Tiết lộ về khoảnh khắc phát xít Nhật đầu hàng

Thứ Bảy, 12/09/2020, 08:50
Tướng Douglas MacArthur là một người hùng chiến tranh, cũng đồng thời là một lính già biết cách thể hiện. Cuối thời Chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông đã lập nên một kỳ tích làm thay đổi cả thế giới.

Tư liệu mới công bố dưới đây của ông Cory Graff (là một nhà quản lý Bảo tàng Không quân, nhà phát triển trưng bày, tác giả của 10 đầu sách) sẽ giúp hé lộ thời khắc hào hùng xoay quanh việc tổ chức buổi lễ mà Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 

“Sân khấu lớn” của người Mỹ

Mặc dù chiến tranh đã kết thúc, nhưng Tướng Douglas MacArthur dường như vẫn bị lôi kéo vào một chiến dịch phức tạp cuối cùng. Buổi lễ đầu hàng công khai của phát xít Nhật là một sự kiện hết sức quan trọng đòi hỏi công tác tổ chức phải thật hoàn hảo. Toàn thế giới dòm vào. 

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, buổi lễ trang trọng diễn ra ngay trên chiến hạm USSMissouri nặng 45.000 tấn là một cơn ác mộng về công tác hậu cần đối với thuộc cấp của MacArthur cũng như với các thủy thủ đoàn. Đám đàn ông tất bật kỳ cọ, lau chùi bằng những cặp găng tay trắng không tì vết. Các nhà điều binh khiển tướng không giấu vẻ lo lắng xen lẫn bực tức, để tâm tới mọi phong thái cũng như hành vi ứng xử phù hợp của hàng ngàn lính thủy đánh bộ và thủy thủ tham gia vào sự kiện. 

Hoạt động này bao gồm hàng trăm tài liệu, rất nhiều chức sắc và đại biểu, đó là còn chưa kể đến sự phối hợp chính xác của 4 tàu khu trục Mỹ cũng như taxi nước để đưa đón các khách VIP lên tàu Missouri. Trên hết, các lực lượng chiến đấu Mỹ còn phải hỗ trợ cho 225 phóng viên báo chí và 75 nhiếp ảnh gia tác nghiệp.

Lễ kỷ niệm ngày chiến thắng Nhật Bản: đám đông tập trung ở Quảng trường Thời Đại. Ảnh nguồn: (LOC).

Một chiếc bàn bằng gỗ gụ (do người Anh trang bị) rõ ràng là quá nhỏ để có thể chứa hết cả đống hồ sơ và cặp tài liệu bằng da và chứa đựng các văn kiện đầu hàng. Cũng rất nhanh trí, các thủy thủ đã ứng biến bằng cách lấy ra một dụng cụ trải ra trên sàn nhà và phủ nó bằng chiếc khăn trải bàn màu xanh lá cây. Một trong các đại diện của Nhật, Ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu, đi bằng nạng gỗ. 

Cũng bởi lo lắng dáng đi khập khiễng của mình sẽ làm chậm đi thời gian của buổi lễ, các sĩ quan đã ra lệnh cho một thủy thủ tìm một cây chổi đã cưa cán để bắt chước những bước đi đầy lo lắng của ông Shigemitsu trên boong tàu. Các nhà lập kế hoạch đứng chờ với đồng hồ bấm giờ cầm trên tay. 

Lễ đầu hàng của phát xít Nhật dự kiến sẽ diễn ra trong vịnh Tokyo, nhưng nơi này nằm cách thủ đô Tokyo vài dặm về hướng Nam. Vị trí hạ đậu tàu Missouri đã được lựa chọn vì tại nơi đó vào năm 1853, Thiếu tướng Matthew C. Perry đã lên bờ lần đầu tiên khi ông buộc người Nhật ký hiệp ước mở cửa các cảng cho tàu buôn Hoa Kỳ.

Ông MacArthur đã treo lá cờ của Perry trong bộ sưu tập của Học viện Hải quân Mỹ tại Annapolis (tiểu bang Maryland). Lá cờ hiệu có 31 ngôi sao được đặt dưới lớp kính và được treo ở phía sau bên phải mạn tàu Missouri. 

