Giải thưởng Ig Nobel dành cho những nghiên cứu “không giống ai”

Thứ Hai, 05/11/2007, 17:45
Giải thưởng Ig Nobel được đánh giá là hoạt động chính trị hơn chỉ là nhận thức về giá trị khoa học của một cá nhân. Ig Nobel dành cho những nghiên cứu vô nghĩa và còn hồ nghi trong năm. Tên gọi Ig Nobel có thể được diễn giải là “không tác động và đơn giản”.

Giải thưởng được lập ra bởi tạp chí Annals of Improbable Research năm 1991 và sau đó nhanh chóng phổ biến giữa những người không có gì để làm cho khoa học.

Ban giám khảo của Ig Nobel là những người không liên quan đến khoa học và kết quả cuối cùng hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên.

Nghi lễ nhận giải thưởng Ig Nobel không bắt buộc người ta phải mặc áo đuôi tôm. Còn những người được đề cử thì ăn mặc giả trang như trong lễ hội hóa trang, với mũ Thổ Nhĩ Kỳ, mũi to và tóc giả.

Giải Ig Nobel được trao đúng một tuần trước khi những ứng viên cho giải Nobel thực thụ nhận giải. Khi tên những ứng viên được loan báo thì những chiếc máy bay giấy được phóng tung khắp sảnh làm lễ. Sau khi nghi lễ kết thúc, một người đặc biệt - gọi là “Người giữ Chổi” - sẽ lo phần quét dọn sạch đống máy bay giấy vương vãi khắp sảnh.

Bác sĩ Roy Clauber là “người giữ chổi” liên tục và chỉ “bỏ việc” một lần vào năm 2005 khi bay đến Stockholm để nhận giải Nobel thật! Bài diễn văn được đọc tại lễ trao giải Ig Nobel kéo dài hơn... 1 phút, còn số ứng viên chỉ nói có vài từ. Điều “bất ngờ” nhất là những người đoạt giải chỉ nhận được huy chương hết sức đơn giản và không có giá trị.

Một điều nữa là Ủy ban Ig Nobel không bao giờ bù tiền ứng viên phải chi ra để đến Havard tranh giải. Nghi lễ kết thúc theo truyền thống với câu chào “Nếu bạn không trúng giải - và nếu có trúng giải - thì năm sau sẽ may mắn hơn”.

Mục tiêu chính của giải Ig Nobel là đem lại tiếng cười vui vẻ cho mọi người và kế đến là phục vụ sự hoạt động quan tâm đến khoa học trong xã hội. Năm 1995, cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, Robert May, đã yêu cầu Ủy ban Ig Nobel rời nước này vì ông cho rằng giải thưởng phương hại đến uy tín của các cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh trong nước. Nhưng tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu Anh không đồng tình với ý kiến này.

Sự thật là không phải những nghiên cứu đoạt giải Ig Nobel bao giờ cũng đều xa rời thực tế và vô nghĩa. Một số nghiên cứu phát minh có thể có ích cho con người cũng như cho ứng viên giải.

Nhà khoa học Nga Yury Struchkov công bố 948 đề tài khoa học trong vòng 9 năm (tức là một đề tài trong 4 ngày) và nhờ Ig Nobel mà sau đó ông được trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học Nga!

Peter Bars nghiên cứu những tổn thương do trái dừa rơi gây ra đã trở thành ngôi sao trong thế giới truyền thông nhờ nhận giải Ig Nobel. Một số nghiên cứu trong những thời kỳ khác nhau đoạt giải Ig Nobel hết sức kỳ cục. Ví dụ, người chiến thắng năm 2006 trong lĩnh vực điểu học: với đề tài khoa học tại sao chim gõ kiến không... nhức đầu!

Di An (theo Pravda)
.
.