Người khai sinh nghệ thuật nhiếp ảnh dưới nước

Thứ Năm, 21/06/2018, 13:12
Năm 1880, ở tuổi 21, một năm sau khi nhận được học vị tiến sĩ khoa học của Đại học Paris (Pháp), Boutan đã lên đường sang Australia để nghiên cứu về phôi thai của thú có túi. Vài năm sau đó, Boutan đã trở thành bậc thầy thỉnh giảng tại Đại học Lille (Pháp).

Ông đã nghiên cứu về đời sống hải dương ở Tây Nam nước Pháp và Hồng Hải. Cũng ở vùng Tây Nam nước Pháp, lần đầu tiên Boutan bắt đầu tưởng tượng về khả năng của nhiếp ảnh dưới nước.

Chuyến lặn biển đầu tiên của Louis Boutan nhằm thẩm tra thế giới các loài động vật thân mềm đã diễn ra vào năm 1886. Sau này ông nhớ lại: “Mọi thứ thật đẹp đẽ và kỳ ảo đến nỗi tôi thường có thể phác họa ngay ra hay vẽ nên khung cảnh đó”.

Boutan quyết định chụp “những phong cảnh tàu ngầm” này. Thật ra Louis Boutan không phải là người đầu tiên thử nghiệm với chụp ảnh dưới nước. Vào năm 1856, một cố vấn pháp luật người Anh tên là William Thompson đã tự mình lặn xuống vịnh Weymouth (Dorset, Anh) để chiêm ngưỡng thế giới dưới nước thông qua một camera được giấu bên trong chiếc hộp gỗ được tạo tác đặc biệt.

Louis Boutan biết rõ rằng có 2 khía cạnh chính để làm nên một bức ảnh dưới nước đạt chuẩn: áp suất và ánh sáng. Vì thế, Boutan bắt đầu thử nghiệm theo cách của riêng ông. Với sự giúp đỡ của anh trai Auguste (vốn là một kỹ sư), anh em nhà Boutan đã phát minh ra một thiết bị camera phát hiện đặt trong một hộp đồng không thấm nước.

Boutan đã cố gắng sử dụng thiết bị này vào năm 1893 nhưng kết quả không mấy khả quan. Không nản chí, Boutan đã sử dụng một bộ lọc màu xanh để đẩy máy và di chuyển thiết bị sang vịnh Troc nằm cạnh đó để có thể nhìn được tốt hơn.

Năm 1896, Boutan đã cố gắng để tung ra một camera có khả năng cách ly nước hoàn toàn. Boutan viết: “Khi tôi bắt đầu những thí nghiệm này, tôi nhận thấy khá thoải mái khi chụp ảnh ở độ sâu 1,2m, ở một độ sâu nào đó không cần thiết để người chụp ảnh tự lặn xuống. Có nghĩa là thông qua một ống kím loại gắn vào tấm gương, tôi có thể nhìn thấy rõ mồn một bề mặt của bức tranh mà tôi muốn chụp”. Boutan đã sáng tạo ra một ống kính ngắm dưới nước.

Bức ảnh chụp thợ lặn phụ tá Joseph David do nhà sinh học Louis Boutan bấm máy.

Cũng như các nhiếp ảnh gia hiện đại, trong các thí nghiệm của mình, Boutan đã phải đối mặt với việc xử lý vấn đề ánh sáng. Ông đã thử nghiệm nhiều loại lỗ ống kính khác nhau và cùng kỹ sư điện M. Chaufour, ông đã sáng chế một loại bóng đèn dưới nước từ một chai thủy tinh có chứa khí ô xy và sợi dây ma-nhê mà có thể đốt cháy bằng dòng điện.

Nhưng khó khăn nằm ở chổ là chai thủy tinh có thể phát nổ, hay ánh sáng bị che khuất bởi hơi nước hoặc tỏa ánh sáng không đều. Boutan đã đi tìm một nguồn ánh sáng khác và phút cuối, nguồn ánh sáng đó đã tự tìm đến ông. Một nhà sản xuất quang học đã chế tạo 2 kính thiên văn dùng để chụp các ngôi sao cho sự kiện Triển lãm Paris năm 1900 và người này muốn bao gồm những hình ảnh về đại dương.

Chủ tịch của công ty quang học đã viết thư cho ông Boutan với lời ngỏ rằng ông có cần gì không để có thể tạo ra một nguồn ánh sáng điện dưới nước kèm điều kiện rằng bất kỳ bức ảnh nào mà Boutan chụp được sẽ được sử dụng cho việc trưng bày. Với nguồn tài trợ quý báu này, Boutan đã nhanh chóng bắt tay vào chế tạo 2 chiếc đèn hồ quang dưới nước chạy bằng pin, chúng có thể hoạt động khoảng 30 phút và mặc dù mất tới 70 tiếng đồng hồ để sạc điện cho một động cơ hơi nước.

Boutan đã thử nghiệm thiết bị vào một đêm tối như mực tháng 8-1899. Ông đặt 2 đèn hồ quang ngay bên hông của camera và hạ thấp toàn khối thiết bị xuống độ sâu 50m. Tổng cộng trọng lượng của 8 cái camera dao động từ 498kg đến 598kg, nhưng thật sự rất đáng giá: bất chấp độ sâu, hình ảnh tạo ra rất sắc nét và rõ ràng.

Qua các đợt thử nghiệm không ngừng nghỉ của mình, Boutan đã chụp ra những gì mà thế giới chưa từng nhìn thấy từ trước đó. Ông trở thành nhiếp ảnh gia dưới nước tự thân, ông chụp một bức ảnh về người thợ lặn phụ tá Joseph David ngay dưới vịnh Troc vào một sớm mùa thu bằng cách dùng thiết bị dưới nước thứ 3 và cũng là sáng tạo cuối cùng của ông.

Louis Boutan đã cho xuất bản cuốn sách ảnh chụp dưới nước đầu tiên, nó được công bố ngay tại thời điểm diễn ra sự kiện Triển lãm Paris năm 1900. Nhưng sau sự kiện Triển lãm Paris, Boutan không chụp thêm bức ảnh dưới nước nào nữa. Năm 1929, Boutan nghỉ hưu ở Tigzirt-sur-Mer (vùng duyên hải Algeria) và miệt mài vẽ những bức tranh tường về cảnh đẹp dưới biển.

Nguyễn Thanh
.
.