Những hố sâu kỳ lạ trên bề mặt trái đất

Thứ Sáu, 13/11/2009, 17:40
Mỏ khai khoáng thung lũng núi Bingham (Mỹ)
Tọa lạc ở bang Utah (Mỹ) hiện tại là hố đất nhân tạo lớn nhất thế giới: rộng 4 km và sâu 1,2 km, nó được hình thành vào năm 1863.

Cũng chính tại hố đất này, người ta đã khai thác được hơn 17 triệu tấn đồng và 715 tấn vàng.  Hiện tại, có khoảng 1.400 công nhân đang làm việc tại đây, trung bình có khoảng 50.000 tấn kim loại được khai thác mỗi ngày và việc khai thác kim loại sẽ vào năm 2013.

Mỏ kim cương Mirny (Nga)

Được phát hiện vào năm 1955, mỏ kim cương Mirny tọa lạc ở Siberia hiện nay là mỏ kim cương lộ thiên lớn nhất thế giới, nó có đường kính bề mặt lên tới 1,2 km và sâu vào trong lòng đất 525 m.

Chính bởi bề mặt rộng lớn mà trong lòng mỏ có rất nhiều gió mạnh, khiến cho máy bay trực thăng vô tình bay ngang qua đây thường bị hút xuống và gây tai nạn kinh hoàng. Mirny chính thức ngừng hoạt động vào năm 2001, có khoảng 10 triệu carat (tương đương 2 tấn) kim cương được khai thác hàng năm ở đây.

Mỏ đồng Escondida (Chile)

Công ty khai khoáng Minera Escondida hiện đang sở hữu cùng lúc 2 mỏ khai khoáng lộ thiên nằm trong lòng thủ đô đồng của thế giới, quốc gia Chile.

Mỏ đồng này được bắt đầu xây dựng vào năm 1990, đến năm 2007 mỏ đồng này đã sản sinh ra khoảng 1,48 triệu tấn đồng đạt kim ngạch 10,12 tỉ USD. 

Mỏ đồng Chuquicamata (Chile)

Mặc dù bị khai thác dữ dội trong suốt 100 năm, nơi đây đã khai thác được 29 triệu tấn đồng, chiếm giữ ngôi vị như là mỏ đồng lớn nhất thế giới, với chiều dài đạt 4,3 km, rộng 3 km và sâu hơn 850 m.

Chuquicamata được phát hiện ra vào năm 1898 nhân dịp khám phá ra một xác ướp nằm trong một hang động tại đây có lịch sử vào năm 550 sau CN.

Mỏ vàng Grasberg (Indonesia)

Hoạt động vào năm 1973, mỏ Grasberg (Grasberg) hiện nay là mỏ khai thác vàng lớn nhất thế giới.

Vào năm 2006, tại Grasberg, người ta đã khai thác được 610.800 tấn đồng và 58 tấn vàng.

Mỏ kim cường Ekati (Canada)

Hoạt động vào năm 1998, Ekati nằm cách vòng Bắc Cực khoảng 20 km. Từ lúc hoạt động đến nay, người ta đã khai thác ở Ekati khoảng 8.000 kg kim cương.

 

Mỏ kim cương Diavik (Canada)

Đây là mỏ kim cương lộ thiên khá kỳ lạ, Diavik được đục sâu vào bề mặt hòn đảo, tạo thành một hòn đảo riêng biệt với diện tích lên đến 20 km2, nằm cách vòng Bắc Cực khoảng 220 km.

Được liên kết bằng những con đường đầy băng tuyết hết sức nguy hiểm, tại vùng mỏ Diavik còn được trang bị cả một sân bay riêng

Hồ đất lộ thiên Big Hole (Nam Phi) 

Tọa lạc ở Kimberly (Nam Phi), hiện là hố đất lớn nhất thế giới được đào bằng tay người.

Đóng cửa vào năm 1914, sau 43 năm hoạt động, nơi đây 50.000 công nhân đã gần như kiệt lực sau khi bốc dỡ thành công 22,5 triệu tấn đất, để đổi lại là 3 tấn kim cương nhưng số châu báu này lại chạy tuột vào túi của anh em nhà De Beer. Big Hole rộng 463 m và sâu 240 m.

Siêu hố đất Kalgoorlie

Nằm ở miền Tây Australia,  mỏ khai thác vàng lộ thiên lớn nhất thế giới có chiều dài lên tới 3,5 km, rộng 1,5 km và sâu 360m.

Ít nhất đến năm 2017, mỏ vàng này mới ngừng hoạt động

Nguyễn Thanh Hải (theo Environmen Talgraffiti)
.
.