Ngành du lịch Ai Cập lao đao sau thảm họa rơi máy bay Nga
- Dịch vụ "taxi hồng" ở Ai Cập dành cho nữ giới
- Vụ máy bay Nga gặp nạn tại Ai Cập: Một tội ác chống lại nhân loại
- Máy bay Nga bị rơi ở Ai Cập do nổ bom?
- Máy bay chở khách Anh cũng từng "gặp" tên lửa tại Ai Cập?
- Kết quả phân tích hộp đen máy bay Airbus A321 của Nga bị rơi tại Ai Cập
Năm 2015 được đánh giá là năm tốt đẹp cho ngành du lịch của Ai Cập cũng như cho nhiều gia đình sống nhờ vào nó. Đặc biệt là thành phố du lịch Sharm el-Sheikh dọc bán đảo Sinai thu hút khách quốc tế, nhất là châu Âu với những bãi biển xinh đẹp, đầy nắng và gió - tỷ lệ du khách đến thiên đường này vượt quá 70% vào tháng 6/2015.
Lượng du khách chính giúp làm hồi sinh ngành du lịch Ai Cập là người Nga. Hãng Hàng không dân dụng Nga Aeroflot phục vụ nhiều chuyến bay mỗi ngày từ Moscow và Saint Petersburg đến Cairo.
Người ta thống kê trong 3 du khách nước ngoài đến Ai Cập thì 1 là người Nga, với 3,1 triệu người đến chỉ trong năm 2014, mang về cho Ai Cập số tiền 2,5 tỉ USD. Nhưng chiếc máy bay Nga rơi ở Sinai đã làm vỡ vụn giấc mơ hồi sinh du lịch của người Ai Cập.
Du khách cưỡi lạc đà tại Sharm el-Sheikh. |
Thảm họa dẫn đến sự hoảng loạn cho du khách muốn đến Sharm el-Sheikh, khi những chuyến bay bị hủy và ai cũng mong được nhanh chóng trở về nhà. Hình ảnh miền Nam bán đảo Sinai an toàn và là một điểm đến dễ chịu đã bị hủy hoại hoàn toàn. Cũng giống như Tổng thống Vladimir Putin của Nga, Thủ tướng Anh David Cameron ra lệnh ngăn cấm những chuyến bay chở du khách nước này đến Sharm el-Sheikh do lo ngại an ninh tại sân bay của thành phố nghỉ dưỡng Ai Cập. Chính quyền Đức và Hà Lan cũng lên tiếng cảnh báo công dân họ muốn du lịch đến nơi này. Sau Nga, nước Anh là thị trường lớn thứ 2 cho ngành du lịch Ai Cập.
Theo dữ liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International trụ sở tại London, Anh, năm 2014 có 28 triệu người Nga, 1 triệu người Anh và gần 600.000 người Đức du lịch đến Ai Cập. Trước đó, những chuyến bay chở khách của Mỹ đã không bay đến Sharm el-Sheikh sau tháng 3/2015 từ khi Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) phát đi cảnh báo về "những mối nguy hiểm kết hợp với các hoạt động cực đoan" ở Ai Cập.
Thời gian qua, chính quyền Cairo đã có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng lại ngành du lịch nước này sau giai đoạn bất ổn chính trị do những làn sóng biểu tình của Mùa xuân Arập gây ra vào đầu năm 2011 gây thiệt hại hàng triệu USD thu nhập từ du khách nước ngoài.
Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO), lượng du khách hàng năm đổ về Ai Cập sụt giảm từ mức kỷ lục 14,7 triệu người năm 2010 còn khoảng 10 triệu vào năm sau đó. Tuy nhiên, du khách nước ngoài vẫn tiếp tục tìm đến Ai Cập bất chấp những hành động khủng bố sau khi chế độ của Tổng thống Mohammed Mursi sụp đổ vào tháng 7/2013. Khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Sharm el-Sheikh nằm trên biển Đỏ đặc biệt cách ly khỏi những thảm họa an ninh và được các chuyên gia đánh giá là điểm đến an toàn.
Nhân viên ngành du lịch ở Sharm el-Sheikh ngóng đợi du khách. |
adejda Popova, chuyên gia phân tích du lịch ở Euromonitor, nhận xét: "Du khách ở Sharm el-Sheikh được cách ly khỏi phần còn lại bất ổn của Ai Cập". nhưng, đó là vào thời gian trước khi xảy ra vụ rơi máy bay Nga.
Bất chấp sự ảm đạm của tình hình hiện nay, Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai cho rằng: "Ai Cập vẫn là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới vì đất nước này đã chứng minh được khả năng hồi phục. Chúng tôi tin thời gian khó khăn này này sẽ qua đi".
Bộ trưởng du lịch Ai Cập Hisham Zaazou phát biểu với Hãng tin CNN rằng, ông cảm thấy lo ngại cho triển vọng ngành du lịch ở nước này song hy vọng những chiếc hộp đen máy bay sẽ chứng minh máy bay Nga rơi thực sự không do hành động khủng bố! Hisham Zaazou cũng đang có kế hoạch phát động một chiến dịch quảng bá du lịch rộng lớn cho Ai Cập, thông qua mạng xã hội.
Theo một báo cáo của Tổ chức nghiên cứu du lịch World Travel & Tourism Council (WTTC) trụ sở tại London, du lịch chiếm 13% nền kinh tế Ai Cập và khoảng 12% việc làm ở nước này liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến du lịch. Anna Borshchevskaya nhấn mạnh: "Cả hai chính quyền Ai Cập và Nga đều cùng quan tâm bảo đảm làn sóng du khách Nga vẫn tiếp tục tăng".
Borshchevskaya là chuyên gia phân tích của Viện Washington về Chính sách Cận Đông (WNEP) ở Washington và chuyên về chính sách của Nga ở khu vực Trung Đông. Mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Nga và Ai Cập gia tăng trong những năm gần đây khi Tổng thống Vladimir Putin lấp đầy khoảng trống do mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Ai Cập lộ ra sau khi Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi nắm giữ quyền lực năm 2014.