Vụ tai nạn làm thay đổi lịch sử Pakistan
- Chiến dịch đạp xe "vì quyền phụ nữ" ở Pakistan
- Cảnh báo doanh nghiệp tại Pakistan lừa đảo
- Pakistan đánh tiếng hoà đàm với Ấn Độ sau khi Thủ tướng Modi thắng cử
Tổng thống Muhammad Zia-ul-Haq, 64 tuổi, đang có dự định quay trở lại Islamabad sau khi viếng thăm Bahawalpur, nằm cách thủ đô Islamabad khoảng 400 dặm về phía nam, sau khi đến viếng một bà xơ người Mỹ mới tạ thế.
Cùng đi với ông Zia-ul-Haq còn có Đại sứ Mỹ tại Pakistan là ông Arnold Raphel, và cố vấn quân sự Mỹ cao cấp là Tướng Herbert M. Wassom. Phần lớn tướng tá chỉ huy dưới quyền của Tổng thống Zia-ul-Haq đều bị tử nạn trong vụ nổ máy bay.
Khó hiểu quanh xác máy bay
Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ sau vụ nổ máy bay, ông Ghulam Ishaq Khan khi đó đang là Chủ tịch Thượng viện Pakistan đã thừa nhận rằng “không loại trừ đã diễn ra một âm mưu phá hoại”. Nỗi hoài nghi về vụ rơi máy bay đã nhân lên theo thời gian: Một cuộc thăm dò của
Chính phủ Pakistan đã hé lộ rằng có hành động phá hoại làm rơi máy bay, nhưng không thể xác định thủ phạm thật sự là ai. Phía Lầu Năm Góc khăng khăng phủ nhận hỏng hóc đến từ chiếc máy bay và lập luận rằng đó là loại máy bay cánh quạt có 4 động cơ do Mỹ sản xuất, và nó đã có thành tích bay xuất sắc cùng hồ sơ an toàn tuyệt đối. 3 thập kỷ sau đó, vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào về nguyên nhân đứng đằng sau vụ rơi máy bay.
Arnold Raphel, Đại sứ Mỹ tại Pakistan, người đã tử nạn trong vụ rơi máy bay chở Tổng thống Zia-ul-Haq. |
Vì Mỹ là nơi chế tạo ra chiếc máy bay xấu số, và CIA hợp tác với ông Zia-ul-Haq trong cuộc chiến chống lại các lực lượng Xôviết ở Afghanistan, nên người Mỹ đã ngỏ lời cho các chuyên gia pháp y của họ tiến hành cuộc điều tra ở Pakistan. Nhưng phía Pakistan chỉ giới hạn cho phép 7 chuyên gia Mỹ gồm các chuyên gia tội phạm, chống khủng bố hay chuyên gia phá hoại.
Nhóm điều tra Mỹ do Đại tá Daniel E. Sowada dẫn đầu đã trưng ra một báo cáo dày 365 trang. Đầu tiên nhóm chuyên gia đã loại trừ khả năng máy bay bị nổ giữa không trung, nếu nổ theo cách này thì các mảnh vỡ máy bay sẽ có nhiều hình dạng khác nhau và vì thế sẽ rơi xuống một khu vực rộng lớn, nhưng chuyện đó đã không xảy ra.
Bằng cách lắp ráp máy bay theo trò chơi ghép hình và dùng kính lúp để rà soát các cạnh của máy bay bị vỡ, nhóm điều tra khẳng định máy bay là nguyên khối khi nó rớt xuống đất. Họ kết luận rằng cấu trúc bị hỏng của máy bay không phải là nguyên nhân.
Thứ hai, nhóm chuyên gia đã loại bỏ khả năng máy bay bị tấn công bởi tên lửa, vì nếu máy bay bị tên lửa đập trúng thì hơi nhiệt sẽ làm tan chảy các tấm nhôm, và khi máy bay nhào lộn lúc rơi thì gió sẽ để lại những vệt sáng kim loại nóng chảy. Nhưng không có các vệt trên tấm nhôm cũng như không tìm thấy phần tên lửa hay các vật liệu khác ở hiện trường. Nhóm chuyên gia cũng loại trừ khả năng xảy ra hỏa hoạn trên máy bay, vì nếu có phát cháy, thì mũi hành khách sẽ đầy bồ hóng trước khi họ chết.
Khám nghiệm xác viên tướng Mỹ ngồi ở khoang VIP cho thấy rằng không hề có bồ hóng trong khí quản của ông ta, cho thấy rằng người này đã chết trước đó chứ không phải sau khi máy bay rơi. Lửa không khiến máy bay rơi.
Nhóm chuyên gia cũng loại trừ chuyện máy bay bị mất điện đột ngột, nếu điều đó xảy ra thì các cánh quạt sẽ không quay được mô men của chúng khi máy bay rơi, điều này sẽ ảnh hưởng tới lưỡi bị gãy và cuộn tròn khi va chạm.
