Phụ nữ 60, 70 tuổi vẫn làm thụ tinh trong ống nghiệm
Ở Ấn Độ, gia đình nào không có con trẻ bị coi là vô phúc, là gặp tai ương. Trước sức ép sinh đẻ quá cao, những phụ nữ Ấn Độ không có con buộc phải tìm đến sự trợ giúp của y khoa với phương pháp thụ tinh nhân tạo, hay thụ tinh trong ống nghiệm - IVF. Nhiều phụ nữ đã quá tuổi sinh đẻ, thậm chí đã ở tuổi 60 hay 70, vẫn tìm đến sự trợ giúp của IVF, bất chấp hậu quả của nó.
Mặc dù thấy rõ điều này sẽ gây nguy hiểm cho một số người, nhưng các bệnh viện phụ sản vẫn không muốn từ chối cung cấp dịch vụ IVF bởi vì đây là lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền - khoảng 2,3 tỉ USD trong năm 2012. Và Hội đồng Luật Ấn Độ gọi đó là "hũ vàng".
“Nhà máy sản xuất em bé của thế giới”
Được làm mẹ là hạnh phúc nhất đời của bà Kisabai, nhưng cũng đáng hổ thẹn khi có con nhỏ ở tuổi 60. Đối với ông Mahadev Biranje, 68 tuổi, chồng của bà Kisabai, phương pháp IVF là phép mầu giúp phá bỏ ranh giới của thời gian.
Trước khi lấy bà Kisabai, ông Biranje đã cưới chị của bà là Akatai, nhưng đã nhanh chóng lạnh nhạt với người phụ nữ này sau khi bà được chẩn đoán bị u xơ tử cung gây cản trở khả năng thụ thai. Hai người đàn bà (là chị em ruột) và ông Biranje cùng sống chung trong một ngôi nhà. Bà Kisabai đã trải qua nhiều lần điều trị IVF trong 5 năm qua - mỗi lần đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể xác và tinh thần nhiều hơn người khác.
Bà Kisabai tâm sự sau mỗi lần điều trị IVF thất bại, bà đều khóc hết nước mắt nhưng vẫn phải chuẩn bị tinh thần để tiếp tục cho lần tiếp theo. Ông Mahadev Biranje cho biết, chi phí cho điều trị IVF là hơn 200.000 rupee (khoảng 4.000 USD). Mặc dù đã được bác sĩ tư vấn là tỷ lệ thành công của IVF rất thấp nhưng ông Mahadev Biranje vẫn nhất quyết không từ bỏ ý định của mình.
Trong những năm gần đây, hàng ngàn bệnh viện trợ giúp sinh sản mọc lên khắp nơi ở Ấn Độ, làm bùng phát một nền công nghiệp mới gọi là "du lịch trợ giúp sinh sản" dành cho những cặp vợ chồng vô sinh trên khắp thế giới. IVF - cùng với những phương pháp chữa vô sinh khác như là "mang thai hộ và đẻ thuê", liệu pháp hormone và hiến tặng tế bào giới tính (trứng và tinh trùng) - là một phần của hoạt động kinh doanh sinh sản đang nở rộ tại Ấn Độ. Và nó trị giá đến 2,3 tỉ USD theo đánh giá của Liên đoàn Kỹ nghệ Ấn Độ.
Chính lĩnh vực kinh doanh này đã mang lại cho Ấn Độ biệt danh là "nhà máy sản xuất em bé của thế giới". Các bệnh viện trợ giúp sinh đẻ không chỉ phục vụ cho thị trường quốc tế, mà còn đáp ứng nhu cầu trong nước.
Gia đình nhà Biranje ở Kolhapur. Ông Mahadev Biranje, 68 tuổi, và hai bà vợ cao tuổi. Vợ đầu, Akatai Biranje (phải) và Akati là em gái Kisabai Biranje. |
Trước tình trạng bát nháo này, chính quyền Ấn Độ đang nghiên cứu dự luật do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ soạn thảo và dự kiến sẽ trình lên Quốc hội nước này trong thời gian tới. Nếu dự luật được thông qua, mọi bệnh viện trợ giúp sinh sản phải đăng ký hoạt động với chính quyền với những quy định chặt chẽ về nguồn gốc, việc mua và lưu trữ tế bào giới tính sẽ ra đời; những phụ nữ đẻ thuê cũng như em bé do họ sinh ra sẽ được hưởng những quyền lợi về sức khỏe và pháp lý.
Nhưng còn một vấn đề hết sức rắc rối - phụ nữ chỉ được mang thai đến độ tuổi giới hạn nào? Năm 2008, cụ bà Rajo Devi Lohan, 72 tuổi, sống ở ngôi làng nhỏ bé thuộc bang Haryana miền Bắc Ấn Độ được coi là người mẹ già nhất thế giới. Sau đó, cụ bà Bhateri Devi, 66 tuổi, sống cùng bang tiếp tục được coi là bà mẹ già nhất thế giới sinh ba (bé nặng nhất là 1,2kg và nhẹ nhất là 800g).
