Vũ khí lợi hại của Na Uy chống Đức Quốc xã

Thứ Năm, 03/10/2019, 07:08
Một sáng lạnh giá vào tháng 4 năm 1940, đường phố Oslo choàng tỉnh giấc trước âm thanh vang rền của hàng ngàn tên lính Đức xâm lược, chúng đã dọn đường cho sự chiếm đóng quốc gia Na Uy suốt 5 năm.

Một trong những sĩ quan Đức Quốc xã (ĐQX) đã gặp xui xẻo khi băng qua một lão bà tóc hoa râm trên phố, bà già đã phản ứng với sự thô lỗ của gã lính bằng cách dùng cây gậy đập văng mũ đội đầu của y.

Đó là một trong những “màn trình diễn” đầu tiên của cuộc kháng chiến hài hước mà rằng sẽ cùng đồng hành với những bài báo trào phúng và chiến dịch quân sự chống lại ĐQX cho mãi đến năm 1945.

Cuộc kháng chiến trào phúng

Những năm tháng ĐQX chiếm đóng Na Uy là những năm khốn khó do bọn Đức luôn đặt ra tình trạng thiếu hụt lương thực do chúng áp đặt, kiểm soát báo chí và tuyên truyền nhằm đổi câu chào “heil” nổi tiếng theo truyền thống Viking của người Na Uy cổ xưa. Trong bối cảnh chống lại nạn bức hiếp văn hóa, báo chí trào phúng với khoảng 300 ấn phẩm và sự chung tay làm việc của khoảng 15.000 người đã cùng in tài liệu nhằm chống lại sự tuyên truyền và phân bổ tin tức từ kênh Radio của hãng tin BBC.

Hình vẽ graffiti chống ĐQX được vẽ ngay trên các tuyến phố của thủ đô Oslo vào năm 1940. Ảnh nguồn: Bettmann/Getty Images.

Hoạt động này đã được phối hợp với chính phủ lưu vong ở London nhằm tài trợ ngân sách cho Milorg – tổ chức kháng chiến với quân số tăng lên 4 vạn người vào lúc kết thúc cuộc chiến. Trong khi đó, người Na Uy cũng tổ chức những ngày lễ như “Lễ giáng sinh Na Uy” nhằm chống lại “Lễ giáng sinh đơn thuần” của ĐQX, người dân cùng đội mũ màu đỏ như là biểu tượng bản sắc Na Uy của họ.

Sự “cứng đầu” như thế quả là bất thường trái với tính cách ôn hòa của người Na Uy. Khi so sánh thái độ bông đùa của người Na Uy so với cách mà người Nga và Rumani gửi “thông điệp khủng bố” cho những kẻ đàn áp họ, tác giả Kathleen Stokker đã viết trong cuốn sách “Đấu tranh dân gian với ĐQX” rằng: “Các tài liệu Na Uy đã mô tả thay vì để những kẻ xâm lược chiếm thế thượng phong, những người bị chiếm đóng đã thể hiện sự không tán thành của họ ngay trên mỗi khuôn mặt và không nao núng khi bị đe dọa ngay cả khi họ dùng dằng với những chi tiết về lối sống thường nhật được cho là phù hợp với những quy định của ĐQX”.

Là những người sống sót trong cuộc kháng chiến dài 2 tháng chống lại sự xâm lăng của ĐQX – đây là lần thứ 2 họ vùng lên phản kháng khi trước đó từng chống lại các nỗ lực của Liên Xô – có vẻ như người Na Uy không dễ đầu hàng ngay cả khi mọi thứ trông có vẻ diễn biến xấu.

Nhật ký bôi xấu Đức Quốc xã

Ở Na Uy, số vụ nhân giống trẻ em Aryan đặc biệt cao, với ước khoảng 12.000 trẻ em sinh ra từ chương trình này. Nhưng số đông dân chúng Na Uy cực kỳ ghét chương trình Lebensborn, những phụ nữ bản xứ tham gia vào chương trình này nếu bị đồng hương phát hiện họ quan hệ với người Đức thì sẽ bị cạo trọc đầu hoặc bị đóng chữ Vạn lên người.

