Những kiệt tác nghệ thuật bị Đức Quốc xã lấy cắp
Khoảng thời điểm từ năm 1933 và 1945 được xem là "Lỗ đen" trong cộng đồng nghệ thuật, với hàng ngàn kiệt tác nghệ thuật bị trao tay qua nhiều chủ và thậm chí nhiều tác phẩm đã biến mất.
Dưới đây là những kiệt tác nghệ thuật vô giá bị ăn cắp dưới thời Đức Quốc xã:
1. Tượng Madonna of
Michelangelo (1475-1564) là một danh họa và là nhà điêu khắc trứ danh của Italia thời Phục hưng. Vào đầu những năm 1500, Michelangelo đã sáng tạo nên kiệt tác vô giá Madonna of Bruges. Pho tượng cẩm thạch này cao 1,28m mô tả hình ảnh đức Mẹ Maria với Chúa Jesus hài đồng. Pho tượng này được mua bởi gia đình một nhà buôn vải giàu có ở xứ
Năm 1944, khi bọn lính Đức ăn trộm tượng Madonna of Burges đến Đức, kiệt tác này được bọc trong lớp nệm dày và chuyển đi trên chiếc xe tải của Hội Chữ thập Đỏ. Năm 1946, quân đội Đồng minh đã phát hiện ra kiệt tác nghệ thuật này và chuyển nó về lại Bruges.
Ngày nay, kiệt tác Madonna of Bruges đang được bảo quản nghiêm ngặt tại Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh ở
2. Phòng Hổ Phách của Andreas Schlter
Công trình xây dựng căn phòng này được tiến hành vào năm 1701, sau khi hoàn thiện nó được đặt tại Cung điện Charlottenburg là nơi ở của Friedrich I - Hoàng đế đầu tiên của nước Phổ. Toàn bộ Phòng Hổ phách được làm từ hổ phách nguyên khối, thứ vật liệu này được khai thác từ nhựa cây đã hóa thạch. Ngoài ra, các loại châu báu và vàng được dùng để bài trí các loại tranh quý giá.
Vào năm 1716, Phòng Hổ phách được dâng tặng cho Peter Đại đế của nước Nga. Năm 1755, Nữ hoàng Ekaterina đã chuyển Phòng Hổ phách đến Cung điện Mùa hè ở St.Petersbourg. Phòng Hổ phách có diện tích 55m2 với trọng lượng nặng 6 tấn. Khi thành phố
Ngày 21/1/1945, Hitler ra lệnh di dời địa điểm của Phòng Hổ phách đến nơi khác và kể từ đó, không ai còn nghe thấy tăm hơi về báu vật vô giá này.
3. Bức họa “Nhà Thiên Văn” của Đại danh họa Johannes Vermeer, Hà Lan
Johannes Vermeer (1632-1675) thường vẽ các bức tranh chân dung của những người thuộc tầng lớp trung lưu và nhiều bức họa của Vermeer đều có liên quan đến các nhà khoa học. Vào năm 1940, một trong những kiệt tác hội họa của Vermeer mang tên "Nhà Thiên văn" đã về tay chủ nhân mới người Pháp tên là Edouard de Rothschild.
Sau khi xâm chiếm Pháp, quân Đức đã ăn cướp kiệt tác hội họa này. Bức họa "Nhà Thiên văn" trở thành một trong những tài sản của Hitler và rất được tên độc tài yêu quý, bức tranh này được trưng bày tại Bảo tàng Fhrer, đây là một khu phức hợp bảo tàng lớn mà Hitler là người chỉ đạo xây dựng, là nơi trưng bày tất cả các tài sản cướp bóc được từ châu Âu.
Sau khi kết thúc Thế chiến II, bức họa "Nhà Thiên văn" được trả về lại cho gia đình Edouard de Rothschild. Vào năm 1982, bức họa "Nhà Thiên văn" được đem hiến tặng cho Viện Bảo tàng Louvre.
4. Kiệt tác "Place de la Concorde" của Đại danh họa Edgar Degas
Edgar Degas được xem như là một trong những người khai sinh ra trường phái nghệ thuật ấn tượng, ông là họa sĩ rất nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ XIX.
