Khám phá bí ẩn bên trong lỗ đen vũ trụ

Thứ Tư, 21/12/2011, 14:25

Gần đây, một thành viên của Viện Nghiên cứu hạt nhân Vyacheslav Dokuchaev tại Moskva đưa ra một giả thuyết thực sự giật gân rằng, các lỗ đen siêu lớn có thể chứa không chỉ các hạt vi mô photon và proton - mà toàn bộ các hành tinh có thể xoay quanh một lỗ xung quanh dị điểm trung tâm trên một quỹ đạo ổn định. Đồng thời các hành tinh đó về nguyên tắc có thể có các phản ứng phức tạp giữa các hóa chất và do đó, có khả năng tồn tại sự sống như chúng ta.

Vũ trụ chỉ là một bong bóng được "thổi lên" từ một lỗ đen

Trang web Pradva của Nga ngày 28/11 cho hay, thông thường, chúng ta vẫn tin rằng, vũ trụ được sinh ra từ khoảng 13 tỉ năm về trước do vụ nổ "Big Bang" nổi tiếng (Theo thuyết Big Bang, Big Bang là sự bùng nổ của một dị điểm cùng lúc tạo ra không gian và thời gian. Những khái niệm thông thường về thời gian và không gian mà chúng ta thường hiểu không áp dụng được trước khi Big Bang bùng nổ). Nhưng tại sao vụ nổ lại xảy ra và trước đó là gì?

Hai nhà khoa học đến từ Trung tâm Không gian của Viện Vật lý Astro (ASC FIAN), Vladimir Lukash và Vladimir Strokov tin rằng, câu trả lời có thể là một lỗ đen.

Gần như không thể có được bất kỳ thông tin xác thực nào về lỗ đen, bởi vì năng lượng sức hút của nó rất lớn, thậm chí các hạt ánh sáng - photon - cũng không thể thoát ra được. Theo các nhà khoa học, có một vùng bên trong lỗ đen được gọi là dị điểm, nơi không có không gian cũng như thời gian, tỉ trọng có thể lên đến vô cùng.

Giả sử vũ trụ sinh ra từ dị điểm đó. Tức là, trước đó có một điểm nhất định không có bất kỳ thông số vật lý nào quen thuộc với chúng ta. Nhưng rồi có một vụ nổ, và vũ trụ bắt đầu được tính từ đó. Vậy thì, nếu ban đầu không có gì, thì vụ nổ bắt nguồn từ đâu?

Tiến sĩ khoa học vật lý và toán học Vladimir Lukash, Trưởng môn Lý thuyết  vật lý học thiên thể ASC FIAN, và đồng nghiệp của ông Vladimir Strokov quyết định mô phỏng tình huống để có thể quan sát khu vực dị điểm và xem những gì sẽ xảy ra ở đó.

Tiến sĩ Lukash nói: "Tất nhiên, như trước đó, không thể ngay lập tức vào trong đối tượng thiên văn này. Nhưng chúng tôi đã theo dõi được quá trình đi của các photon qua các khu vực dị điểm này, nơi không áp dụng lý thuyết cổ điển của thuyết tương đối, mà trên mô hình toán học".

"Khi một ngôi sao bị hút vào lỗ đen, đã sinh ra một trường lực hấp dẫn rất mạnh và là nguyên nhân sản sinh ra các phân tử. Và sau đó, kể từ khi nở ra, quá trình vẫn tiếp tục và hút các nhiên liệu để biến nó thành một lượng lớn".

Phát hiện này giúp làm sáng tỏ nguồn gốc vũ trụ của chúng ta. Nó chỉ ra rằng, vũ trụ là kết quả của một hình thể nhất định liên quan đến lực hút đã xảy ra từ hàng tỉ năm trước đây, chỉ là  một bong bóng được "thổi lên" từ một lỗ đen.

Đồng tác giả nghiên cứu, Vladimir Strokov đã đưa ra lời giải thích đơn giản hóa: "Như vậy, chúng ta đang ở phía bên kia của lỗ đen tồn tại trong một số vũ trụ khác, không biết đến chúng ta".

Lý thuyết Big Bang không bị loại bỏ, nhưng nguyên nhân sinh ra nó khác với quan điểm trước đây: nó không sinh ra từ một sự nổ bùng lớn của một dị điểm vô cùng đặc, vô cùng nóng, áp suất cực lớn, mà là kết quả lực tác động của các trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, phát ra các phân tử từ mặt lỗ đen ở "phía chúng ta".

Gần đây, một thành viên khác của Viện Nghiên cứu hạt nhân Vyacheslav Dokuchaev tại Moskva  đưa ra một giả thuyết thực sự giật gân rằng, các lỗ đen siêu lớn có thể chứa không chỉ các hạt vi mô photon và proton - mà toàn bộ các hành tinh có thể xoay quanh một lỗ xung quanh dị điểm trung tâm trên một quỹ đạo ổn định. Đồng thời các hành tinh đó về nguyên tắc có thể có các phản ứng phức tạp giữa các hóa chất và do đó, có khả năng tồn tại sự sống như chúng ta.

