Bi kịch trăn khổng lồ
Loài trăn, nhất là trăn khổng lồ luôn là nỗi khiếp đảm với giới sơn tràng. Với cú quăng mình như cơn lốc, con mãng xà “khủng” sẽ siết chặt lấy con mồi, siết đến khi họ tắt thở, xương cốt mềm nhũn rồi từ từ nuốt sống!
Điều lạ ở chỗ tuy có “cấu hình khủng bố” và sức mạnh vô song nhưng những điều ấy không giúp trăn khổng lồ được an toàn tính mạng. Có thể ngày trước chúng là nỗi khiếp đảm thực sự với bất kỳ ai nhưng ở thời này, càng “khủng” cỡ nào thì số phận của trăn khổng lồ càng bi đát cỡ nấy. Vì sao như vậy?!
1. "Phát pháo" đầu tiên về trăn khổng lồ gặp vận đen số hạn là câu chuyện con trăn gấm nặng cả tạ tại Vườn chim Bạc Liêu. Với trọng lượng lên đến 100kg, nói nó là trăn khổng lồ thì khó có ai mà cãi được.
Con trăn "khủng" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo nghiên cứu của các nhà động vật học, với cái thể hình ấy, con trăn này có thể nuốt một người có trọng lượng tương đương trọng lượng của nó. Con trăn khủng mà người viết vòng vo nãy giờ là trăn gấm. Khi được ông Võ Ngọc Minh, Đội trưởng Đội bảo vệ Vườn chim Bạc Liêu phát hiện mắc vào lưới ở ven rừng vào giữa tháng 7/2010, nó được xác định là trăn cái, có chiều dài đến 5,2m.
Nếu bị phường săn phát hiện trong tình trạng dính lưới, hẳn con trăn gấm kia khó thoát khỏi thảm cảnh bị phanh thây. Bởi toàn thân những con trăn như nó thứ gì cũng quý, thịt ngon, da làm ví giày cao cấp, mỡ dùng trị bỏng, xương nấu cao, máu mật dùng chữa nhiều chứng bệnh đàn ông khó nói lẫn bệnh nan y (ấy là người ta tin như thế). Nói tóm lại, con trăn oách như thế giá trị phải lên đến hàng chục triệu đồng, là cả gia tài với thợ săn nghèo nên họ sẽ không ngại ngần "hốt xác" nó. Nhưng may sao, người phát hiện trăn gấm khổng lồ làm công việc bảo vệ chim thú nên không có cái kiểu giết bậy.
Trăn gấm có tên trong Sách đỏ Việt
Chuyện là thế này, nếu không cứu hộ, bảo tồn theo kiểu nhốt vào lồng sắt thì người ta biết làm gì với con trăn trăm ký bị mắc lưới bây giờ? Không lẽ trả nó về với thiên nhiên, nghĩa là thả nó về rừng? Lẽ ra người ta sẽ làm như vậy nếu tìm được khu rừng bình yên. Ngặt nỗi ở nước mình, kiếm đâu ra khu rừng sạch sẽ? Sạch ở đây là không có ánh mắt cú vọ cùng muôn vàn bẫy bọng và họng súng sẵn sàng khạc đạn của phường săn chuyên kiếm sống bằng cách hút máu rừng?!
2. Câu chuyện con trăn khủng ở Vườn chim Bạc Liêu chết trong cảnh bị "cầm tù" và được Ban Quản lý vườn chim quyết định thuộc da, nhồi bông nhằm giữ lại tiêu bản cũng như phục vụ khách tham quan những tưởng sẽ ngủ yên theo thời gian thì 4 tháng sau, những cụm từ "trăn khủng", "trăn khổng lồ", "mãng xà vương"… lại xuất hiện dồn dập trên nhiều kênh thông tin đại chúng.
Hình ảnh những con trăn khủng được người dân bắt sống gây xôn xao trong dư luận. |
Thông tin kể lại rằng, vào chiều 1/7, khi đang chăn dê trên núi Hồng Lĩnh, anh Phạm Thái Học (ngụ xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) bắt được con trăn gấm cái nặng gần 40kg, dài hơn 4m. Hay tin chàng mục đồng tay không khống chế được con mãng xà đủ sức nuốt chửng anh ta, người làng và người từ các xã lân cận kéo đến xem "mãng xà vương" đông nghìn nghịt. Ai nghe chuyện anh Học tay không nhưng cả gan bắt sống trăn khổng lồ đều thán phục. Có người khi được biết đây không phải là lần đầu tiên anh Học "gô cổ" được con trăn khủng, mà trước đó anh đã tóm được 2 con trăn gấm, mỗi con nặng gần 20kg, đã không ngần ngại phong cho anh biệt danh… "vua mãng xà".
Các kênh thông tin đưa tin rằng, hay tin anh Học bắt được trăn gấm quý hiếm, nhiều thương lái đã tìm đến xem và ra giá gần chục triệu đồng để đổi lấy con trăn nhưng "vua mãng xà" từ chối. Nhưng bạn đọc chớ vội cảm kích! Chủ nhân của con trăn nói không với cám dỗ đồng tiền không phải vì anh ta ý thức được rằng trăn gấm là loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, được pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, mua bán, giết hại mà vì… ý định nấu ra cao thành phẩm bán sẽ lợi hơn bán tươi sống!