Nhưng bằng cách kiểm tra góc độ cuộn tròn của mỗi lưỡi quạt bị vỡ, các nhà điều tra quả quyết rằng các cánh quạt đã quay với tốc độ tối đa khi máy bay rớt xuống đất. Nhóm chuyên gia cũng bác bỏ sự ô nhiễm của nhiên liệu bằng cách lấy mẫu nhiên liệu diesel từ xe tải tiếp nhiên liệu và đem đi phân tích các chất cặn còn sót lại trong các máy bơm nhiên liệu trong máy bay và khẳng định rằng máy bay hoạt động bình thường khi nó rơi.
Hai đồng hồ điện trên máy bay cũng ngừng tại thời điểm xảy ra tai nạn. Liệu máy bay có mất quyền điều khiển? Nhưng chiếc Hercules C-130 có tới 3 hệ thống điều khiển dự phòng, nên chỉ cần 1 hệ thống trong số này còn vận hành tốt thì phi công dư sức lái máy bay.
Bằng cách so sánh vị trí của các bộ điều khiển với các cơ cấu trong van thủy lực và bộ ổn định ở đuôi máy bay (nó di chuyển hệ thống này khi phi công di chuyển cần lái), nhóm chuyên gia khẳng định rằng hệ thống điều khiển làm việc ăn khớp tại thời điểm máy bay rơi. Họ cũng loại trừ tình huống bộ điều khiển bị kẹt tạm thời bằng cách dùng kính hiển vi thẩm tra các bộ phận cơ học để tìm hiểu xem có bất kỳ dấu hiệu nào của việc bị kẹt hay trói buộc nào không.
Lỗi thuộc về phi công? Nhưng vụ rơi máy bay chỉ xảy ra khi máy bay cất cánh trơn tru và thời tiết khá đẹp, bản thân các phi công từng có kinh nghiệm lái loại C-130 và đã kiểm tra y tế trước chuyến bay, nên các nhà điều tra đã loại trừ nguyên nhân gây lỗi của phi công.
Dựa trên kết quả từ cuộc điều tra hết sức công phu này, Hội đồng điều tra của Pakistan đã kết luận rằng nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay chở Tổng thống Zia-ul-Haq là “một hành động tội phạm dẫn đến mất kiểm soát máy bay”. Không tìm thấy hộp đen hay máy ghi âm trong buồng lái của phi công cũng như không có khám nghiệm pháp y đối với các xác phi công.
Chuyện gì đã xảy ra với các phi công?
Nhà báo người Anh, ông Simon Henderson đã đặt ra giả thuyết rằng viên phi công lái chiếc máy bay C-130 là Mashhood Hassan, có thể là người buộc cố Tổng thống Zia-ul-Haq phải gánh chịu trách nhiệm cho cái chết của một lãnh tụ tôn giáo trong nước.
Có 3 máy bay trong khu vực được điều chỉnh cùng tần số thông tin liên lạc. Đó là 1 chiếc Pak One (C-130) chở Tướng Aslam Beg là Phó tham mưu trưởng của quân đội Pakistan, đang chờ trên đường băng tại sân bay Bahawalpur và dự định sẽ cất cánh khi Tổng thống quay về thủ đô; 1 chiếc Pak 379 và 1 chiếc Cessna an ninh dự định sẽ bay trước để dẫn đường.
Địa điểm chiếc máy bay chở Tổng thống Pakistan-Zia-ul-Haq bị rơi. |
Đầu tiên, Pak One dự báo thời gian sẽ đến thủ đô. Kế đó, khi tháp kiểm soát hỏi về địa điểm thì không có sự trả lời. Cùng thời điểm chiếc máy bay Pak 379 cố gắng liên lạc với chiếc Pak One (C-130) để chắc chắn thời gian tới, họ nghe được mỗi sự hồi đáp từ Pak One là “Đứng chờ” và rồi không có thông điệp đi kèm.
Sự im lặng kéo dài càng khiến tháp điều khiển điên cuồng liên lạc với Pak One. 3 hay 4 phút trôi qua, bỗng có một giọng nói yếu ớt từ Pak One: “Mash'hood, Mash'hood". Một trong các phi công nhận ra giọng nói đó là Thư ký quân sự của Tổng thống, Thiếu tướng Najib Ahmed, người hay có giọng nói nhỏ nhẹ ở phía sau sàn máy bay (nơi có cánh cửa nối với khoang VIP).
Tại sao phi công Mash'hood hay bất kỳ thành viên nào của đội bay lại không lên tiếng nếu như họ vướng phải rắc rối? Nếu có bất kỳ khó khăn nào với bộ điều khiển thì Mash'hood phải ngay tức khắc gửi tín hiệu khẩn cấp “Mayday" nhằm được giúp đỡ. Ngay cả viên phi công này không chọn cách giao tiếp với tháp kiểm soát thì anh ta vẫn có thể nghe tiếng các phi hành đoàn để hạ cánh khẩn cấp.
Có một lời giải thích cho sự im lặng kéo dài: phi công Mash'hood và các phi công khác đã bất tỉnh nhân sự, trong khi đó microphone lại bị kẹp trong tay của một phi công trong tổ lái.
