Nguồn nhiễm độc từ hàng tỉ mẩu thuốc lá bỏ đi

Thứ Ba, 28/02/2012, 09:45

Đối với những người hút thuốc thì thế giới luôn “là chiếc gạt tàn khổng lồ” bởi vì họ có thể phì phèo sau đó vứt bỏ mẩu thuốc còn lại ở bất cứ nơi đâu.

1/3 rác ở biển là mẩu thuốc lá

Ngày nay, điều này càng đúng hơn khi ngày càng có nhiều người bị cấm hút thuốc trong các cửa hàng, các cao ốc văn phòng và cả những căn hộ mới. Tuy nhiên, mỗi năm trên thế giới những người nghiện thuốc lá có thể hút tới 5,6 tỉ điếu thuốc - trong đó có tới 4,5 tỉ điếu thuốc hút dở bị ném đi - điều này làm tăng lên những nguy cơ nhỏ. Như đã được chứng minh, điều trên đặc biệt nguy hiểm cho một loại sinh vật khác ngoài con người - đó là cá.

Khoảng 1/3 số rác được tìm thấy trên các bờ biển, ao hồ ở Hoa Kỳ và một số nước khác có chứa những mẩu thuốc lá. Không có thứ nào được gọi là rác hữu ích, tuy nhiên mẩu thuốc lá có thể là loại rác có hại nhất bởi vì chúng bị nhiễm tới 4.000 chất hóa học - nhiều chất trong số chúng có độc tính rất cao. Các chất hóa học này có sẵn trong thuốc lá và được thêm vào trong quá trình sản xuất. Trong một bài báo mới được xuất bản trên tạp chí Tobacco Control, một nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là Eli Slaughter ở Trường đại học Y tế cộng đồng, bang San Diego đã tìm cách xác định sự tổn hại mà các chất độc trên có thể gây ra.

Slaughter cùng nhóm nghiên cứu đã phân nhỏ rác thải thuốc lá thành 3 loại: đầu lọc thuốc lá với một vài sợi thuốc lá còn sót lại, đầu lọc thuốc lá với tất cả phần thuốc lá đã bị cháy và đầu lọc thuốc lá của điếu thuốc chưa được hút, những đầu lọc này chứa rất nhiều chất hóa học.

Các nhà nghiên cứu đã ngâm mỗi loại mẩu thuốc vào những bình chứa 2 lít nước phân biệt và để chúng chìm xuống. Hai loại cá được chọn để nghiên cứu là topsmelt (một loài cá có nguồn gốc ở miền Đông Thái Bình Dương) và cá chép có tên gọi là Fathead-hai loài cá này rất phổ biến ở dọc các con sông nước Mỹ. Cả hai loài cá này đều được 14 ngày tuổi hoặc ít hơn. Những gì mà Slaughter và nhóm nghiên cứu tìm ra là độc tố LC50 với nồng độ gây chết người mà các đầu lọc thải ra trong nước, chất độc này đã giết chết 50% mẫu cá dùng làm thí nghiệm.

Nhiều giống cá chết hàng loạt do nhiễm độc từ thuốc lá.

Mẩu thuốc đang hút dở bỏ đi là độc hại nhất

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, trong 3 loại mẩu thuốc lá đã được thử nghiệm thì đầu lọc thuốc lá và với một phần thuốc còn bám vào có mức nguy hiểm cao nhất, vì mỗi mẩu thuốc đều chứa độc tố LC50. Những đầu lọc thuốc đã được hút nhưng không chứa thuốc lá còn sót lại có độc tố LC50 là 4,3. Những đầu lọc chưa được hút có nồng độ LC50 là 5,1.

Các con số này đã khiến các nhà nghiên cứu có chút ngạc nhiên. Ngay cả những bộ lọc thuốc lá nguyên sơ nhất vẫn được làm bằng các sợi hóa học axetat và xenluloza, chúng được bao phủ bởi giấy hay sợi nhân tạo, và được xử lý bằng keo, muối và hóa chất khác để giữ đầu lọc, thuốc với nhau và giúp cho thuốc lá cháy đều. Những điều này có thực sự là tốt cho bạn?

Ngoài các chất hóa học vốn có gây chết người ở các mẩu thuốc lá đã được hút còn phải tính tới danh sách các chất hóa học có độc tính cao ngấm vào cây và sợi thuốc lá khi trồng và chế biến như là thuốc trừ sâu (loại thuốc trừ sâu được phun trên cây thuốc lá), một số các chất hóa học như acetone, formaldehyde, benzene, hydrogen cyanide và argon.

Tuy nhiên, vẫn còn có những nghi vấn dễ nhận thấy trong nghiên cứu này, sự thật các chất độc có trong thuốc sẽ lan ra (hoặc chỉ gần) đại dương, trong điều kiện này, các chất độc sẽ được pha loãng nhiều hơn cả khi chúng ở trong một lọ nhỏ chỉ chứa được 2 lít nước trong phòng thí nghiệm. Thêm vào đó, topsmelt và cá chép Fathead không phải là những loài cá duy nhất có ở biển, các loài cá khác cũng chịu ảnh hưởng của các chất độc từ thuốc lá. Nhưng Slaughter và nhóm nghiên cứu không có ý định đưa nghiên cứu vào những gì là thế giới thực; nói theo cách khác, họ đơn giản chỉ muốn thiết lập các ngưỡng độc tính (bước đầu nghiên cứu về độc tính) có thể được dùng làm cơ sở cho việc nghiên cứu thêm.

Họ thừa nhận, nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Úc vào năm 2009, theo đó kết luận rằng, các mẩu thuốc lá rải rác khắp nơi sẽ gây ra một "nguy cơ đe dọa sự sống các loài thủy sinh". Song nguy cơ này cao tới đâu điều này cũng không thể giải thích cho nhân tố thuộc về "sự tích lũy sinh học" - cách tiếp xúc lâu dài với lượng dư của thuốc lá sẽ gây ra độc tố tập trung vào từng loài cá. Độc tố tập trung xảy ra khi cá lớn nuốt cá bé cùng với sự vận chuyển các hóa chất theo chuỗi thức ăn.

Tất nhiên, việc cải thiện đơn giản nhất chính là ngăn cản những người hút thuốc ném tàn một cách bừa bãi, dù ở đất liền hay dưới biển

Kim Hưng (theo Time)
.
.