Siêu kháng thể trong cơ thể người có khả năng diệt trừ virus HIV?

Chủ Nhật, 29/12/2013, 06:30

Có một nghiên cứu được thực hiện vào cuối năm 2012 trên một bệnh nhân ở châu Phi bị nhiễm virus HIV khoảng 4 tuần. Họ nhận thấy cơ thể bệnh nhân sản xuất một kháng thể có tên CH103 có thể vô hiệu hóa 55% các mẫu HIV. Siêu kháng thể này được xem là sản phẩm của cuộc chiến giữa hệ thống miễn dịch và virus HIV đang cố gắng đấu tranh với nhau.

Thoát khỏi bàn tay tử thần

Một người Mỹ theo gia đình đến sống tại Đức tên là Timothy Ray Brown, biệt danh "Bệnh nhân Berlin" (Berlin patient) đã phát hiện dương tính với HIV vào năm 1995, sau khi đến khám ở Trung tâm Phòng chống HIV-AIDS tại địa phương. Như sét đánh ngang tai, ông mất ăn mất ngủ suốt hai tuần liền vì quá lo sợ căn bệnh thế kỷ.

Được bác sĩ cho phép, ông thường xuyên đến trung tâm để chữa bệnh nhưng suốt cả nửa năm mà không thấy thuyên giảm. Ông bắt đầu cảm thấy mỏi mệt, đau nhức cơ thể. Sau đó, ông được các bác sĩ chẩn đoán mắc thêm một căn bệnh khác - bệnh bạch cầu (leukemia).

Năm 2010, Brown được các nhà chuyên môn tiến hành cấy ghép tế bào gốc tủy xương để điều trị ung thư máu. Virus HIV trong người Brown đã bị tiêu diệt bằng một phương pháp điều trị phức tạp dùng để chữa bệnh bạch cầu. Theo phương pháp này, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị phá hủy và sau đó là ghép tế bào gốc do một người có đột biến gene hiếm gặp có thể đề kháng HIV hiến tặng.

Các nhà khoa học cho rằng, chính tế bào gốc của một người hiến tặng mang theo những biến đổi gene hiếm gặp đã tạo ra khả năng miễn dịch với HIV ở Brown. "Phước bất trùng lai", nhờ chữa một bệnh khác, ông lại được cứu thoát khỏi bàn tay của thần chết! Thật kỳ lạ, ông đã không cần thuốc kháng virus HIV trong vòng 5 năm kể từ khi cấy ghép tủy. Brown hiện sống tại San Francisco, bang California (Mỹ). Tính đến tháng 5/2013, Brown đã khỏi bệnh mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào để chữa HIV-AIDS cả.

Sau đó, một bé gái ở Mỹ sinh ra đã có HIV đã được chữa khỏi bệnh sau khi được điều trị bằng phác đồ thuốc chuẩn. Hiện nay bé hai tuổi rưỡi, đã ngưng dùng thuốc được một năm và không còn dấu hiệu nhiễm bệnh nữa. Phải cần nhiều thử nghiệm nữa để xác định xem liệu cách điều trị này có hiệu quả trên những đứa trẻ khác hay không.

Bé gái trên lại được điều trị bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm HIV ở trẻ em. Phương pháp này đã giúp tiêu diệt toàn bộ virus HIV trước khi chúng có thể tạo nên những ổ trú ẩn trong cơ thể. Tuy nhiên, tiến sĩ Deborah Persaud - một nhà virus học tại Trường đại học Johns Hopkins ở tiểu bang Baltimore, cũng cho biết rằng những virus được gọi là "tế bào ngủ" này có thể nhanh chóng tấn công trở lại bệnh nhân nào nếu ngưng dùng thuốc.

Theo tiến sĩ Hannah Gay - chuyên gia HIV nhi khoa, ông cảm thấy là đứa bé trên có nguy cơ cao hơn bình thường, do đó ông sẽ cố gắng hết khả năng của mình bởi bé vốn được sinh ra tại một bệnh viện ở nông thôn sau khi người mẹ xét nghiệm dương tính với virus HIV. Do bà chưa hề được chữa trị HIV trước khi sinh, các bác sĩ biết rằng đứa trẻ được sinh ra có nguy cơ nhiễm HIV rất cao.

Đứa trẻ sơ sinh sau đó đã được chuyển đến Trung tâm Y khoa của Trường đại học Mississippi ở Jackson, tại đây,  tiến sĩ Gay đã dùng tổng hợp 3 phương thuốc chuẩn chống HIV để điều trị cho bệnh nhi chỉ vừa được 30 giờ tuổi này ngay trước cả khi xét nghiệm cho kết quả là bé bị dương tính với virus HIV.

Nếu bé gái này vẫn khỏe mạnh, thì chắc chắn đây sẽ là ca chữa khỏi HIV thứ hai trên thế giới. Tiến sĩ Persaud đã trình bày những phát hiện này tại một hội thảo về Retrovirus và các bệnh truyền nhiễm cơ hội ở Atlanta. Theo bà, đây là một bằng chứng cho thấy HIV có thể được chữa khỏi ở trẻ em.

