Nữ Tổng Giám đốc UNESCO đầu tiên
Việc lần đầu tiên một phụ nữ lãnh đạo UNESCO là một tín hiệu tốt, nhất là bởi vì một trong những nhiệm vụ hàng đầu của định chế này là thúc đẩy giáo dục trên thế giới, đặc biệt cho trẻ em gái và phụ nữ.
Đã có 9 ứng viên được đề cử và ra ứng cử. Những nhân vật được chú ý nhất là ông Farouk Hosny (Bộ trưởng Văn hóa Ai Cập), bà Irina Bokova (Bungaria), bà Benita Ferrero-Waldner (người Áo, Ủy viên châu Âu về quan hệ đối ngoại). Bà Irina Bokova trúng cử, sẽ là nữ Tổng giám đốc UNESCO đầu tiên trên thế giới. Đại hội đồng UNESCO họp vào ngày 3-10 tới đây sẽ chính thức thông qua việc chọn lựa khó khăn này.
Bà Irina Bokova là một viên chức cấp cao ngành ngoại giao
Năm 1994, bà là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao
Từ năm 2007, bà là ủy viên của Hội đồng Chấp hành UNESCO có trụ sở tại
Năm nay bà Irina Bokova 57 tuổi, có chồng và 2 con. Bà nói và viết thành thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Nga. Ai Cập cùng nhiều nước Arập và Trung Đông tỏ ra thất vọng khi ông Farouk Hosny bị thất cử. Ngược lại Israel và người Do Thái khắp nơi hoan nghênh việc loại bỏ ông Farouk Hosny, người bị lên án có tư tưởng phân biệt chủng tộc, bài Do Thái, từng tuyên bố sẽ "tự tay đốt hết sách chữ Hébreux (Do Thái) ở các thư viện Ai Cập".
Ông Anatoli Torkunov, Hiệu trưởng Học viện Quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO) đã chúc mừng cựu sinh viên của trường này nhân dịp bà được bầu làm Giám đốc UNESCO. Trả lời phỏng vấn của báo chí Nga, ông Hiệu trưởng MGIMO đã nhận xét rằng, sự tin cậy lớn lao mà cộng đồng quốc tế gửi gắm vào nhà ngoại giao Bulgaria cũng khiến những người thầy cũ của bà Bokova thấy rất tự hào.
Bà Simone Weil, cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu, người từng sống trong trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức, đã đánh giá Irina Bokova là người có những "phẩm chất tốt nhất cho chức vụ này". Bà nói: "Là một phụ nữ, bà Irina Bokova sẽ mang lại những thay đổi theo hướng tốt đẹp cho tổ chức trọng yếu này của Liên Hiệp Quốc"