Mối liên quan giữa trầm cảm và tự sát

Thứ Hai, 05/03/2012, 21:30

Cuộc sống hiện đại làm gia tăng số người bị trầm cảm dẫn tới tự sát. Người ta nhận thấy, bệnh trầm cảm phổ biến hơn bệnh AIDS, ung thư hay bệnh tiểu đường. Mỗi năm, nước Mỹ có gần 400.000 người cố gắng tự sát. Tuy đây là vấn đề xảy ra rất phổ biến và nghiêm trọng, nhưng nhiều người lại không hiểu biết mấy về bệnh. Rất khó phát hiện bệnh nhân nào là người nguy hiểm nhất, tại sao và khi nào họ dễ bị tổn thương nhất. Dưới đây là các ghi nhận về những sự thật của trầm cảm và tự tử.

Tự tử xảy ra nhiều nhất vào các ngày nghỉ

Hầu hết mọi người nghĩ rằng, ngày nghỉ mùa đông là thời điểm nguy cơ tự tử xảy ra nhiều nhất; tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỷ lệ tự tử thấp nhất là vào tháng 12 trong khi thời điểm tự tử cao nhất là vào mùa xuân.

Tại sao điều này lại không rõ ràng? Có thể là do mức độ thay đổi ánh sáng tự nhiên. Tiến sĩ Valenstein, Giáo sư khoa Tâm thần học Trường đại học Michigan nói rằng: "Có thể mọi người có nhiều “năng lượng” để cố gắng tự tử"!

Tỷ lệ tự tử có liên quan tới độ cao

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, độ cao của một ngôi nhà càng cao thì nguy cơ tự sát càng lớn. Ví dụ, tỷ lệ tự sát ở những vùng có độ cao 2.000m sẽ cao hơn khoảng 70% so với mực nước biển.

Người cao tuổi có khuynh hướng tự sát cao hơn hết

Trước giờ, người ta cứ  nghĩ rằng, khuynh hướng tự tử rơi vào độ tuổi thanh thiếu niên nhưng trên thực tế, nguy cơ tự tử khá cao lại rơi vào người đàn ông da trắng trên 85 tuổi. Cứ 100.000 người thì có tới 49,8 cái chết xảy ra ở những người đàn ông có màu da này, trong khi đó đối với những người trên 65 tuổi, cứ 100.000 người thì có 14 trường hợp tự vẫn; tính chung ở các lứa tuổi, cứ 100.000 người thì có 11 người tự sát.

Người da trắng thường có tỷ lệ tự tử cao hơn các chủng tộc khác

Những người da trắng sống tại Mỹ thường có tỷ lệ tự tử cao hơn người da đen, người châu Á và người gốc Tây Ban Nha. Nhóm khác có tỷ lệ tự tử cao là người Mỹ gốc Ấn và người bản xứ Alaska. Tỷ lệ tự tử ở những người này là 14,3 cái chết trên tổng số 100.000 người dân, so với 13,5 trên tổng số 100.000 người ở người da trắng và đối với nhóm khác thì tỷ lệ này rất nhỏ, chỉ khoảng 5- 6 cái chết trên tổng số 100.000 người.

Làm việc giàu sáng tạo có liên quan tới nguy cơ tự tử

Từ lâu, sáng tạo, trầm cảm và tự tử đã có liên quan đến nhau, do đó, không có gì là ngạc nhiên khi mà một số cá nhân sáng tạo nhất trong lịch sử lại mắc phải chứng bệnh tâm thần. Trầm cảm ảnh hưởng tới tâm trí, điều này có thể thấy ở các nhân vật rất nổi tiếng như Charles Dickens, John Keats và Tennessee Williams.

Một số nhà văn đã tự tử bao gồm Ernest Hemingway, Sylvia Plath và David Foster Wallace. Các nhà văn nổi tiếng này có một vài điểm chung: tất cả họ đều viết về một người trong tác phẩm đầu tiên của mình, đây được coi là dấu hiệu  nguy cơ tự tử.

Có 2/3 số người mắc phải căn bệnh trầm cảm, và họ đã tự tử. Tuy nhiên, 1/3 vụ tự tử xảy ra lại do uống rượu. Trầm cảm chủ yếu là những triệu chứng tâm thần có nguy cơ liên quan đến tự tử, và trên tổng dân số thì nguy cơ này cao tới 20 lần.

Trầm cảm thường là nguyên nhân gây ra tự vẫn.

Gia đình có ảnh hưởng tới nguy cơ tự tử

Với gia đình có lịch sử mắc phải bệnh trầm cảm thì nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm ở đứa trẻ sẽ cao hơn. Một khuynh hướng trái ngược lại, gia đình (và bạn bè) cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tự tử. Việc hỗ trợ xã hội càng mạnh thì càng làm giảm nguy cơ tự tử.

Các nước nghèo hay giàu có tỷ lệ tự tử cao hơn?

Sự thực, nhiều nước giàu có tỷ lệ tự tử cao hơn các nước đang phát triển.

Tỷ lệ thấp nhất có thể được tìm thấy ở các nước Mỹ Latinh, chẳng hạn như Brazil và Cộng hòa Dominican; trong khi các nước giàu có hơn (dựa trên mức GDP bình quân trên đầu người) như Nga, Nhật Bản và Pháp lại có tỷ lệ tự tử cao nhất. Các quốc gia này đã đưa ra những số liệu cho thấy rằng, số người tự tử tăng lên 2-3 lần, ngang bằng với con số ở Mỹ.

Ví dụ, cứ 100.000 người ở Nga thì có 54 người tự tử mỗi năm. (Mức tiêu thụ rượu cao trong khu vực này cũng có thể là một phần nguyên nhân).

Cách chữa trị

Tiến sĩ Marcia Valenstein, làm việc tại Sở Nghiên cứu và Phát triển dịch vụ y tế cựu chiến binh Mỹ nhận xét: "Hiện tại, có rất ít giải pháp để ngăn chặn tự tử. Tuy nhiên, điều trị bệnh rối loạn thần kinh là rất quan trọng và có thể làm giảm đi những ý nghĩ tự tử, đặc biệt là ở người cao tuổi".

Tiến sĩ Valenstein nói thêm rằng, trong vài tuần trị liệu đầu tiên, mối lo ngại lớn nhất là liệu các loại thuốc chống trầm cảm có thực sự làm tăng nguy cơ tự tử ở các bệnh nhân dưới độ tuổi 25. Valenstein đã quan sát và thấy rằng: "Nếu bạn điều trị thành công bệnh trầm cảm thì ý định tự tử sẽ giảm đi".

Tiến sĩ Valenstein nhấn mạnh: Hãy gọi vào đường dây nóng để chống tự tử. Việc tìm đến sự trợ giúp này đã tăng lên đối với những cựu chiến binh trong những năm gần đây nhằm tăng lên sự công khai trước công chúng.

"Ngoài ra, những lời khuyên mà đường dây nóng cung cấp không chỉ giúp cho chính những người mắc bệnh mà còn có tác dụng với cả những người mà họ quan tâm" - tiến sĩ Valenstein cung cấp thêm

Nguyễn Văn (theo Time)
.
.