Triển lãm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Ivan Fleming
Trong thời gian triển lãm, mở cửa từ ngày 17/4/2008 đến ngày 1/3/2009, Viện Bảo tàng sẽ trình chiếu hầu hết các phim về James Bond, trưng bày các poster tiêu biểu, các loại xe hơi kỹ thuật cao có chức năng như một tàu ngầm của anh chàng điệp viên hào hoa này – và thậm chí có cả bộ đồ tắm Halle Berry mặc trong phim “Die Another Day”.
Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày vô số kỷ vật quan trọng về cuộc đời, từ thời thơ ấu của ông. Fleming là con của một nhà lập pháp thuộc đảng Bảo thủ Anh bị sát hại trong Chiến tranh thế giới thứ I khi ông mới 8 tuổi, cho đến giai đoạn khởi nghiệp làm báo.
Khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Fleming được tuyển vào vị trí trợ lý giám đốc Cơ quan Tình báo Hải quân Anh – lúc đó là Đô đốc John Godfrey – được ví như nhân vật M trong các phim về Bond.
Ben Macintyre, tác giả một cuốn sách đồng hành cùng triển lãm, cho biết: “Trong suốt thời kỳ chiến tranh, ông ấy đã thu thập tư liệu cho những câu chuyện về Bond. Fleming rất thận trọng trong khi viết, cố dẫn dắt tình tiết của tác phẩm theo sát với thực tế bối cảnh chính trị lúc bấy giờ. Trong một chừng mực nào đó, nhân vật Bond là một điển hình của Chiến tranh thế giới thứ II, và trong bối cảnh Chiến tranh lạnh”.
Nỗi ân hận nhất của Fleming là ông không phải là một điệp viên nơi chiến tuyến. Trải nghiệm duy nhất của ông là tháp tùng cuộc đổ bộ thất bại của quân Đồng minh lên vùng
Fleming đã thể hiện con người mình rất nhiều qua nhân vật Bond, nhưng cũng có kết hợp vài người khác là điển hình về những siêu điệp viên tài hoa. Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Chiến tranh cũng thể hiện thông tin về vài người trong số họ, bao gồm nhà văn chuyên viết truyện phiêu lưu Peter (anh của Fleming) và đặc công Patrick Dalzel-Job, người mà Macintyre gọi là “người đàn ông phi thường với sự dũng cảm tới mức điên rồ”.
Macintyre nói: “Anh chàng này có thể trượt tuyết theo kiểu đi ngược, lái tàu ngầm mini... Anh là một nhân vật cấu thành tiểu thuyết James Bond”.
Cuộc triển lãm còn trưng bày tư liệu cho thấy sự đam mê bay cao của Fleming, bao gồm nhiều vật phẩm từ căn hộ tao nhã ở London và phòng giải trí Goldeneye được trang trí theo kiểu Jamaica dùng làm nơi ông viết sách. Fleming đã truyền sở thích xa hoa của ông cho điệp viên 007. James Bond là một anh chàng cầu kỳ – đồng hồ đeo tay phải là hiệu Rolex, dầu gội hiệu Pinaud Elixir, uống rượu Martini lắc chứ không khuấy.
Nhân vật phản diện trong tác phẩm của Fleming cũng kiểu cách không kém – triển lãm còn trưng bày cả lá thư từ nhà sản xuất nước hoa Floris bày tỏ lòng biết ơn Fleming đã đưa sản phẩm dầu tắm hiệu Floris vào tiểu thuyết của ông.
Bond đã mang lại danh tiếng và sự giàu có cho Fleming. Đến thời điểm ông qua đời năm 1964 lúc 56 tuổi vì cơn trụy tim, các tác phẩm của ông đã được bán hơn 40 triệu bản và bản quyền chuyển thể thành phim. Hơn 50 năm sau cái chết của Fleming, nhân vật 007 càng trở nên nổi tiếng hơn với bộ phim thứ 22 về Bond – "Quantum of Solace" – sắp ra mắt vào cuối năm nay.
Sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ian Fleming đang được đánh dấu bởi một chuỗi sự kiện quan trọng khác, trong đó có việc xuất bản cuốn sách mới về Bond tựa đề “Devil May Care” viết bởi tiểu thuyết gia Sebastian Faulks. Cơ quan thư tín Hoàng gia Anh vừa xuất bản một loạt tem chủ đề James Bond nhân sự kiện này