Ấy là người ta đưa tin như thế. Và nếu đúng như thế, hẳn giờ này con trăn gấm trên núi Hồng Lĩnh đã bị cô thành cục cao đen sì nghe nói rất bổ dưỡng với bất kỳ ai. Nếu đúng như vậy thì anh chàng mục đồng hẳn đã kiếm bộn bạc và hẳn nhiên, danh sách số lượng trăn gấm nằm trong Sách đỏ Việt Nam bị "tử nạn" sẽ được tiếp nối và câu hỏi được đặt ra là sao không thấy cơ quan chức năng can thiệp để cứu nguy cho con trăn bạc phước?!
3. Mới đây nhất, chính xác là vào ngày 3/8, chuyện hàng chục thanh niên đổ xô bao vây và bắt sống con trăn gấm dài hơn 6m, nặng gần 80kg tại ruộng bắp của anh Trần Minh Sanh (22 tuổi, ngụ phường 8, thành phố Sóc Trăng) lại một lần nữa khiến cụm từ "trăn khủng", "trăn khổng lồ"… dậy sóng!
Sách đỏ Việt Trăn gấm còn gọi là con nưa, hay trăn mắt võng, trăn hoa, chiều dài cơ thể lên đến 6m, sau giao phối 2,5-3 tháng thì đẻ từ 41-60 trứng, trứng ấp 2 tháng thì nở, tuổi thọ tới 21 năm, mức độ đe dọa bậc V (có thể bị đe dọa tuyệt chủng. Trăn đất hay trăn mốc sống ở rừng già, rừng thưa, chiều dài cơ thể đến 5m, mỗi lứa đẻ từ 15-60 trứng, ấp sau 2 tháng thì nở, con non sau khi nở từ 7-10 ngày bắt đầu ăn thức ăn. Số lượng trăn đất ngoài tự nhiên giảm rõ rệt do môi trường sống bị phá hủy (diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp) và con người săn bắt quá mức làm dược liệu và kỹ nghệ da. Mức độ đe dọa bậc V. |
Bắt được con trăn quý, anh Sanh không "ém" mà quyết định trưng bày nó trước nhà. Ngày anh Sanh phô con mãng xà khổng lồ trước nhà, có hàng trăm, hàng ngàn người ùn ùn kéo đến chiêm ngưỡng "mãng xà tinh". Lắm kẻ nặng nề chuyện mê tín dị đoan đồn thổi, thêu dệt đủ chuyện ly kỳ về con trăn, nào là nó là "trăn bà", "trăn thiêng", "trăn thần"… rồi mua bánh trái, thắp nhang cúng con vật chẳng biết mô tê ất giáp gì cái vụ vì sao người ta kẻ thèm nuốt miếng cao ninh từ cốt thịt của mình, kẻ thì gặp mình là vái lạy sái cổ.
Không thê thảm như 2 con trăn khủng ở Bạc Liêu và Hà Tĩnh, con trăn khổng lồ ở Sóc Trăng xem chừng may mắn hơn nhiều vì lần này nó được… cơ quan chức năng địa phương giải cứu kịp thời. Nhằm ngăn chặn nạn mê tín dị đoan bùng phát, và quan trọng nhất vì con trăn gấm là thành viên của Sách đỏ Việt
Nếu đúng như thế, nếu được như thế, quả là tin mừng cho con trăn gấm mà sau này, qua nhận diện, ông Dương Tấn Vũ, thuộc Phòng Thanh tra pháp chế của Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng, khẳng định đó là trăn đất chứ không phải trăn gấm. Tuy tên gọi có khác nhưng cũng như người anh em trăn gấm, trăn đất cũng có tên trong Sách đỏ Việt
4. Điểm qua 3 vụ trăn khổng lồ từ đầu năm đến nay, mới thấy có quá nhiều chuyện buồn liên quan đến ý thức, nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của người dân. Khi bắt được con trăn quý, họ không nghĩ đến việc sẽ bàn giao cho cơ quan chức năng mà chỉ chăm bẵm đến chuyện mua bán, nấu cao kiếm lợi. Nỗi buồn càng "nặng đô" hơn khi tại một số địa phương, cơ quan chức năng xem ra đứng ngoài cuộc, có khi thờ ơ với chuyện cứu hộ những con trăn khủng quý hiếm bị người dân bắt được và đang rục rịch chuyện mua bán.
Và chẳng còn gì buồn hơn khi những con trăn khủng được người có trách nhiệm quan tâm cứu hộ nhưng vì không có cánh rừng nào bình yên để thả nó về nơi hoang dã nên đành nuôi nhốt trong lồng sắt, để rồi chỉ sau một thời gian ngắn, con trăn khổng lồ… ngã bệnh và chết! Bi kịch của trăn khổng lồ, có lẽ là ở cái chỗ ấy!