Vì vậy, chúng ta có thể sẽ được gặp người ngoài hành tinh trong lỗ đen và ở "phía bên kia của nó". Chúng ta không thể tìm ra họ cho dù họ sống ở đó bởi vì chúng ta không thể vào được bên trong lỗ đen, và mô hình máy tính được xây dựng bằng vật lý thiên văn vẫn chưa đủ hiện đại để cho chúng ta biết thêm chi tiết về cuộc sống của "thế giới khác".

Có dấu hiệu sự sống ở nhiều hành tinh trong 300 ngàn tỉ tỉ ngôi sao

Theo các nhà khoa học, số ngôi sao trên bầu trời của chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta tưởng, nếu diễn đạt con số trên sẽ ra dãy số 300,000,000,000,000,000,000,000, gấp 3 lần số ngôi sao các nhà khoa học từng dự đoán trước đó. Nhiều ngôi sao có dấu hiệu của  nước và sự sống.

Trên cơ sở nghiên cứu về sự tồn tại cuộc sống trên các hành tinh khác, các nhà khoa học cho rằng, trong số các ngôi sao trên, có những ngôi sao không quá nóng, không quá lạnh, có thể tồn tại sự sống của con người và sinh vật. Hành tinh của chúng ta là quá xa và quá nhỏ trong hệ mặt trời nên trước mắt chúng ta chỉ phát hiện ra số lượng các ngôi sao một cách tương đối, còn để biết các hành tinh đó có sự sống hay không là một vấn đề khó khăn, vì kính thiên văn của chúng ta còn hạn chế để quan sát các ngôi sao này.

Chính trái đất của chúng ta cũng đã từng tồn tại sự sống sau đó bị diệt vong, quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần. Các nhà khoa học cũng cho hay, cứ một trong 4 hành tinh trong dải ngân hà là có kích cỡ cấu tạo như hành tinh chúng ta, còn khu vực có tên "Goldilocks" thì có nhiều hành tinh tựa trái đất chúng ta về độ ẩm, không quá nóng, không lạnh quá.

Phát hiện mới đây của các nhà khoa học tại Công viên Quốc gia Yosemite ở California (Mỹ) đã cho thấy, có nhiều sinh vật sống được trong môi trường chất độc arsen mà không cần khoảng không khí cần thiết như ở con người, điều này để tin vào triển vọng có nhiều hành tinh có sự sống vì các hành tinh này thường có nhiều arsen hơn cả hành tinh của chúng ta từng có.

Công viên Quốc gia Yosemite ở California (Mỹ) có môi trường gần giống các ngôi sao.

Giáo sư Lewis Dartnell, nhà sinh vật học vũ trụ tại Trung tâm Khoa học hành tinh London (Anh) cho rằng, khi phát hiện ra sinh vật sử dụng arsen là chất dinh dưỡng, sẽ có nhiều dạng sự sống tồn tại, trong đó có cả người ngoài hành tinh.

Các nhà khoa học cũng cho hay, sự sống trên trái đất của chúng ta từng bắt nguồn từ hàng trăm ngàn tỉ tỉ năm trước, tựa như nhiều hành tinh khác. Tuy vậy, tồn tại sự sống của các loại vi khuẩn trên các hành tinh là rất nhiều, còn tồn tại cuộc sống của con người thông minh như trên trái đất chúng ta là phần nhỏ.

Trước đây, kính thiên văn có nhiều hạn chế nên các nhà khoa học chỉ có thể quan sát và đếm được 500 ngôi sao trong Hệ mặt trời. Trong một tuyên bố mới đây của các nhà khoa học cho thấy, rất nhiều hành tinh kiểu trái đất đã được phát hiện, đó là những hành tinh đá lớn gấp 3 lần trái đất, quỹ đạo các ngôi sao này cách xa khoảng 20 năm ánh sáng. Các hành tinh trên có áp suất và trọng lượng như của trái đất và thậm chí có cả nước trên bề mặt.

Những phát hiện trên đến sau 3 năm kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh nhỏ, màu đỏ có nhiều điều kiện thích hợp cho sự sống có tên Gliese 581 trong chòm sao Libra. Có hàng ngàn tỉ các hành tinh kiểu trái đất chuyển động quanh sao này. Riêng hành tinh có tên Gliese, cách xa trái đất của chúng ta 118.000 tỉ dặm, khoảng 20 năm ánh sáng, được cho là có sự sống.

Theo các nhà khoa học, các vật thể thấp, nhỏ, màu đỏ chúng ta thường nhìn thấy trên bầu trời cũng làm tăng số hành tinh di chuyển quanh quỹ đạo các sao, những ngôi sao kỳ quặc này thích hợp cho sự sống ngoài trái đất. Những ngôi sao nhỏ màu đỏ trên được phát hiện là có lịch sử tồn tại hơn 10 tỉ năm, thời gian đủ để cho các sự sống phức tạp tiến hóa.

Không ít nhà khoa học của NASA cho rằng, những hành tinh nhỏ trên có tồn tại "người xanh", đây là cơ sở để nhiều nhà khoa học tiên đoán rằng, có sự sống của người ngoài hành tinh

Nguyên Hưng - Hoàng Cúc (tổng hợp)
.
.