Chống "mafia rùa" ở Madagascar
Bọn săn trộm rùa ở Madagascar, còn được gọi là "mafia rùa", ngày càng gia tăng săn lùng loài rùa đến mức loài bò sát này tại quốc gia ở Ấn Độ Dương có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Mafia rùa - được coi là bao gồm cả giới quan chức chính quyền tham nhũng và các băng nhóm buôn lậu có tổ chức - đang đáp ứng nhu cầu mạnh về thịt rùa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài làm vật nuôi cảnh và mai rùa được dùng làm thuốc... kích dục.
Ndranto Razakamamarina, người đứng đầu Hiệp hội Các tổ chức bảo tồn tự nhiên (ACG) của
Thường thì bọn săn trộm tổ chức thành từng nhóm có khi lên đến 100 người tỏa xuống mọi khu thôn xóm để thu gom rùa - được khoảng hàng ngàn con chỉ trong vài tuần lễ. Bọn chúng thậm chí còn được vũ trang bằng vũ khí hiện đại sẵn sàng chống trả quyết liệt những ai muốn ngăn chặn chúng.
Nhà bảo tồn tự nhiên Rafeliarisoa giải thích: "Khi một băng săn trộm rùa trang bị súng ống và dùi cui xuất hiện bắt rùa, dân làng không có khả năng tự vệ". Ông còn cho biết thêm, khi giá cả thực phẩm tăng cao, mọi người đều chuyển sang ăn thịt rùa. Thịt rùa là món thịt rất được ưa chuộng ở một số địa phương ở miền Nam Madagascar như là Tsiombe và Beloka. Thậm chí quan chức chính quyền cũng thích thưởng thức thịt rùa mà lẽ ra họ phải là những người đi đầu trong mọi chiến dịch bảo vệ loài bò sát đang có nguy cơ tuyệt chủng này.
Giống rùa đặc hữu Radiated của Madagascar bị bắt giữ ở Thái Lan trong năm 2010. |
Herilala Randriamahazo, chuyên gia Hiệp hội Vì sự sinh tồn của loài rùa (TSA) của Madagascar, kể lại chuyến đi nghiên cứu mới đây của ông đến Tsiombe và Beloka trong vai du khách và chứng kiến thịt rùa ở hai địa phương này phổ biến đến mức trở thành món "đặc sản" trong mọi nhà hàng.
Randriamahazo cho biết một tô thịt rùa hầm với cà chua, tỏi và hành củ được bán với giá chỉ 2,5 USD! Món được nấu mang ra cho Randriamahazo trong vòng chưa đầy 30 phút, song ông đã trả lại cho bồi bàn mà không ăn vì tôn trọng loài rùa.
Randriahamazo kể thêm: Trên mọi đường phố ở Tsiombe và Beloka đầy rẫy mai rùa vứt bừa bãi - một dấu hiệu cho thấy rùa đang bị tàn sát lan tràn để phục vụ thú ẩm thực độc ác của con người. Trước đây rùa được một số cộng đồng ở
Hiện nay, nếu rùa không bị giết chết trong các nhà hàng, thì chúng cũng nằm gọn trong vali của bọn buôn lậu rùa. Đảo quốc
Nhiều hệ thực vật và hệ động vật của
Một báo cáo của Quỹ Thế giới bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hoang dã (WWF) vào đầu tháng 6 vừa qua tuyên bố hơn 600 loài mới được khám phá ở "Đảo Kho báu" (Madagascar) trong 10 năm qua, song hiện thời nhiều loài đã bị tận diệt.
Hasina Randriamanampisoa, chuyên gia thuộc Tổ chức Bảo tồn đời sống hoang dã Durell cho biết, bọn buôn lậu có tổ chức rất chặt chẽ, bán rùa trên thị trường chợ đen ở nhiều quốc gia châu Á như là Thái Lan. Một số quốc gia phát triển thịnh vượng ở châu Á cũng coi rùa
Theo giới chuyên gia bảo tồn tự nhiên, trong năm 2010, nhân viên hải quan sân bay Kuala Lumpur, Malaysia, đã bắt giữ 2 phụ nữ Madagascar vận chuyển 400 rùa con Madagascar trái phép.
Richard Thomas, chuyên gia của Traffic International, một tổ chức cố gắng ngăn chặn buôn lậu động vật ngoại lai, cho biết hai loài rùa Radiated và Ploughshare có mặt trong số 400 con rùa bị bắt giữ này được coi là cực kỳ quý hiếm trên thế giới. Bọn chúng cũng buôn lậu rùa lớn để nuôi gây giống ở nhiều nước châu Á.
Randriamanampisoa dự đoán số lượng rùa
Theo Randriamanampisoa, hiện có 4 loài rùa đặc hữu ở
Theo tiết lộ của báo chí, TSA cùng với Hội Orianne và nhóm Nautilus Ecology vừa qua tuyên bố giống rùa Radiated (Astrochelys radiata) có thể biến mất hoàn toàn rất nhanh nếu không được bảo vệ. Loài rùa này chỉ có thể tìm thấy ở khu vực miền Nam Madagascar. Tại khu vực này ngày trước rùa được bảo vệ vì là loài vật thiêng, song bây giờ điều đó đã thay đổi.
Tiến sĩ Christina Castellano, Giám đốc Bộ phận bảo vệ rùa ở Hội Orianne, nhận xét: "Một sự thay đổi lớn đã xảy ra ở Madagasca. Theo truyền thống, thịt rùa chỉ xuất hiện trong một số sự kiện đặc biệt, nhưng bây giờ người ta ăn thịt rùa hàng ngày... Điều đó chứng minh mức độ tiêu thụ thịt rùa cao đến thế nào".
Theo báo cáo của WWF năm 2010, ít nhất 1.000 con rùa bị buôn lậu từ miền Nam Madagascar mỗi tuần. Còn trong tháng 10/2010, chính quyền Thái Lan tuyên bố họ đã bắt giữ hơn 200 con rùa bị buôn lậu đến Bangkok từ Antannanarivo, thành phố miền Trung Madagascar