Siêu kháng thể CH103 và vaccine chống HIV-AIDS

Thông thường, để tránh việc lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tất cả các trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm hay phơi nhiễm HIV đều có chế độ chăm sóc, theo dõi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thai phụ bị nhiễm HIV ngoài việc kiểm tra tình hình thai nghén theo định kỳ, thì tình trạng lâm sàng của HIV cũng được kiểm tra chặt chẽ và tùy theo thời điểm sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau.

Các bà mẹ đang được điều trị tại các trung tâm HIV về HIV/AIDS sẽ tiếp tục phác đồ điều trị đó, uống thuốc kháng virus (ARV) cho đến lúc sinh. Nếu được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cho mẹ bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Đến lúc sinh, cũng sẽ được chỉ định thuốc để phòng tránh.

Giáo sư bào chế thuốc chữa trị cho bé sơ sinh ở Mỹ.

Tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn nào của thai kỳ sẽ  có các chỉ định khác. Virus HIV có khả năng lây truyền qua sữa mẹ cao, do đó, cần tư vấn khuyến khích người mẹ nuôi con bằng sữa ngoài. Mẹ không uống ARV dự phòng và trẻ bú sữa mẹ đến 6 tháng sẽ có nguy cơ lây sang con từ 30 đến 40%.

Trường hợp người mẹ không uống ARV dự phòng trong thai kỳ và trẻ dùng sữa thay thế sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ đó sẽ là 20 - 30%. Lý tưởng nhất là mẹ uống ARV dự phòng và trẻ dùng sữa thay thế sữa mẹ hoàn toàn, thì nguy cơ lây sang con chỉ 2 - 6%.

Sau khi virus HIV xâm nhập vào được cơ thể, nó lan truyền rất nhanh và xâm nhập vào các tế bào và ẩn mình trong đó. Cơ thể bệnh nhân nhiễm HIV có thể sản xuất một "siêu kháng thể" có tên CH103 vô hiệu hóa được 55% virus HIV, mở ra hy vọng mới cho việc điều chế các loại vaccine chống căn bệnh thế kỷ.

Theo các khoa học gia, khi bị nhiễm virus HIV, cơ thể sẽ sản xuất các kháng thể để tấn công lại chúng. Tuy nhiên, virus HIV luôn biến đổi để tồn tại trước sự tấn công của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Do đó, cơ thể lại tiếp tục sản xuất kháng thể virus mới mà sau đó gặp phải sự biến đổi mới của virus HIV. Một số bệnh nhân có khả năng phát triển các kháng thể có hiệu quả cao có thể trung hòa các đột biến HIV.

Theo giáo sư Barton Haynes của Trường đại học Duke, bang North Carolina (Mỹ), mặc dù virus đột biến và có hàng triệu loài bán virus ra đời bởi vì sự đột biến đó, nhưng có một phần của virus không thể thay đổi nếu không virus không thể lây nhiễm - đây là nhược điểm của chúng.

Có một nghiên cứu được thực hiện vào cuối năm 2012 trên một bệnh nhân ở châu Phi bị nhiễm virus HIV khoảng 4 tuần. Họ nhận thấy cơ thể bệnh nhân sản xuất một kháng thể có tên CH103 có thể vô hiệu hóa 55% các mẫu HIV. Siêu kháng thể này được xem là sản phẩm của cuộc chiến giữa hệ thống miễn dịch và virus HIV đang cố gắng đấu tranh với nhau.

Theo giáo sư Jane Anderson - chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Homerton, London, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội HIV Anh, nghiên cứu trên là bước tiến mới trên con đường phát triển vaccine điều trị HIV, cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách thức mà hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với virus HIV và làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ giữa virus này và kháng thể con người.

Tiến sĩ Sarah Joseph thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh cho rằng, một số bệnh nhân có khả năng tạo ra những kháng thể vô hiệu hóa được rất nhiều virus HIV nhưng lại không có tác dụng gì với họ vì lúc đó đã quá trễ. Thách thức bây giờ là liệu việc thực hiện lại các bước đi này có thể giúp đưa đến một loại vaccine khả dụng hay không. Ông cũng giải thích, vaccine này gần như chắc chắn phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để chữa trị HIV-AIDS.

Giáo sư Anderson nói rằng nghiên cứu này giúp chúng ta có những hiểu biết quan trọng về cách thức mà hệ miễn dịch của con người phản ứng trước virus HIV, đồng thời giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về mối liên hệ giữa virus và cơ thể bị thâm nhập, và chắc chắn đây sẽ là một bước đi tích cực trong hành trình tìm kiếm vaccine chống lại HIV.

Tiến sĩ Sarah Joseph cho rằng, việc các bác sĩ làm chủ được những kháng thể này có ý nghĩa rất lớn và thậm chí đã có người nói đến sản xuất hàng loạt kháng thể này để đưa vào cơ thể người và chắc chắn trong tương lai gần, họ sẽ thành công

Tường Quyên (theo CNN, BBC News)
.
.