Indonesia: Tiếp tục cảnh báo về động đất, sóng thần và núi lửa
Đau thương và tang tóc
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến trưa 29/10, số nạn nhân chết trong vụ động đất, sóng thần và núi lửa đã lên tới khoảng 400 người. Vì số người mất tích chưa kiểm soát được (trên 400), cộng thêm hàng trăm người bị thương, trong đó có nhiều người trong tình trạng nguy kịch nên số người chết sẽ còn tăng. Hơn nữa, núi lửa Merapi vẫn tiếp tục phun trào cho dù chính quyền địa phương đã tổ chức 46 điểm tạm trú tại huyện lân cận Magelang và đặc khu Yogyakarta để đón nhận khoảng 50.000 người sơ tán.
Các bệnh viện đang khẩn trương cứu chữa cho hàng chục bệnh nhân bị bỏng từ 70-80 độ. Nạn nhân bị chết bỏng do những dòng nham thạch nóng tới 600oC và những cột khói bụi phun trào từ miệng núi lửa với tốc độ 300 km/giờ.
Điều đáng nói là ban đầu chính quyền địa phương nhận định núi lửa Merapi sẽ không gây thiệt hại về người, nhưng đã có ít nhất 30 thi thể được tìm thấy, 40 người bị bỏng và khoảng 60 người phải điều trị các bệnh về hô hấp do hít phải bụi núi lửa. Được biết, núi lửa Merapi đã phun những cột tro bụi cao tới 1,5km cùng những dòng dung nham nóng bỏng, khiến hàng nghìn người dân trong vùng chịu ảnh hưởng phải chạy nạn trong sự hoảng loạn.
Tính đến sáng 28/10, tại quần đảo Mentawai, nơi hứng chịu động đất và sóng thần, số người thiệt mạng đã lên tới 300 người, hơn 400 người mất tích, 25.426 ngôi nhà bị hỏng nặng, ít nhất 20.000 người mất nhà cửa. Và con số thiệt hại kể trên còn tiếp tục tăng bởi đó mới chỉ là thống kê sơ bộ.
Chiều 27/10, máy bay vận tải và trực thăng đã chở hàng chục tấn hàng cứu trợ tới khu vực thiên tai, nhưng nhiều thuyền nhỏ và canô hầu như không vào được khu vực bị thiên tai, còn tàu lớn của trung tâm cứu nạn cũng phải mất 12 giờ mới có thể đi từ thành phố Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra tới quần đảo Mentawai. Lương thực, lều bạt, thuốc men và các hàng cứu trợ khác đã được đưa tới quần đảo Mentawai, nhưng với số lượng khá khiêm tốn.
Ngoài việc huy động người và phương tiện chở hàng cứu trợ đến khu vực núi lửa Merapi, quân đội và cảnh sát còn hỗ trợ lực lượng chức năng địa phương tiếp tục tìm kiếm nạn nhân, ổn định lại trật tự trong khu vực. Một tàu bệnh viện di động của Hải quân
Phần lớn các làng bị sóng thần cuốn trôi là những địa phương chưa có điện, nên việc thông tin cảnh báo đến khu vực này vô cùng khó khăn. Làng Batumonga là một trong những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất bởi không còn một ngôi nhà nào đứng vững, chỉ có 40 người may mắn sống sót sau thảm họa sóng thần. Một người đàn ông kể lại, sau trận động đất không lâu, một cột nước cao chừng 8m đã ập xuống ngôi nhà nhỏ, cuốn phăng tất cả không chỉ nhà và tài sản mà cả vợ và hai đứa con của ông.
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã phải rút ngắn chuyến thăm cấp nhà nước ở Việt
Theo ông Antorizon, người đứng đầu bộ phận đối phó với thảm họa thuộc Cơ quan Cứu hộ và Tìm kiếm quốc gia Indonesia (Basarnas), hầu hết thi thể người thiệt mạng được tìm thấy ở 4 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận sóng thần là Nam Pagai, Bắc Pagai, Sikakap và Nam Sipora, những khu vực nằm dọc bờ biển Tây Sumatra. Thi thể các nạn nhân nằm rải rác trên bãi biển và đường đi vì không đủ người chôn cất.
Cảnh báo tiếp theo sẽ là gì?
Ngoài thảm họa động đất, sóng thần và núi lửa, người dân
Tuy các đội cứu trợ bao gồm quân đội, cảnh sát, nhân viên y tế đã lên đường ngay sau khi chính quyền công bố tình trạng khẩn cấp tại Mentawai, nhưng vì thời tiết xấu, sóng biển cao nên họ khó tiếp cận vùng bị thảm họa và công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn. Tàu chở hàng cứu trợ cùng đội cứu hộ và tình nguyện viên có thể phải tới ngày 29 hoặc 30/10 mới đến được quần đảo Mentawai.
Nhà nghiên cứu núi lửa hàng đầu của
Giới chuyên môn nhận định, nhiều vết đứt gãy nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương có khả năng tiếp tục gây ra động đất và khiến núi lửa hoạt động trở lại. Sau thảm họa sóng thần ở
Những người sống sót sau vụ sóng thần kể lại, họ không nhận được bất cứ lời cảnh báo nào về sóng thần. Sóng thần đã san phẳng ít nhất 10 ngôi làng và cuốn trôi mọi thứ trong phạm vi 600m vào đất liền ở Nam Pagai. Giới chức của tỉnh Tây Sumatra cho biết, sóng thần ập đến chỉ 15 phút sau động đất và xảy ra vào ban đêm nên người dân không kịp trở tay, gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Giới chuyên môn rất quan tâm tới tuyên bố của ông Ridwan Jamaluddin thuộc Cục Đánh giá và Ứng dụng công nghệ
Có người nhận định, do không được bảo dưỡng tốt nên hệ thống cảnh báo sóng thần đã bị hư hỏng, nhưng giả thiết này không thuyết phục. Thiết bị cảnh báo này được Đức viện trợ năm 2008 song nó không hoạt động khoảng một tháng trước, người đứng đầu Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia cũng khẳng định như vậy. Giới chuyên môn nhận định, việc cố ý phá hoại là thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền trong nỗ lực phòng ngừa thiên tai ở nước này.
Indonesia đã mất nhiều năm để thiết kế và lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm trị giá hàng triệu USD với sự giúp đỡ của Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác. Dự án được khởi động sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 khiến 250.000 người tại 11 quốc gia thiệt mạng, trong đó một nửa nạn nhân ở Indonesia.
Trong khi đó, giới chức địa phương cho rằng, dù hệ thống cảnh báo sóng thần hoạt động tốt cũng không thể kịp thông báo với người dân - đảo Pagai thuộc quần đảo Mentawai nằm rất gần tâm chấn, vì thế sóng thần tràn tới đây chỉ trong vòng 5-10 phút