Hiệp định RCEP sẽ đem đến những gì?

Thứ Năm, 17/12/2020, 18:02
Với mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác kinh tế chất lượng cao, toàn diện và cùng có lợi, RCEP không những thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại khu vực mà còn tiếp thêm sức sống mới cho sự phục hồi kinh tế thế giới.

Tất nhiên, các nước Đông Nam Á còn phải tiến hành cải cách mạnh mẽ thì mới có thể tạo được sức cạnh tranh. Việc này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà có thể phải mất từ 5 đến 10 năm.

Tại hội nghị thường niên kinh tế - tài chính 2021 tổ chức cuối tháng 11 vừa qua, Shaun Roache, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings đã đưa ra quan điểm rằng bên hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP có thể không phải là Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, mà là các nước Đông Nam Á.

Theo ông này, nếu các nước này có thể tham gia nền kinh tế khu vực với hiệu suất cao hơn và liên tục phát triển mạng lưới công nghệ riêng thì họ có thể dần trở thành trung tâm công nghệ của khu vực.

Hiện tại, khu vực ASEAN đã có nhiều hiệp định thương mại tự do “10+1” với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các mối quan hệ thương mại tự do giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, điều này dễ dẫn đến cái gọi là “hiệu ứng bát mì” - các ưu đãi và quy tắc xuất xứ khác nhau của các thỏa thuận lẫn lộn và chồng chéo lên nhau. Với tư cách “người tích hợp” hiệu quả các quy tắc khu vực, RCEP tối ưu hóa các quy tắc kinh tế và thương mại khu vực.

Hiện tại, ASEAN coi việc duy trì sự đoàn kết, trung lập, trung tâm và vai trò lãnh đạo là mục tiêu chiến lược trong khi xử lý các chính sách đối nội và đối ngoại, đồng thời muốn tận dụng triệt để những điều này để mang lại nhiều lợi ích chiến lược hơn cho các nước thành viên, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực.

Nhóm thứ hai có nền tảng công nghiệp và nhân công tiềm năng.

Đánh giá từ các văn kiện hiện có, tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 chỉ ra rằng cần phải thông qua việc tăng cường hội nhập và đẩy mạnh quan hệ đối ngoại để đảm bảo vai trò trung tâm của khối này. Từ góc độ hợp tác kinh tế, khác với các hiệp định thương mại tự do truyền thống khác do các nước lớn thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo như TPP, Hiệp định RCEP bắt nguồn từ ASEAN và lấy ASEAN làm trung tâm.

Khi giữa các nước thành viên xảy ra xung đột lợi ích, ASEAN đóng vai trò trung gian hòa giải, kết nối và đàm phán để đạt được phương án mà tất cả các bên đều chấp thuận. ASEAN kiên trì “phương thức ASEAN” độc đáo và mô hình lãnh đạo dựa trên nền tảng là sự đồng thuận, đồng thời đàm phán với các đối tác đối thoại để xây dựng chương trình hợp tác vừa mang tính nguyên tắc, vừa có tính linh hoạt.

Về mức độ hội nhập, khoảng cách chênh lệch giữa các nước ASEAN tương đối rõ ràng. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế quốc dân, có thể chia thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên là Singapore và Brunei, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và trình độ kinh tế tương đối cao nhưng do diện tích nhỏ hẹp và giá nhân công đắt nên ngành công nghiệp của những nước này tập trung vào phân khúc sản xuất các mặt hàng cao cấp.

Nhóm thứ hai là Malaysia, Indonesia, Thái Lan... có nền tảng công nghiệp tương đối yếu, bù lại lực lượng lao động của những nước này có lợi thế rõ ràng về giá và số lượng, có sức hút mạnh mẽ đối với các ngành sử dụng nhiều sức lao động. Việc RCEP được ký kết sẽ giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp sử dụng nhiều sức lao động từng bước chuyển dịch sang các nước thuộc nhóm thứ 3 còn lại.

Trong khuôn khổ RCEP, các tiêu chuẩn tiếp cận thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước thành viên từng bước được nới lỏng, các quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục hải quan dần được thống nhất và đơn giản hóa, thúc đẩy dòng chảy tự do của các yếu tố kinh tế trong khu vực, từ đó thúc đẩy các chuỗi ngành nghề toàn cầu và khu vực hội nhập và phát triển theo chiều sâu, thiết lập hệ thống phân công lao động hoàn thiện và chính xác hơn.

Từ nội dung của RCEP có thể hình dung một cách đơn giản lợi ích của hiệp định này trong tương lai. Một khi RCEP chính thức đi vào hoạt động, hơn 90% thương mại hàng hóa sẽ được thực hiện mức thuế bằng 0 theo hình thức tiệm tiến trong vòng 10 năm, thông tin người dùng và quyền lợi của người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử sẽ được bảo vệ, thủ tục hải quan và thông quan sẽ được đơn giản hóa thông qua các biện pháp quản lý hiệu quả cao như sử dụng công nghệ thông tin...

Dưới tác động của dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. RCEP có thể giúp phục hồi mạnh mẽ niềm tin của các bên, thúc đẩy hội nhập và phát triển chuỗi ngành nghề cũng như chuỗi cung ứng trong khu vực, giúp phục hồi nền kinh tế ASEAN và thế giới. Theo các tính toán liên quan, đến năm 2025, dự kiến RCEP sẽ thúc đẩy xuất khẩu, mức đầu tư lưu động với nước ngoài và GDP của các nước thành viên tăng lần lượt 10%, 2,6% và 1,8% so với mức sàn.

Tương lai của RCEP tuy tươi sáng nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc ký kết RCEP mới chỉ là bước khởi đầu, sau khi được phê chuẩn tại các nước thành viên, mới chính thức có hiệu lực.

Huy Thông (Tổng hợp)
.
.