Phát hiện đáng lo ngại về sữa bò công nghiệp

Thứ Bảy, 03/05/2014, 10:25

Nhờ vào cách thức sản xuất như hiện nay, sữa bò được chuyển thành sữa thương mại có khả năng chứa hàm lượng nhiều hơn hoóc môn giới tính tự nhiên, so với trước kia, bạn không tìm thấy loại hoóc môn này trong sữa bò chăn nuôi truyền thống (còn gọi là sữa tiền công nghiệp).

"Sữa mà chúng ta uống hôm nay khá khác so với sữa mà tổ tiên của chúng ta đã từng uống. Sữa ngày nay có lẽ không phải là loại thực phẩm hoàn hảo như tự nhiên được" - giáo sư Gannmaa Davaasambuu, giảng viên Đại học Harvard (Mỹ) cho biết trong một nghiên cứu liên quan đến sữa tại Viện Nghiên cứu Khoa học Radcliffe. Ở Mỹ và Nhật Bản, bò sữa nuôi công nghiệp được thụ thai để chúng có thể cho sữa 10 tháng/năm.

Davaasambuu bắt đầu điều tra nguyên nhận vì sao tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở Nhật Bản trong suốt thời gian đó thấp hơn so với Mỹ trong vòng 50 năm qua (tỉ lệ người mắc ung thư tuyến tiền liệt ở Mỹ cao gấp 25 so với Nhật Bản).

Bà Davaasambu cùng đồng nghiệp, tiến sĩ người Nhật Bản Akio Sato, đã nghiên cứu dữ liệu chế độ ăn uống ở xứ sở hoa anh đào liên tục 36 năm và rồi họ phát hiện ra tỉ lệ mắc, tử vong do liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt có quan hệ rất chặt chẽ với việc tiêu thụ sữa.

Các sản phẩm sữa không quá phổ biến ở Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II, cho đến khi Nhật Bản nhập khẩu bò sữa và bắt đầu xây dựng nền công nghiệp sản xuất sữa bò, năm 1954, Chính phủ Nhật Bản ban hành một luật mới bắt buộc học sinh phải uống 200 ml sữa vào mỗi lần ăn trưa.

Một hình ảnh quảng cáo đầy tính thương mại của nên công nghiệp sữa bò thương mại Mỹ.

Trong một nghiên cứu sau đó, bà Davaasambu nhận thấy việc tiêu thụ sữa có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ ung thư vú, buồng trứng và tử cung ở 40 quốc gia. Bà kết luận, một phần  là do một số sản phẩm sữa hiện nay có hàm lượng cao hoóc môn giới tính, chẳng hạn như: estrogen.

Nhiều thí nghiệm cho thấy estrogen có thể gây ung thư tuyến tiền liệt ở chuột và một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những ai có nồng độ estrogen cao trong máu đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao. Khi estrogen mất cân bằng cũng có thể gây ra ung thư vú, và một số sản phẩm sữa hiện nay có thể là "trạm xe trung chuyển" các loại hoóc môn.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ung thư Quốc tế kết luận: Những con chuột ăn sữa phát triển khối u tuyến vú nhiều và nhanh hơn so với những con chuột không ăn sữa chứa hoóc môn như estrogen.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em dậy thì phát dục sớm có thể do bị ảnh hưởng từ việc tiêu thụ sữa thường xuyên. Nguyên nhân là sữa được sản xuất từ Mỹ và Nhật Bản có chứa nhiều hoóc môn sinh dục hơn so với sữa bò thuần khiết của người Mông Cổ. Nông dân du mục Mông Cổ chăn nuôi bò thả rông, bò cái thụ thai tự nhiên và cho sữa từ 5-6 tháng sau khi sinh.

Các chuyên gia y tế cũng quan tâm đến các hoócmôn trong sữa công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em.

Davasaambuu muốn tiếp tục so sánh những ảnh hưởng đến sức khỏe con người giữa sữa bò truyền thống Mông Cổ và sữa bò công nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên, vào năm 2008 Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ đã từ chối tài trợ kinh phí hoạt động cho phòng thí nghiệm của bà tại Đại học Havard bởi họ cho rằng: hệ thống chăn nuôi bò sữa và tập quán chăn nuôi của người dân ở 2 nước khác nhau để có thể đưa ra sự so sánh

Phạm Khôi Nguyên (tổng hợp)
.
.