Trái với nghi lễ trang trọng được tổ chức khi Nhật Bản đầu hàng, sự đầu hàng của quân Đức trước phe Đồng Minh chỉ mới 4 tháng trước đó đã diễn ra trong một ngôi trường Pháp quy mô nhỏ ngay vào lúc nửa đêm. Tướng Dwight D. Eisenhower rõ ràng không khuyến khích “sân khấu Hollywood” khi người Đức đầu hàng. Eisenhower thậm chí còn không tham dự. 

Nhưng, tướng MacArthur với nhân phẩm và danh dự đã làm khác với người đồng cấp. Đối với chủ Top của phe Đồng Minh, nghi lễ thiêng liêng này là đỉnh điểm của cuộc xung đột lớn nhất mà thế giới đã biết. Đó là một ngày định mệnh đã in hằn trong mọi cuốn sách sử suốt nhiều thế kỷ. Trong khi đó, các thủy thủ đã quá mệt mỏi vì chiến tranh trên tàu Missouri tỏ ra không mặn mà lắm với buổi lễ khi mà nó thực sự chỉ là sự tự cao tự đại được khởi xướng bởi các tướng lĩnh và đô đốc.

 “Rung cây nhát khỉ” của tướng MacArthur

Song có một điều mà đám thủy thủ Mỹ thừa biết rõ nhất: Tổ quốc họ là đứa trẻ to xác nhất trong khối này. Tướng MacArthur “phi” thẳng vào vịnh Tokyo với đội chiến hạm lên tới 258 chiếc cùng với nhiều tàu khác nhằm nhấn chìm phạm vi ảnh hưởng của người Nhật khi quay về với quần đảo quê hương họ. Ưu thế của các lực lượng Mỹ phải được phô bày hết cỡ. 

Tướng MacArthur là một sinh viên say mê lịch sử quân sự, ông nung nấu viễn cảnh một sự kiện đặc biệt nhất trong một hành động kết thúc ĐCTGII. Hàng thế kỷ trước đó, người La Mã cổ đại đã phát triển ra một thứ phong tục nhằm áp kẻ thù bị đánh bại của họ phải “lòn xuống dưới ách”. 

Tù nhân bị dẫn giải trong khi tay họ bị trói, họ sẽ chui qua một cây nỏ gỗ (cung tên) dùng để khuất phục những con bò. Hành động tượng trưng cho sự chuyển đổi cả đội quân đang từ chiến binh hóa ra nô lệ. Thông thường cái ách sẽ được thay thế từ một cái gì đó thực tế hơn: một cái cổng vòm được dựng vội vàng từ những cây giáo của lính La Mã.

Các thủy thủ trên boong chiến hạm USSMissouri đang theo dõi các đại biểu sửa một lỗi sai trên bản Văn kiện đầu hàng của Nhật Bản. Ảnh nguồn: National Archives.

Tướng MacArthur lên kế hoạch sẽ đưa phái đoàn phát xít Nhật theo “phiên bản hạ nhục” cách tân theo ý đồ của riêng mình. Thay thế những ngọn giáo, viên tướng nghĩ cách sẽ phô bày những loại vũ khí đã biến các thành phố của địch thành đống tro tàn. Tại thời điểm MacArthur cùng ký bút phê vào các văn kiện đầu hàng (các nhà lập kế hoạch đã chốt nó vào lúc 9 giờ 8 phút sáng) ông muốn bầu trời trên chiến hạm Missouri trở nên đen kịt với hàng loạt phi đội chiến cơ của Mỹ. 

Vài tháng trước đó,  hầu như ngày nào chiến cơ của Mỹ cũng oanh tạc xuống không phận Nhật Bản. Những cuộc chiến đấu khốc liệt đã kết thúc, giờ đây các chiến cơ đó lèn chặt lương thực bay đến. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, MacArthur muốn càng nhiều máy bay càng tốt, đó sẽ là một cuộc biểu dương lực lượng hùng hậu nhằm dập tắt bất kỳ ý đồ nhen nhóm kháng cự nào, nó cũng gửi đi thông điệp cho các quốc gia khác rằng Mỹ hiện giờ là siêu cường hạt nhân duy nhất thế giới.

