Hậu quả từ hiện tượng trái đất nóng dần
Trong vài thập niên qua, ngày càng có nhiều người Mỹ bắt đầu mắc phải các chứng dị ứng theo mùa và bệnh suyễn (hen). Tình trạng ô nhiễm khiến cho con người càng nhạy cảm hơn với những tác nhân gây dị ứng trong không khí.
Các nghiên cứu cho thấy mức carbon dioxide cao hơn và nhiệt độ nóng hơn kết hợp với sự ấm lên toàn cầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích thực vật ra hoa sớm hơn và sinh ra phấn hoa nhiều hơn. Khi các tác nhân gây dị ứng xuất hiện sớm hơn, triệu chứng dị ứng theo mùa có thể kéo dài hơn.
2. Động vật thay đổi môi trường sống đến nơi cao hơn (ảnh 2)
Bắt đầu từ thập niên 90 thế kỷ XX, chúng ta dễ nhận thấy loài sóc và chuột hay tìm đến những nơi đất cao ráo hơn để sống. Các nhà nghiên cứu phát hiện lý do khiến thú vật di chuyển đến nơi cao hơn có thể do những thay đổi nơi môi trường sống quen thuộc của chúng mà thủ phạm chính là sự ấm lên toàn cầu.
Những thay đổi môi trường sống tương tự cũng đe dọa các loài vùng Bắc Cực như là gấu trắng Bắc Cực, khi biển băng tan chảy.
3. Bắc Cực... ra hoa (ảnh 3)
Trong khi sự tan băng ở Bắc Cực có thể gây ra nhiều vấn đề cho quần thể thực và động vật ở những vùng thấp hơn, thì hiện tượng này sẽ tạo ra một tình trạng rực nắng rõ rệt cho quần thể sinh vật Bắc Cực. Thực vật Bắc Cực thường bị chôn vùi dưới băng giá trong phần lớn thời gian trong năm. Đến khi băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, thực vật có lẽ sẽ dễ dàng phát triển.
Nghiên cứu cho thấy hiện tượng quang hợp ở mức cao hơn sinh ra chất diệp lục trong đất hiện đại hơn là trong đất cổ, từ đó thể hiện một sự bùng nổ về sinh học ở Bắc Cực trong những thập niên gần đây.
4. Sự tan chảy trong lòng đất (ảnh 4)
Nhiệt độ tăng cao của hành tinh không chỉ làm tan chảy những sông băng to lớn, mà còn làm tan tầng đất đóng băng thường xuyên nằm bên dưới mặt đất. Sự tan chảy này gây ra hiện tượng mặt đất bị co rút lại và trở nên không bằng phẳng - hiện tượng tạo ra những chỗ đất sụt và tác động đến những cấu trúc như là đường ray xe lửa, đường xa lộ và nhà cửa.
Hiệu quả gây mất ổn định của sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng cao (ví dụ như trên núi) có thể gây lở đá hay lở bùn.
5. Những đám cháy rừng thường xuyên hơn (ảnh 5)
Sự ấm lên toàn cầu không chỉ làm tan băng và gây ra những trận bão lớn, mà còn dẫn đến những đám cháy rừng dữ dội. Ở Mỹ và các quốc gia phương Tây, trong vài thập niên qua, đã ghi nhận ngày càng nhiều các đám cháy rừng lan rộng hơn và kéo dài hơn.
Các nhà khoa học liên kết những đám cháy rừng với nhiệt độ trái đất nóng hơn và tuyết tan sớm hơn. Mùa xuân đến sớm làm tuyết tan sớm hơn, những khu rừng trở nên khô lâu hơn làm tăng nguy cơ bắt lửa