juan Carlos biểu lộ sự hối tiếc rằng những người nổi dậy "chỉ muốn chúng ta đấu tranh nhân danh sự tái thiết lập kỷ luật, trật tự, an ninh và yên ổn".

Nhà vua đã nói với Lahn rằng, do việc bầu nguyên Thủ tướng Adolfo Suárez một cách dân chủ thay vì chọn thủ lĩnh phe đảo chính bởi vì ông này không tạo được cầu nối với quân đội và không nghiêm túc xem xét nguyện vọng chính đáng của họ.

Vua Juan Carlos đón Thủ tướng Adolfo Súrez (bên phải) ngày 25/2/1981 sau khi ông này được phe nổi dậy phóng thích.

Nhà vua nói, Suárez đã "khinh thường" quân đội và nhà vua từng khuyên Suárez "hãy tham chiếu trả lời những ý kiến của giới quân sự", nhưng dẫn tới việc cuối cùng thì quân đội đã quyết định hành động. Nhà vua còn nói thêm rằng ông muốn tác động đến chính phủ và tòa án binh để "nhẹ tay" với các thủ lĩnh đảo chính, những người muốn điều tốt đẹp nhất cho đất nước.

Julián Casanova - Giáo sư Trường đại học Zaragoza, một trong những người nghiên cứu uy tín về lịch sử đương đại của Tây Ban Nha - tin rằng bức điện báo mang số 524 của Lahn là vô cùng quan trọng. Vì nó là bằng chứng giấy trắng mực đen về sự tiếc nuối cái ngày mà Juan Carlos được đưa lên ngai vàng của chế độ quân quyền Tây Ban Nha.

Nhà độc tài Franco đã đưa Juan Carlos, lúc đó mới 10 tuổi, về lại Tây Ban Nha và sau đó chỉ định ông là người kế vị. Trong suốt nhiều năm, bản thân Giáo sư Casanova nỗ lực để tiếp cận những tài liệu ghi chép về việc xét xử những người đảo chính nhưng bất thành.

Tướng Franco (ảnh chụp năm 1948 trên một chiếc du thuyền) đã mang Juan Carlos, lúc đó mới 10 tuổi, về lại Tây Ban Nha và sau đó chỉ định làm người kế vị ông ta.

Tất cả tài liệu liên quan tới ngày định mệnh đó trong lịch sử nền dân chủ Tây Ban Nha sẽ vẫn còn được giữ kín cho tới năm 2031. Tương tự, những hồ sơ có liên quan từ Đại sứ quán Mỹ ở Tây Ban Nha cũng sẽ chỉ được giải mật sớm nhất cùng năm đó. Theo Giáo sư Casanova, trước khi xuất hiện tài liệu mới giải mật của Đức, thì chưa hề có chứng cứ rõ rằng Juan Carlos "không phải là người ủng hộ chế độ dân chủ như ông ngày nay".

Có thể không ai nghi ngờ về tính xác thực của báo cáo về Vua Juan Carlos mà Lahn gởi về Bonn. Cứ cho là đúng đi nữa thì Lahn cũng không còn trả lời được những câu hỏi về chúng - ông này đã qua đời hồi năm 1994.

Tương tự, Hoàng tộc Tây Ban Nha cũng sẽ không bình luận gì về nội dung cuộc đàm luận với Juan Carlos bởi vì - theo một phát ngôn viên cho biết - không có ghi chép nào về "cuộc nói chuyện riêng tư" này trong kho lưu trữ chính thức của Cung điện Zarzuela.

Tuy nhiên, Lahn là người luôn được các đồng liêu tin tưởng. Bức điện của Lahn, hiện đang nằm trong kho lưu trữ về chính trị của Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, vừa mới được Chính phủ Đức giải mật và công bố như một phần trong tập tài liệu có chủ đề liên quan tới các hoạt động ngoại giao của Đức hồi năm 1981.

Biết thời thế và biết... tha thứ

Cũng cần nhắc lại động thái của Vua Juan Carlos đối với các quan chức quân sự phát động cuộc đảo chính ngày 23/1/1981. Chính vào đêm đó, khi Guardia Civil (tạm dịch là Lực lượng Dân vệ) do Trung tá Antonio Tejero cầm đầu đã bắt giữ những nhà lập pháp làm con tin tại tòa nhà Quốc hội.

Trung tá Antonio Tejero - một trong những người chủ mưu - chiếm giữ tòa nhà quốc hội Tây Ban Nha.

Juan Carlos đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với những người cầm đầu cuộc đảo chính và các tướng lĩnh quan trọng. Ông đã nói rõ với họ rằng, trái ngược với những gì họ tuyên bố, ông - với vai trò là chỉ huy tối cao của quân đội Tây Ban Nha - không ủng hộ hành động của họ.

Trong một phát biểu trên truyền hình phát sóng đêm đó, Juan Carlos nói rằng nhà vua "không chấp nhận bất cứ hành động hoặc hành vi nào có mục đích cản trở quy trình hiến pháp mà người dân Tây Ban Nha đã chấp thuận thông qua cuộc trưng cầu dân ý". Lời tuyên bố như vậy có vẻ mâu thuẫn với sự thông cảm mà ông Juan Carlos biểu lộ sau đó vài tháng.

Thật ra cũng khó khăn đối với Juan Carlos, người đăng quang ngôi vua Tây Ban Nha vào tháng 11/1975 trong việc bỏ lại di sản của nhà độc tài. Juan Carlos biết rõ quân đội như lòng bàn tay vì đã được huấn luyện trong nhiều binh chủng. Thầy dạy ông trong mọi thứ chính là tướng Alfonso Armada - người trở thành phụ tá riêng cho Vua Juan Carlos trong suốt 17 năm.

