Đại dương đang bị biến thành thùng axít

Thứ Hai, 07/04/2014, 18:40

Chúng ta càng thải nhiều khí cacbon điôxít, các đại dương sẽ có tính axít mạnh hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh vật biển và cũng đẩy nhanh tốc độ nóng lên của trái đất.

Các đại dương hấp thụ một số lượng lớn khí CO2 thải ra khí quyển - trong thực tế, các đại dương là một bồn chứa cácbon vượt qua khả năng hấp thụ của rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil. Nhưng đại dương càng hấp thụ nhiều khí CO2, chúng càng mang tính axít, do một số cácbon phản ứng bên trong nước để tạo thành axít cácbôníc. Đây là một quá trình chậm - không phải đến mức toàn bộ đại dương bất ngờ trở thành một bể axít hydro-cloric.

Nhưng theo 2 nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trên tờ Nature Climate Change, sự axít hóa có thể khuếch đại sự ấm lên của trái đất.

Công trình nghiên cứu thứ nhất của nhà nghiên cứu người Đức Astrid Wittmann và Hans-O. Portner, là việc phân tích tổng hợp vào các hiệu ứng đặc biệt làm tăng mức axít có khả năng tác động đến một số loại sinh vật biển như san hô, động vật đa gai, thân mềm, giáp xác và cá.

San hô là loài phải chịu đựng khó khăn nhiều nhất. Các loài động vật không xương sống này tiết ra canxi cácbon để làm thành các bãi đá ngầm và nguồn gốc của hệ sinh thái phong phú và xinh đep của các đại dương. Đại dương có tính axít càng cao sẽ can thiệp đến khả năng tạo đá ngầm của san hô.

Một số loài san hô đã có khả năng thích nghi với độ pH thấp trong nước nhưng kết hợp với sự ấm lên trực tiếp của đại dương - có thể dẫn đến việc san hô bị bạc màu và giết chết cả bãi đá ngầm. Nhiều nhà khoa học tin rằng, san hô có thể bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này nếu chúng ta không giảm lượng khí thải cácbon.

Đại dương bị axít hóa nhanh chóng đe dọa tới các thảm san hô.

Nghiên cứu được công bố trên tờ Nature Climate Change cho rằng, động vật thân mềm như hàu và mực cũng đấu tranh để thích nghi với sự axít hóa, mặc dù loài giáp xác như tôm hùm hay cua - với bộ xương ngoài nhẹ - lại thích ứng tốt hơn. Với cá thì điều này khó có thể biết được, mặc dù các loài này sống trong các rặng san hô sẽ gặp khó khăn nếu san hô không còn nữa. Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu người Mỹ, Đức và Anh - tìm hiểu về các hiệu ứng mà sự axít hóa đại dương có thể gây ra đối với sự ấm lên của khí quyển.

Họ phát hiện ra rằng, độ pH của đại dương giảm sẽ dẫn đến sự tập trung của sunfua trong hợp chất đimêtin sunfít (DMS). Tại sao phải quan tâm đến điều này? Chất DMS thải ra từ biển là nguồn sunfua tự nhiên lớn nhất của khí quyển. (nguồn sunfua thải ra từ con người có kèm theo hợp chất cháy từ than đá.)

Sunfua dưới dạng sunfua điôxít, không phải là khí nhà kính. Nhưng mức sunfua cao trong khí quyển có thể làm giảm năng lượng mặt trời chiếu đến bề mặt trái đất, gây ra hiệu ứng làm lạnh. (Sau vụ phun trào nham thạch của núi lửa Pinatubo ở Philippines vào năm 1991, thải ra hàng triệu tấn sunfua điôxít vào khí quyển, trung bình nhiệt độ trong 2 năm của trái đất giảm 0,5oC.)

Nếu sự axít hóa làm giảm sự phát sinh sunfua, nó sẽ làm tăng năng lượng mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất và đẩy nhanh tốc độ làm ấm lên - điều được dự đoán trong tờ Nature Climate Change. Lại thêm một bất ngờ nữa mà đại dương dành cho chúng ta

V.Nguyễn - P.T. (theo Time)
.
.