Máy bay sẽ từ các ngả của quân đội và hải quân Mỹ tiến về vịnh Tokyo. Ngoại trừ USSCowpens (tàu sân bay duy nhất trong số 38 tàu sân bay không có mặt ở vịnh Tokyo) còn thì các tàu này vẫn lởn vởn hoạt động gần đó. Nhiều tháng trước đó, các tàu sân bay này ngao du ở duyên hải phía Đông Nhật Bản và sẵn sàng đập không khoan nhượng kẻ thù. 

Khi đại chiến kết thúc, cách chiến cơ hải quân thực hiện các chuyến bay trinh sát trên các thành phố Nhật bị thiêu rụi, tiến hành tuần tra, cũng như giúp định vị và phân phối cung ứng cho các trại tù chiến tranh. Về phía quân đội Mỹ, chặng bay dài đến vịnh Tokyo quả là một sứ mạng khó khăn. Loại máy bay mà Tướng MacArthur muốn “dằn mặt” người Nhật, nhất là các phi đội oanh tạc cơ hạng nặng B-29. Chúng là những chiến cơ góp phần tàn phá tiêu điều các thành phố Nhật Bản và cũng “góp” 2 quả bom nguyên tử để chấm dứt chiến tranh. 

MacArthur ung dung tự mãn khi tưởng tượng cảnh hàng trăm chiến cơ tầm xa Siêu pháo đài bay bay thành từng đoàn dài vô tận sẽ làm “lé mắt” các thành viên phái đoàn Liên Xô đang đứng bên dưới.

5 oanh tạc cơ hạng nặng B-29 bay từ quần đảo Mariana (cách Nhật Bản hơn 1.500 hải lý), và các phi công lái chúng thường biết rằng họ đang chơi với lửa dữ. Trung bình các phi công lái B-29 sẽ có nhiều rủi ro tử nạn trong một sự cố bất ngờ hoặc hư hỏng máy móc hơn là đòn tấn công của kẻ thù. 

Thực hiện các nhiệm vụ bay trên biển trong thời chiến là một chuyện, còn trình diễn chúng trong thời bình lại là chuyện hoàn toàn khác. Những người đàn ông đã sống sót sau vài tháng không chiến – đã thực hiện vô số lần cất – hạ cánh, tránh tàu chiến và lính phát xít Nhật, và cũng không ít lần đổ mồ hôi hột trong các lần tiếp đất khẩn cấp – thường có trạng thái mơ hồ khi phải bay qua vùng không phận đông đúc nhất trên trái đất. 

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu số phận họ đã được an bài? Đại úy Robert J. Willman, cựu phi công lái pháo đài bay B-29tại căn cứ trên đảo Guam, đã viết về tranh luận nhiều năm sau sự kiện đó: “Về cá nhân mà nói, tôi chống lại ý định của MacArthur vì không dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra khi lái suốt 15 tiếng đồng hồ vượt hơn 3.000 hải lý. Nhưng Bill Grossmiller, pháo thủ của chúng tôi và cũng là người trẻ nhất trong đội, tỏ ra hào hứng với chuyến bay”.

Trải lòng của các phi công láy B-29

Không lực Mỹ tự coi họ là những phi công lão luyện về kỹ thuật chiến đấu, do đó cho đến thời điểm thực hiện ký kết văn kiện đầu hàng, một số người được lựa chọn để thực hiện chuyến bay chỉ nghĩ đơn giản như là nhận một nhiệm vụ chiến đấu khác. Một số phi công khác bị lôi kéo vào chỉ vì rằng họ muốn thấy sự tàn phá do mình đã gây ra ở Tokyo; sự thực là hầu hết các phi công đều thực thi mệnh lệnh vào ban đêm và họ không có thời giờ nán lại để đánh giá thiệt hại. 