Ở Ấn Độ, cũng như tại nhiều quốc gia khác, sinh đẻ với sự trợ giúp của y khoa vốn dành riêng cho tầng lớp thượng lưu. Nhưng trong những năm gầy đây, với sự nở rộ của những bệnh viện cung cấp dịch vụ trợ sinh giá rẻ, ngày càng có nhiều những cặp vợ chồng thuộc tầng lớp trung lưu hay lao động và cả những phụ nữ cao tuổi, được hưởng sự tiến bộ của y khoa.
Bà ngoại sinh cháu!
Nhìn chung, các bệnh viện trợ sinh ở Ấn Độ đều không hề cung cấp thông tin đầy đủ cho bệnh nhân về tỷ lệ thành công thấp của phương pháp IVF cũng như nguy cơ cao mắc phải các biến chứng có hại cho sức khỏe và thai bị dị tật. Phụ nữ trên 50 tuổi điều trị IVF có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp do mang thai. IVF cũng dễ dẫn đến sinh đôi hay sinh ba, làm tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ lẫn em bé.
Dự luật về sinh sản của Ấn Độ quy định người mẹ đẻ thuê không được quá 35 tuổi và không được sinh quá 5 em bé, bao gồm cả con riêng của mình. Tuy nhiên, dự luật lại không có quy định nào về độ tuổi giới hạn đối với những phụ nữ khác muốn mang thai bằng IVF.
Bác sĩ Satish Patki bên trong phòng thí nghiệm vô trùng của ông ở tỉnh Kolhapur miền tây Ấn Độ. Ông đã giúp cho ra đời hơn 1.000 em bé bằng phương pháp IVF trong hơn hai thập niên qua. |
Giáo sư Imrana Qadeer, thuộc Trung tâm Sức khỏe cộng đồng và Y tế xã hội - Đại học Jawaharlal Nehru ở
Tại bệnh viện của bác sĩ Satish Patki thuộc vùng ngoại ô
Hay một viên chức thành phố đến từ Hubli, vùng lân cận bang Karnataka, có vợ được bác sĩ chẩn đoán là "bình thường" và đang lo lắng vì người thân nói bóng gió là ông bị bất lực!
Bác sĩ Satish Patki đã đỡ đẻ và giúp cho hơn 1.000 em bé IVF chào đời trong hơn 20 năm qua. Patki đã dành nhiều thời gian ở trong phòng thí nghiệm - căn phòng sạch sẽ tươm tất với hệ thống lọc không khí - để "chế tạo" những em bé theo yêu cầu.
Bên ngoài phòng thí nghiệm, các y tá cố gắng giải thích về kỹ thuật IVF cho những cặp vợ chồng đang hoang mang nhìn vào màn hình tivi plasma cỡ lớn. Một cặp vợ chồng tuổi trung niên có vẻ thích thú khi nhìn vào hình ảnh một đám tinh trùng giống như nòng nọc bơi lượn lờ cố gắng chọc thủng tế bào trứng.
Bệnh nhân của bác sĩ Satish Patki rất đa dạng, từ những nông dân nghèo cho đến tầng lớp thượng lưu. Họ rất an tâm trước dịch vụ được cam đoan là giữ bí mật danh tính của bác sĩ Patki. Đối với một vài bệnh nhân, bác sĩ Patki buộc phải giải thích rằng y khoa vào lúc này không thể - hay ít nhất là chưa thể - can thiệp vào giới tính của đứa bé tương lai - một vấn đề gay go ở Ấn Độ, nơi muốn con trai hơn con gái.
Chính sự ưu tiên này đã dẫn đến sự mất cân bằng giới tính ở Ấn Độ. Bác sĩ Satish Patki nói ông không thực hiện xét nghiệm giới tính bào thai theo yêu cầu, bởi vì có luật cấm tiết lộ giới tính thai nhi.
Khác với bác sĩ Bishnoi, Patki không quảng cáo về những trường hợp mang thai ở phụ nữ cao tuổi, nhưng ông cũng không làm cho những phụ nữ vô sinh ở độ tuổi này thất vọng. Patki nói ông đã can thiệp thành công cho một số trường hợp, ví dụ một phụ nữ hơn 50 tuổi đã có thể mang thai hộ cho chính con gái của bà vào năm 2006. Cô con gái mắc hội chứng gọi là Rockitansky - một dạng rối loạn bẩm sinh khiến bệnh nhân không có tử cung.
Câu chuyện "bà ngoại sinh cháu" này xuất hiện trên tờ Times of