Các nhà văn tên tuổi đều bị giới xuất bản… cự tuyệt?

Thứ Bảy, 06/08/2016, 11:40
Các bạn có biết ai là người chối bỏ Boleslaw Prus hay Gustave Flaubert không? Tuy điều này không thể tìm thấy trong cuốn sách khảo cứu, vừa phát hành đã gây xôn xao dư luận độc giả của nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng người Anh Alice Vincent, người từng đoạt giải thưởng Costa Book Awards - 2015, một trong những giải thưởng văn học uy tín nhất của Vương quốc Anh với tựa đề “Những lời từ chối - gác bỏ đầy bất lực”.

Chính vậy mà các bạn biết được điều thú vị hơn: Vì sao họ bị khước từ - cự tuyệt? Trong ấn bản đầy cuốn hút này đã nêu dẫn chứng qua những đánh giá tiêu cực về các tác phẩm bất hủ, cùng những lời “gác bỏ” đối với nhiều bản thảo lừng danh…  Tuy đầu sách cũng nêu tên tác giả, tác phẩm và ngày tháng cụ thể, nhưng lại không chỉ đích danh một nhà xuất bản nào đã làm cái trò “ngu xuẩn về văn hóa” đó.

Tuy rằng ngay từ đầu A. Vincent đã liệt kê danh tính một loạt các nhà xuất bản, ít nhiều liên quan đến sự “dốt nát văn học” ấy của họ, nếu như họ không cự tuyệt G. Flaubert, thì cũng B. Prus, Herman Melville, hay F. Scott Fitzgerald… hoặc nhiều văn sĩ nổi tiếng khác, mà tài ba sáng tác là không thể phủ nhận.

Trang bìa đầu sách khảo cứu gây xôn xao dư luận.

Trong danh mục đó là hầu hết các nhà xuất bản “uy tín và nổi danh”: từ Faber & Faber tới Doubleday, hoặc từ ban biên tập các tạp chí hàng đầu như The New Yorker đến Lire…

“Có thể tôi là kẻ quá cứng nhắc, nhưng thật ra tôi không thể hiểu được thực chất cái điều, mà nhân vật chính phải trằn trọc trên giường hết 30 trang giấy, để thả hồn mình đi đó, đi đây, trước khi chịu ngủ hẳn”. Với lời phê dạng tương tự một thời người ta đã từ chối cuốn “Lần theo sự quên lãng” của cây bút Ba Lan cự phách Marcin Prus.

Còn ngay trong năm 1851 chính cuốn Moby-Dick nổi tiếng của H. Melville đã bị dè bỉu ở Anh như sau: “Chúng tôi cho rằng ấn phẩm không phù hợp với thị trường sách thiếu nhi. Quá dài, quá sức với con trẻ. Chúng tôi cho rằng nó không xứng đáng với thanh danh dành cho con trẻ mà tác giả đã lợi dụng”(!).

Đầu năm 1856 G. Flaubert gạo cội, người được coi là một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu của nền văn học Âu - Mỹ nhận được bản thảo tiểu thuyết “Bà Bovary” bị trả lại, cùng với mảnh giấy đính kèm ghi: “Thưa ngài, ngài đã chôn cuốn tiểu thuyết của mình dưới một đống các đồ vật được miêu tả kỹ càng, nhưng quá thừa và vô ích”.

Còn bản thảo tập thơ đầu tiên của nữ thi sĩ bất hủ người Mỹ Emily Dickinson bị khước từ thẳng thừng, qua bút phê: “Trù trừ. Tất cả mọi chỗ đều sai”(!).

Nhà phê bình nghệ thuật A. Vincent.

Và đây là vài ví dụ tiêu biểu trong thời văn minh - đương đại, về mối quan hệ “khô khan” của giới xuất bản với thành quả lao động của các nhà văn “danh bất hư truyền” (trong ngoặc kép là lời từ chối chính thức): John Colett với “Côlin ở trường”, năm 1900: “Không thể bán nổi tới 10 cuốn này”(!); Henry James với “Nguồn Thánh”, 1901: “Quá tải về thần kinh … Không thể đọc được”; Ezra Pound với “Chân dung một phụ nữ”, 1912: “Hàng đầu quá nhiều âm “R”(!); James Joyce với “Death”, 1916: “Cuốn sách về mọi việc đều tan tành. Cũng như cách viết quá ướt át”(!); Francis S. Fitzgerald với “Thiên đường từ đây”, 1920: “Cốt truyện không đạt được tới sự kết thúc hoàn hảo. Chẳng có tính chất nào, chẳng có sự nghiệp nào của nhân vật chính đạt được tới một điểm nào đó - mà mục tiêu ban đầu đề ra”(!); William Faulkner với “Điều thánh thiện”, 1931: “Chúa ơi, Chúa ơi, chúng ta không thể phổ biến cuốn sách này được. Chúng ta sẽ bị tống vào tù hết cả lũ”; Samuel Beckett với “Molloy”, 1951: “Có phát hành cũng bằng thừa: vị giác tồi của độc giả Pháp - ưa đi trước - không thể bắt công chúng Mỹ nuốt trôi được”(!); William Golding với “Ruồi chúa”, 1954: “Chúng tôi không cho rằng ngài đã đạt được thành công trong việc phát triển một ý nguyện đầy hứa hẹn”; Vladimir Nabokov bị phê về một phóng tác dạo năm 1955: “Đây đúng ra là câu chuyện của một nhà phân tâm học nào đó và được biến hóa thành tiểu thuyết, chứa đựng một vài khía cạnh của một giả thuyết có vẻ đúng mà ông ta đưa ra, nhưng dẫn đến sự ghê tởm sau cùng - ngay cả với những người có đầu óc tiến bộ nhất… Chúng tôi đề nghị bản thảo này phải được chôn vùi cả nghìn năm(!) v.v…

Còn bây giờ đến lượt văn hóa đại chúng. Herbert George Wells với “Cỗ máy thời gian”, 1895: “Không lôi cuốn được ngay cả với một độc giả bình thường nhất và không đủ để cho những người có học để ý tới”. Cũng tác giả trên với “Cuộc chiến tranh thế giới”, 1898: “Một cơn ác mộng triền miên không thể sử dụng được. Vì Chúa, xin các bạn chớ đọc quyển sách đáng sợ này”; Pearl S. Buck với “Bầu trời Trung Hoa”, 1941: “Rất đáng tiếc, nhưng độc giả Hoa Kỳ nói chung không mảy may quan tâm chút nào về Trung Quốc cả”(!); hay John Le Carré với “Điệp đến từ vùng giá lạnh”, 1963: “Trả bản thảo lại. Le Carré đâu có triển vọng gì”(!).

X.Hiếu (theo The Burlington Magazine)
.
.