Năm 1994, Bảo tàng Hermitage của Nga loan báo họ đang lưu giữ một số kiệt tác nghệ thuật lấy được từ các bộ sưu tập tư nhân của Đức. Năm 1995, tại Hermitage diễn ra cuộc trưng bày nghệ thuật mang tên "Khám phá những kho tàng báu vật bị chôn giấu", lần đầu tiên người ta nhìn thấy sự hiện diện của 74 bức họa vô giá, bao gồm kiệt tác hội họa "Place de la Concorde" của nhà danh họa Edgar Degas.
Bức họa "Place de la Concorde" do Degas hoàn thiện vào năm 1875. Tranh mô tả hình Vicomte Ludovic, Napoléon Lepic đang hút xì gà, 2 con gái của ông và cả chú chó, ngoài ra bức họa còn mô tả hình một người lính lẻ loi ở Place de la Concorde, Paris.
Bức họa "Place de la Concorde" chưa bao giờ được công chúng biết đến, nó được Bảo tàng Hermitage lưu giữ chỉ bởi vì là "kiệt tác lẻ loi vô danh".
5. Kiệt tác "Bàn Thờ Veit Stoss" của Nhà điêu khắc Veit Stoss
Veit Stoss là một nhà điêu khắc gỗ nổi tiếng người Đức, tạ thế vào năm 1533. Thuở đầu đời, Veit Stoss nhận được yêu cầu của cư dân Kraków (Ba Lan) trong việc chế tác ra một chiếc bàn thờ ấn tượng. Stoss đồng ý và sáng tạo nên "Bàn thờ Veit Stoss", đây cũng là bức trang trí bàn thờ theo phong cách Gô-tích lớn nhất thế giới.
Bàn thờ cao 13m và rộng 11m. Trên bàn thờ được tạo thành những bức tượng người hết sức tinh xảo, các pho tượng này cao hơn 3,6m được đẽo trực tiếp từ thân một cây cam. Trước khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939, Hitler đã đánh hơi ra kiệt tác "Bàn thờ Veit Stoss", vì thế kiệt tác này được tháo ra nhiều phần và đem đi giấu ở nhiều nơi. Tuy nhiên, quân Đức đã tìm được và ăn cắp nó. Sau đó bàn thờ và những pho tượng được chuyển bằng tàu thủy đến
Kho báu quốc gia Ba Lan "Bàn thờ Veit Stoss" đã được chuyển về Ba Lan vào năm 1957. Sau đó được trưng bày tại Nhà thờ St. Mary ở Kraków (Ba Lan) cho đến tận ngày nay.
6. Bức chân dung "Adele Bloch-Bauer I" của Danh họa Gustav Klimt
Vào năm 1904, Ferdinand Bloch-Bauer thuê danh họa người Áo Gustav Klimt vẽ tranh chân dung vợ của ông ta là Adele Bloch-Bauer. Phải mất 3 năm lao động miệt mài, Klimt mới hoàn thành tác phẩm nghệ thuật của mình, bức tranh được vẽ trên chất liệu sơn dầu với vàng. Adele Bloch-Bauer qua đời vì căn bệnh viêm màng não vào năm 1925.
Trong suốt Thế chiến II, toàn bộ tài sản nghệ thuật của Ferdinand đã bị đánh cắp, bản thân ông ta thì chết ở
Sau Thế chiến II, 3 người chị em còn sống của Bloch-Bauer quyết định giữ lại một số bức tranh nổi tiếng từ Chính phủ Áo, khi Áo nhận lại các bức tranh từ người Đức. Mọi chuyện sẽ rơi vào im lặng cho mãi đến năm 1998 khi Chính phủ Áo quyết định trả lại các tài sản do quân Đức chiếm đoạt quay về lại cho khổ chủ của nó.
Nhưng mãi đến năm 2006, Tòa án Áo mới quyết định trao cho người thừa kế của Ferdinand là bà Maria Altmann quyền thừa kế hợp pháp kiệt tác "Bức chân dung Adele Bloch-Bauer I" và 4 bức tranh khác là của Gustav Klimt.
