Phát hiện kỳ thú trong thế giới động vật

Thứ Sáu, 02/10/2009, 21:20

Cá sấu ăn... đá!

Dạ dày cá sấu là bộ phận cứng như đá vì phải chạm trán với mọi vật từ rùa, cá và chim cho đến hưu cao cổ, sư tử, trâu và thậm chí (khi khu vực được bảo vệ) cả cá sấu khác.

Thêm vào đó, cá sấu nuốt cả những viên đá to và chúng thường xuyên nằm trong bụng nó. Người ta cho rằng cá sấu sử dụng đá làm "đồ dằn" để lặn được xuống nước!

Sữa cá voi chứa 50% chất béo

Sau từ 10 đến 12 tháng nằm trong bụng mẹ, cá voi con chào đời với chiều dài bằng 1/3 chiều dài cá mẹ (dài 9 mét đối với loài cá voi xanh). Cá mẹ sử dụng hệ cơ quanh tuyến vú để bắn sữa vào miệng cá con khi nó ngậm chặt núm vú. Sữa cá voi chứa đến 50% chất béo giúp cá con tăng trọng nhanh - đến 16 kg mỗi ngày.

Hải ly tự sống được qua những ngày dài mùa đông

Loài hải ly không ra ngoài vào mùa đông, nhưng vẫn sống được nhờ trước đó nó đã biết trữ sẵn thức ăn hay chất béo trong phần đuôi đặc biệt. Hải ly tích trữ năng lượng để tránh cái lạnh giá bên ngoài và sống tạm thời bên trong cột gỗ hay bùn.

Do loài gặm nhấm chui ra ngoài lúc mặt trời lặn và rút vào tối khi mặt trời mọc nên ánh sáng không chi phối chu kỳ giấc ngủ của chúng.

Chuột chũi không mù

Mặc dù đôi mắt kém phát triển nhưng chuột chũi châu Phi vẫn dò được chút ánh sáng và cảm nhận được những thay đổi trong không khí bao quanh. Một số nghiên cứu cho thấy thị giác chuột chũi châu Phi rất nhạy cảm dù có giới hạn thị lực

Di An (tổng hợp)
.
.