Sau cái chết của Tổng thống
Trong khi công luận thế giới mãi mãi sẽ không thể nào biết chính xác về chuyện gì đã xảy ra, nhưng có một thứ không thể chối cãi được về cái chết của cố Tổng thống Zia-ul-Haq: tương lai của Pakistan đã thay đổi mãi mãi kể từ thời điểm đó.
“Cái chết của cố Tổng thống Zia-ul-Haq đã dọn đường cho sự phục hồi nền dân chủ và bầu cử trong tháng 12-1988”, dẫn lời phát biểu của ông Raza Ahmad Rumi, một nhà phân tích chính trị, nhà báo kiêm tác giả rất nổi tiếng ở Pakistan.
Ông Muhammad Zia-ul-Haq gặp gỡ Tổng thống Ronald Reagan và cố vấn an ninh của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA). |
Kể từ năm 1977, Tổng thống Muhammad Zia-ul-Haq đã cai trị đất nước Pakistan bằng chế độ độc tài quân sự. Ông Zia-ul-Haq khuyến khích các tổ chức Hồi giáo sửa đổi sách giáo khoa để truyền dạy nhiều hơn vào tôn giáo và định hình nhà nước Pakistan hiện đại theo những cách mà không nhà lãnh đạo nào trước đó từng làm.
Nhưng với cái chết của ông Zia-ul-Haq, người Pakistan lần đầu tiên đã làm được một điều không ai dám mơ tới: có quyền đi bầu cử thật sự. Zia-ul-Haq từng lên cầm quyền thông qua một cuộc đảo chính quân sự để phế truất Thủ tướng Zulfikar Ali Bhutto.
Ông Ali Bhutto bị đưa ra xét xử và bị hành quyết vào năm 1978, còn Zia-ul-Haq nghiễm nhiên trở thành đồng minh quan trọng bậc nhất của chính quyền Ronald Reagan trong cuộc chiến chống lại Liên Xô ở Afghanistan.
Theo nhà phân tích chính trị Raza Ahmad Rumi thì các chọn lựa chính sách ngoại giao của Tổng thống Zia-ul-Haq bao gồm “sự tuân thủ mù quáng” của ông đối với chương trình nghị sự Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở Afghanistan và gia tăng sự chấp nhận ảnh hưởng của Saudi Arabia, tiếp tục còn ảnh hưởng ở Pakistan cho tới tận ngày nay.
Cảm tình của Zia-ul-Haq hướng về cuộc chiến tranh Afghanistan có nghĩa là Pakistan đang đào tạo ra các “phần tử thánh chiến” (Mujahedeen) cho Afghanistan và hỗ trợ chống lại phiến quân người Shia.
Trong suốt thời kỳ cầm quyền của mình, Tổng thống Zia-ul-Haq đã đưa Hồi giáo hóa vào luật của Pakistan, thay đổi hiến pháp, và bắt các sách giáo khoa giáo dục phải nhấn manh đến sự hùng biện và bản sắc tôn giáo.
Ông Zia-ul-Haq cũng hạ lệnh sửa đổi Bộ luật Hình sự, biến án tử hình trở thành một thứ hình phạt hợp pháp cho tội báng bổ tôn giáo cũng như tội ngoại tình. Tổng thống Zia-ul-Haq đã tăng cường sức mạnh cho các giới chức tôn giáo Pakistan và đề cử các học sĩ Hồi giáo Arab (một loại nhân vật có tầm ảnh hưởng trong tôn giáo Hồi giáo) đứng vào các vị trí chủ chốt.
Trong năm 1985, hầu hết các Đảng đều “tẩy chay” cuộc bầu cử dưới thời cầm quyền của Tổng thống Zia-ul-Haq, và cuộc bầu cử trong năm 1988 được xem là sự trở lại của bầu cử dân chủ cho người dân Pakistan.
Vậy người nào mà nhân dân Pakistan muốn nhắm tới? Bà Benazir Bhutto, con gái của cố Thủ tướng Bhutto, đã đắc cử với 85 số phiếu bầu trên nền tảng chủ nghĩa thế tục tự do. Bà Benazir Bhutto chỉ nắm quyền có 2 năm. Ông Nawaz Sharif đắc cử cuộc bầu cử kế tiếp, đăng cơ vào tháng 10-1990.
Bà Bhutto đắc cử lần thứ 2 vào năm 1993 và bà đã dỡ bỏ các lệnh cấm hoạt động công đoàn dưới thời cầm quyền của cố Tổng thống Zia-ul-Haq cũng như phóng thích các tù chính trị - những người này bị giam khi chống đối cách cầm quyền của ông Zia-ul-Haq.
3 thập niên sau tai nạn rơi máy bay thảm khốc, Pakistan vẫn còn cảm nhận được tác động của chế độ Zia-ul-Haq. Cách tiếp cận của ngài cố Tổng thống đối với đạo Hồi được cho là truyền bá một thứ Hồi giáo hóa thâm căn cố đế ở Pakistan và tiếp tục tồn tại đến tận ngày nay, cũng như ảnh hưởng quá lớn của quân đội và truyền thống các vụ ám sát chính trị gia. Bản thân bà Benazir Bhutto cũng bị thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng bom vào năm 2007.