Sau một thời gian bất hòa, nhà vua Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Armada làm quyền chỉ huy Ban Quốc phòng của lực lượng vũ trang, chỉ 11 ngày trước khi xảy ra cuộc đảo chính. Armada đã lợi dụng sự gần gũi với nhà vua để làm cho những kẻ âm mưu tin rằng ông đang thực hiện ý chỉ của nhà vua. Có lẽ Juan Carlos từng kể với Lahn rằng ông thất vọng về hành động của mình. Với tinh thần đồng đội đặc trưng, nhà vua đã che giấu thái độ bảo vệ đối với những kẻ chủ mưu.

Lúc đó, bầu không khí chính trị ở Tây Ban Nha đã bị khích động. Các sĩ quan từng chiến đấu bên cạnh tướng Franco trong suốt cuộc nội chiến đã rất "háo hức" phát động cuộc đảo chính kể từ kỳ bầu cử dân chủ đầu tiên diễn ra vào năm 1977, 2 năm sau khi nhà độc tài chết.

Vị vua trẻ tuổi nung nấu mong muốn trở lại chế độ độc tài quân sự. Ông bổ nhiệm một nhà cải cách chính trị như Adolfo Suárez để lấp một vị trí then chốt. Suárez hợp pháp hóa lệnh cấm các đảng cánh tả, bao gồm đảng Cộng sản. Nền kinh tế Tây Ban Nha lâm vào cảnh hỗn độn, và nhóm ly khai xứ Basque ETA tiếp tục gieo rắc kinh hoàng cho đến khi chế độ độc tài kết thúc.

Theo Paul Preston, nhà sử học nổi tiếng người Anh chuyên về lịch sử Tây Ban Nha và từng viết một cuốn tiểu sử của Juan Carlos, như những người Tây Ban Nha khác, nhà vua lo lắng về sự mất quyền lực của Chính phủ Suárez. Sau khi Suárez bị hạ bệ ngày 29/1/1981, nhà vua đã hội ý với lãnh đạo tất cả các đảng chính trị. Preston tin rằng họ sẵn sàng chấp thuận một chính phủ hòa hợp dân tộc gồm cả yếu tố quân sự.

Tài liệu tại kho lưu trữ của Chính phủ Đức là chứng cứ duy nhất cho thấy Juan Carlos (ảnh chụp ngày 7/2/2012 tại cung điện Zarzuela ở Madrid) có thể đã âm thầm luyến tiếc chế độ quân quyền mà nhà độc tài Francisco Franco đã xây dựng cho ông.

Nhưng, thay vì chọn người bạn tâm giao suốt nhiều năm (tướng Armada), nhà vua lại giao cho nhà chính trị bảo thủ  Leopoldo Calvo Sotelo nhiệm vụ thành lập chính phủ mới. Thật ra, trong ngày phe nổi dậy đột chiếm Quốc hội, Sotelo được cho là sẽ được bầu làm thủ tướng mới của Tây Ban Nha.

Có nhiều nghi vấn về lý do nhà vua mở rộng quan hệ ngoại giao. Phải chăng nhà vua - người rất có kỷ luật - đã nói lên những lời từ trái tim khi thể hiện sự tức giận? Hay ông đang cố làm giảm mức độ nghiêm trọng của sự kiện 23/1 bởi vì lo rằng nó sẽ làm tổn hại tới hình ảnh của đất nước?

Sau cùng, vào thời điểm đó, Đức là nước ủng hộ quan trọng nhất của Tây Ban Nha trong nỗ lực gia nhập NATO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiền thân của Liên minh châu Âu). Thật ra, Juan Carlos thậm chí còn nói với Lahn rằng "quân đội Tây Ban Nha, cũng thuộc châu Âu và khối Đại Tây Dương, cần được phân công một nhiệm vụ mới để có thể thực hiện trong khuôn khổ NATO". Nhà vua, vốn rất có thiện cảm với Đức, từng nói với Lahn rằng người ta nên quên những gì xảy ra vào ngày 23/1 càng sớm càng tốt và bày tỏ sự tự tin rằng điều đó không lặp lại lần nữa.

Nhà vua Juan Carlos đã may mắn khi báo cáo của Lahn thất lạc trong bộ máy quan liêu của Bonn. Từ lúc đó, cả Hans-Dietrich Genscher (Bộ trưởng Ngoại giao Đức) và Helmut Schmidt (Thủ tướng Đức) đều không ký tắt vào báo cáo - hầu như họ không thèm đọc tới. Thực ra, cả 2 người này đều chỉ nhìn vào mặt tươi sáng của nhà vua.

Chỉ vài ngày sau khi Lahn viếng cung điện hoàng gia, Schmidt đã ca ngợi "vai trò xuất sắc" mà nhà vua đang thể hiện. Schmidt đã nói với đồng nghiệp Pháp Francois Mitterrand rằng Juan Carlos là "nhân vật rất đáng tin cậy và kiên định".

Qua nội dung của tài liệu vừa giải mật, công luận và những nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng Vua Juan Carlos, trong tình trạng sức khỏe hiện tại, đây là lúc nhà vua được trải lòng nói thật về những mong muốn thầm kín bên trong ông đã che giấu suốt mấy thập kỷ. Cho dùng ông không phải trực tiếp lên tiếng, nhưng bấy nhiêu cũng đủ để sống thật với chính bản thân mình

Lê Hiếu (tổng hợp)
.
.