Sự thù ghét lên đến đỉnh điểm ngay cả sau khi kết thúc ĐCTGII, những đứa trẻ lai bị “tẩy chay” và buộc phải gửi đi đâu đó. Để chắc ăn, nhiều phụ nữ đã theo đuổi lính Đức vì mục đích riêng của họ, nhưng một số đã phải gánh chịu hậu quả thảm khốc. Một trải nghiệm kinh khủng cho tình huống này đã được ghi lại trong số những người bạn của các sản phụ và đôi khi chúng cũng được xuất bản.

Điển hình là tình huống của cô Cecilie Schou-Sorensen, người đã giữ một cuốn nhật ký tại thời điểm đó, nó có đoạn:  “Nữ y tá về nhà lúc khuya, một người Đức đi sau cô; họ không hề trò chuyện. Anh ta theo nữ y tá đến cầu thang, nhưng cô đã tìm cách vào cửa nhà mà không bị người đàn ông ngáng trở. Hôm sau, cô nhận được một thông báo rằng nếu không xin lỗi người Đức, cô sẽ phải ngồi tù 3 tháng”.

Chủ nhân của những cuốn nhật ký cũng có thể vướng những hình phạt. Năm 1942,  ĐQX ban bố một sắc lệnh sẽ thi hành án tử hình cho những người chống phát xít, những người viết nhật ký đã nghĩ đến các cách sáng tạo hơn để giữ sách tránh những cuộc đột kích vào lúc khuya khoắt. Có những tình huống dở khóc dở cười trong đời thực khi các sĩ quan ĐQX trở thành đối tượng bị người dân chơi khăm.

Có một cách biểu lộ tình cảm chống phát xít mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu ra: không ai ngồi cạnh lính Đức ngay cả khi đó là chỗ ngồi duy nhất có sẵn. Bọn Đức cũng lờ mờ hiểu ra trò chơi khăm và áp đặt lệnh cấm “Cấm những chổ ngồi có sẵn”.

Nhưng việc đó càng làm tăng thêm sự thù địch của người dân. Ngay cả việc sửa báo cũng bị coi là hành động kháng chiến. Khi ĐQX áp đặt lệnh kiểm duyệt báo chí ngay từ những ngày đầu tiên xâm lược Na Uy, hàng loạt các ấn phẩm bỗng nhiên mắc lỗi sai chính tả vô tội vạ trong các bài viết được phát hành.

Tờ báo Norges idrettsblad khi công bố thông tin về những người chiến thắng trong một cuộc thi trượt tuyết, nhưng chữ cái đầu tên của các vận động viên đã hợp lại thành câu “God damn Hitler!” (Hitler chết tiệt!).

Những hành động chống đối như thế không phải là người Đức không hay. Sau khi sử dụng một bản vẽ nhạo báng Adolf Hitler và Vidkun Quisling ngay trên trang bìa vào năm 1943, tờ Norske Ukeblad đã bị phạt đóng cửa ngừng hoạt động dù rằng sau giải phóng, tờ báo này đã tái hoạt động lại. Những trò đùa và hình ảnh ngỡ như vô hại này và đặc biệt là những chiếc xe đẩy mang tính biểu tượng, đã thúc đẩy tinh thần và tượng trưng cho mặt trận thống nhất cho cuộc kháng chiến.

Cả dân tộc Na Uy luôn đề cao tinh thần kháng chiến chống lại ĐQX. Đảng Nasjonal Samling – Đảng phát xít của Na Uy – đã tăng trưởng mạnh về thành viên lên tới 43.400 người vào năm 1943. Tính hài hước trong báo chí đóng một vai trò cực kỳ hiệu quả khi nó dễ dàng thống nhất người dân thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội.

Nguyễn Thanh Hải
.
.