Với Trung tá Thomas R. Vaucher, sĩ quan hoạt động  Tổ hợp bom số 462, thì sứ mạng rất đặc biệt. Trước đó, ông đã lái một chiếc B-29 để đột kích ở Yokohama và giờ đây lại được chọn để gia nhập đội bay lái oanh tạc cơ hạng nặng cho chuyến bay hàng loạt cuối cùng của mình. 

Tàu sân bay của hải quân Mỹ đi qua các hạm đội tàu Mỹ và Anh trong vịnh Tokyo. Ảnh nguồn: US Navy.

4 trong số 5 chiếc B-29 sẽ tham gia vào hoạt động “Phô diễn cơ bắp” bên trên chiến hạm Missouri. Chiếc số 5 cũng trực chỉ Nhật Bản nhưng sứ mạng thực sự của nó là thả tiếp tế cho các trại tù chiến tranh. Mệnh lệnh của Trung tá Vaucher có vẻ khá đơn giản, nhưng theo nhiều cách thì việc phô trương lực lượng còn phức tạp hơn nhiệm vụ đánh bom.

Thời gian là đặc biệt quan trọng, phải bay chính xác 1.500 hải lý. Lời cuối cùng của viên chỉ huy Cánh bom số 58 gửi cho Trung tá Vaucher rằng: “Vaucher, đây là thời điểm quan trọng, đồng chí đừng bỏ lỡ”. Tướng Roger M. Ramey muốn xem các oanh tạc cơ từ bên dưới boong chiến hạm Missouri. Ngoài khó khăn về thời gian thì bay theo đội hình cũng là một thử thách khi nó đặt dưới sự theo dõi của rất nhiều khách VIP từ khắp nơi trên thế giới. 

Việc hàng trăm máy bay của hải quân đồng loạt xuất kích khiến người ta không khỏi lo lắng. Quá trình cất cánh sẽ bắt đầu lúc màn đêm phủ bóng: 2:01 phút lúc gần về sáng. Sau một chặng bay dài, khoảng 465 chiếc B-29 sẽ tiếp cận duyên hải Nhật Bản và chuẩn bị bay theo đội hình vào lúc 8:33 phút sáng, hạ màn lúc 9:08 phút sáng. Các oanh tạc cơ sẽ bay trong một cái hộp đồng hồ khổng lồ khiến người xem bên dưới có cảm giác số lượng B-29 nhiều gấp 2, gấp 3. Dự kiến các máy bay sẽ bay theo mô hình này cho đến 11:30 phút trưa hoặc khi chúng còn khoảng không đầy 600 gallon nhiên liệu.

Nhưng trong cái ngày trọng đại đó, đã có một vài thứ mà tướng MacArthur không thể lường trước được. Thời tiết dở tệ. Những chiếc B-29 đã bị “lạc” trong mây khi chúng bay trong các cao độ 2438m đến 4267m. Để xử lý sự cố đó, quân đội Mỹ đã hạ thấp cao độ bay còn 914m. Về phía hải quân, họ phân chia cao độ của 349 chiếc máy bay Hellcat, Corsair, Helldiver và Avenger bay ở cao độ 457m. Nhiều chiếc B-29 đã đến sớm. Cơ trưởng Vivian Lock, người đã hoàn thành 25 sứ mạng bay bên trên không phận Nhật Bản, trong đợt bay này đã tử trận khi thao tác sai và chiếc máy bay đã lao thẳng xuống chiến hạmMissouriở độ cao 91m. 

Nhưng MacArthur đã tính toán sai thời điểm để “phô diễn cơ bắp”: Lúc 9:25 phút sáng, các văn kiện đầu hàng đã được ký kết và người Nhật chuẩn bị rời tàu Missouri. MacArthur lẩm bẩm: “Tính một ly đi một dặm”, vài phút sau ông ta quay sang Đô đốc Halsey lắc lắc vai, thì thào: “Bill, cái đám máy bay đó đang ở chỗ quái quỷ nào vậy?”.

Phan Bình (tổng hợp)
.
.