Mặt trái của Hollywood: Phá hủy môi trường

Thứ Ba, 20/06/2017, 17:19
Thông thường sau khi quay xong một bộ phim điện ảnh, đoàn làm phim tiêu thụ khoảng 200.000 chai nước, xả ra 1.000 tấn rác. Và đó mới chỉ là một ví dụ điển hình. Ngành công nghiệp giải trí đang "xanh hóa" theo từng bước tiến.

Nhận thức được vấn đề môi trường, ngành giải trí luôn đón nhận những đổi mới cũng như cố gắng khắc phục hậu quả xấu mà lĩnh vực này gây ra. Tuy nhiên cách khắc phục thường hướng tới tầm ảnh hưởng rất nhỏ, không đáng kể như trồng một ít hoa hướng dương tại đường sân ga…

Việc giảm thiểu lượng rác thải cũng như việc đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên bảng quảng cáo đồ sộ khi giới thiệu bộ phim sắp ra mắt của tài tử Ben Affleck là những việc nên làm.

Người ta thường hỏi rằng, liệu doanh thu một bộ phim có đáng với tác hại của nó tới môi trường? Nhưng còn  một câu hỏi lớn hơn là cái giá để đầu tư cho môi trường của thế hệ tương lai chỉ đáng với chi phí của một tập phim The Walking Dead?

Cảnh trong phim The Day After Tomorrow, tác phẩm điện ảnh gây ra ô nhiễm môi trường trong khâu sản xuất.

Theo báo cáo của trang Corporate Knights.com được công bố năm 2014, "Mỗi giờ bật TV sẽ tạo ra 9,4 tấn khí CO2, lớn hơn lượng CO2 người châu Âu thải ra trong vòng một năm".

Hiện có năm phương pháp cải thiện môi trường mà ngành công nghiệp giải trí nên áp dụng:

Thứ nhất là không uống nước đóng chai: Nước đóng bình trong các studio tại in Los Angeles, Toronto và hầu hết các studio khác hoàn toàn an toàn và đảm bảo vệ sinh. Nước đóng bình rất tiện lợi và không ảnh hưởng tới môi trường. Điển hình như trong bộ phim bom tấn, The Amazing Spider Man 2 đã chuyển từ uống nước đóng chai sang dùng bình nước.

Thứ hai là tạo ra "hệ thống các đồ vật có thể tháo rời". Đặc biệt là tường, sàn nhà, mái nhà,…để khi dựng cảnh xong có thể tiết kiệm dùng cho cảnh khác, tránh xả rác quá nhiều.

Thứ ba là: Thay đổi cảnh trong phim. Thay vì đóng vai nhà môi trường học, có thể biến các diễn viên thành anh hùng: những vai anh hùng tại thị trấn nhỏ, những người thuyết phục người dân sử dụng nguyên liệu xanh, những người ủng hộ việc xây dựng những căn hộ nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng.

Thứ tư là: Khôi phục môi trường. Những chương trình cần đầu tư lớn, nhiều cảnh dựng, dùng xăng…thì đoàn làm phim sẽ phải giải trình và khắc phục những hậu quả gây ra đối với môi trường. Điều đó có nghĩa là không chỉ cần trồng cây mà phải có trách nhiệm khôi phục lại môi trường sống bị phá hủy (khu vực gần nơi quay phim).

Ví dụ như nhà sản xuất của bộ phim The Day After Tomorrow  phải chi ra 200.000 USD để đền bù cho lượng khí carbon do các loại máy móc hay xe cộ thải ra khi quay phim. Những hành động thiết thực như vậy luôn được hoan nghênh.

Phim The Amazing Spider Man 2 đánh dấu ý thức bảo vệ môi trường của các đơn vị sản xuất.

Một nghiên cứu của UCLA cho thấy, ngành công nghiệp phim ảnh và truyền hình là lĩnh vực làm ô nhiễm môi trường thứ hai tại Los Angeles. Theo nghiên cứu, thủ phạm chính trong vấn đề gây ô nhiễm của Hollywood là do một bộ phim có nhiều nhà đầu tư phụ và những công ty sản xuất ngắn hạn nhằm cung cấp những hiệu ứng đặc biệt khi quay phim.

Khi khán giả xem một bộ phim, hãy nghĩ tới hậu trường đằng sau bộ phim đó. Liệu giá trị bộ phim có đáng với những tác động tiêu cực của nó tới môi trường? Liệu bộ phim có đem lại cho khán giả những nhận thức tích cực để cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn?

Nguyễn Văn-T.P. (theo Greenbuildermedia)
.
.