Tháng 6/2006, bức tranh chân dung này được rao bán thành công cho một thương nhân người Mỹ tên là Ronald Lauder với cái giá 135 triệu USD, bức tranh sau đó được bảo quản trong nhà của ông ta ở Neue Galerie, Mỹ. Tổng cộng 5 bức tranh của danh họa Gustav Klimt được rao bán thành công với giá 325 triệu USD.
7. Kiệt tác “Họa sĩ trên đường đến Tarascon” của Đại danh họa Vincent van Gogh
Ngày 31/1/1933, Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức, hành động đầu tiên của ông ta là "tẩy sạch văn hóa Đức" bằng các hành vi đốt sách cùng những gì bị quy chụp là nghệ thuật suy đồi. Nghệ thuật suy đồi theo quan điểm của Hitler còn bao hàm tất cả mọi lĩnh vực tư tưởng nghệ thuật hiện đại. Bất kỳ nghệ sĩ nào cả trong quá khứ và hiện tại, nếu không thừa hưởng dòng máu Aryan "cao quý" đều bị gán là "suy đồi".
Hitler cố công lần ra dấu vết của các kiệt tác "suy đồi" này và tìm cách đánh cắp nó. Những danh họa có tranh bị gán tội “suy đồi” là Alexander Archipenko, Marc Chagall, James Ensor, Henri Matisse, Pablo Picasso và Vincent van Gogh. Những kiệt tác nghệ thuật của họ thường bị đem đi tiêu hủy hoặc đem bán đấu giá.
Một số lượng lớn tranh "nghệ thuật suy đồi" của các đại danh họa Picasso, Dalí, Ernst, Klee, Léger và Miró bị thiêu hủy vào đêm ngày 27/7/1942 tại Paris (Pháp). Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất bị đốt cháy dưới thời Thế chiến II là bức "Họa sĩ trên đường đến Tarascon" của Vincent van Gogh. Không ai chứng kiến kiệt tác này đã bị thiêu hủy như thế nào, có người nói rằng bức tranh trên đã bị rách khi quân đội Đồng minh đánh bom Magdeburg làm cháy tòa nhà Bảo tàng Kaiser-Friedrich, nơi chứa đựng các bức tranh bị ăn cướp.
Bức "Họa sĩ trên đường đến Tarascon" là kiệt tác vô giá của Vincent Van Gogh, nó cũng là một trong những báu vật thất lạc được yêu quý nhất thời chiến. Tranh mô tả hình ảnh lẻ loi của nhà danh họa Vincent van Gogh trên chặng hành trình.
8. Bức “Chân dung Thánh nữ Justa và Thánh nữ Rufina” của Danh họa Bartolomé Esteban Murillo
Bartolomé Esteban Murillo là một trong những danh họa Tây Ban Nha quan trọng nhất trong lịch sử mỹ thuật. Ông sống vào thế kỷ XVII, đây là thời điểm thịnh vượng nhất của nghệ thuật Ba-rốc.
Bức "Chân dung Thánh nữ Justa và Thánh nữ Rufina" là kiệt tác vô giá được bảo quản tại Viện Bảo tàng Meadows ở Dallas (Mỹ). Bảo tàng Meadows là nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Tây Ban Nha lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Tây Ban Nha, với nhiều kiệt tác được tạo ra bởi những đại danh họa hàng đầu thế giới.
Sau một cuộc nghiên cứu, giới hữu trách xác nhận rằng, trong Bảo tàng Meadows có 2 bức tranh là đồ ăn cắp của Đức Quốc xã thời Thế chiến II. Người ta xét nghiệm lưng 2 khung tranh mang số hiệu R1171. Con số này tương ứng với số tranh mà quân Đức đã đánh cắp của gia đình Rothschild, 1.171 tương đương với 1.171 hiện vật của gia đình Rothschilds đã bị ăn cướp. Gia đình Rothschild bị cướp ở Pháp vào năm 1941. Giá của 2 bức tranh được ước tính hơn 10 triệu USD