Tình báo Anh từ chối hợp tác trong chương trình tra tấn của Tổng thống Trump
- Bí mật về chương trình tra tấn tù nhân của CIA: Công lý có được thực thi?
- Các chuyên gia tâm lý học trợ giúp CIA tra tấn tù nhân?
- Công bố vụ CIA tra tấn tù nhân: “Lệ” vẫn trên “luật”?
Bà khẳng định "tuyệt đối lên án" sự sử dụng biện pháp tra tấn chỉ vài giờ sau khi ông Trump tuyên bố những kỹ thuật tàn bạo như đặt nạn nhân lên tấm ván và xối nước cho ngạt thở (waterboarding) là "có hiệu quả". Chương trình tra tấn của Mỹ có nguy cơ gây căng thẳng giữa tình báo nước này và đối tác Anh - mối quan hệ được đánh giá là tốt nhất thế giới.
Sau khi nhậm chức không lâu, Tổng thống Donald Trump đã gây giận dữ cho các nhóm nhân quyền sau khi đe dọa cho phép "hồi sinh" những kỹ thuật tra tấn tù nhân được sử dụng trong "cuộc chiến chống khủng bố" dưới thời chính quyền George W. Bush.
Nữ Thủ tướng Anh Theresa May. |
Về phần mình, chính phủ Anh có những quy định nghiêm khắc không cho phép giới chức tình báo nước này chia sẻ thông tin với những quốc gia được coi là dính líu đến tra tấn tù nhân cũng như cấm sử dụng thông tin tình báo mà các nước khác thu thập được thông qua kỹ thuật tra tấn.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu với phóng viên báo chí: "Lập trường của chính phủ Anh về tra tấn là không thay đổi. Chúng tôi lên án biện pháp tra tấn và quan điểm của tôi cũng không thay đổi cho dù nói chuyện với các bạn hay với tổng thống Mỹ".
Cảnh sát và công tố viên ở Anh cũng tuyên bố họ sẽ điều tra và truy tố những vụ việc cho thấy những nhân viên công lực của nước này dính líu đến tra tấn tù nhân. Dưới thời chính quyền thủ tướng Tony Blair, 2 cơ quan tình báo MI-5 và MI-6 bị buộc tội tiếp tay với chính quyền Mỹ tra tấn tù nhân trong "cuộc chiến chống khủng bố".
Một số cựu tù nhân cũng xác nhận các sĩ quan tình báo Anh có mặt khi họ bị người Mỹ ngược đãi hay tra tấn. Cựu giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta cũng nhận định, quyết định sử dụng trở lại những kỹ thuật tra tấn tù nhân như là waterboarding sẽ là "sai lầm nghiêm trọng" đồng thời có thể "gây tổn hại cho hình ảnh chúng ta đối với phần còn lại của thế giới".
Không bao lâu sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001, CIA tiến hành những kỹ thuật tra tấn cực kỳ tàn bạo được mô tả là "thẩm vấn tăng cường". Chương trình tra tấn được CIA thực hiện trong mạng lưới nhà tù bí mật (được gọi là "những điểm đen") nằm rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Cựu Giám đốc CIA Leon Panetta. |
Tháng 12-2014, chương trình tra tấn độc ác của CIA bị phơi bày trước công luận sau báo cáo lên án của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ. Waterboarding được coi là kỹ thuật tra tấn tàn bạo nhất có thể khiến cho tù nhân bị tổn hại não bộ, gãy xương và rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, CIA còn có kỹ thuật gọi là "giam cầm trong không gian chật hẹp" - tù nhân bị đưa vào chiếc hộp kín giống như quan tài nhằm hạn chế tối đa mọi cử động thân thể. Đôi khi "chiếc hộp" đủ lớn cho phép tù nhân đứng thẳng trong suốt 18 giờ hay chỉ vừa đủ không gian cho tù nhân cuộn tròn người lại trong 2 giờ.
Nghi can khủng bố đầu tiên chịu đựng kỹ thuật đáng sợ này là Abu Zubaydah - người Palestine mà về sau CIA thừa nhận không phải là thành viên tổ chức khủng bố Al Qaeda. Zubaydah bị nhốt vào trong "chiếc hộp" suốt 266 giờ!
Tù nhân Abu Zubaydah. |
Tương tự, tù nhân cũng bị ép ở trong những tư thế gây mỏi cơ và kiệt sức trong suốt nhiều giờ liên tục. Kỹ thuật "tước đoạt giấc ngủ" khiến cho tù nhân không thể ngủ được trong suốt 180 giờ - khoảng 1 tuần lễ. Trong một kỹ thuật khác, tù nhân bị lột trần trụi và chỉ nhận được "phần thưởng mặc quần áo" nếu chịu hợp tác với CIA. Một kỹ thuật khác tương tự như waterboarding, khi đó tù nhân bị lột trần và dội nước lạnh cóng làm hạ thân nhiệt đột ngột có thể gây tâm thần hoảng loạn.
Một kỹ thuật thường được thực hiện ngay lập tức sau khi nghi can khủng bố bị bắt giữ - đó là nhóm thẩm vấn cố định gương mặt tù nhân để không thể cử động phần đầu. Một trong những hành vi độc ác nhất của "chuyên gia thẩm vấn" CIA là truyền thực phẩm vào đường mũi tù nhân, được mô tả là kỹ thuật tra tấn "cưỡng bức ăn".