Triển vọng cho thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung
- Đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ nối lại trong hai tuần tới
- Các nước G20 kêu gọi chấm dứt căng thẳng thương mại Mỹ – Trung
Với việc Trung Quốc đồng ý bắt đầu mua lượng lớn nông sản, đồng thời miễn thuế đối với một số mặt hàng của Mỹ, ông chủ Nhà Trắng cho rằng đây là tín hiệu khả quan hứa hẹn việc 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sớm đạt thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng kết quả thực sự cho một thỏa thuận cuối cùng vẫn xa vời, bởi lẽ trên thực tế niềm tin giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang ngày càng tồi tệ.
Những tín hiệu tích cực từ Bắc Kinh và Washington trong những ngày qua đã cho thấy cả hai bên đang nỗ lực để giảm căng thẳng cho cuộc chiến thương mại, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Các nhà đàm phán của cả Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch nối lại các cuộc đối thoại thương mại vào đầu tháng 10 tới. Trung Quốc mới đây vừa miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ khỏi loạt áp thuế trả đũa và đánh tiếng rằng họ có thể cho phép lĩnh vực tư khôi phục lại việc mua các mặt hàng nông sản của Mỹ.
Đáp lại, Tổng thống Donald Trump đã trì hoãn việc tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc xuất khẩu thêm hai tuần. Theo ông Trump, việc kéo dài thời hạn đến ngày 15-10 này là một “cử chỉ thiện chí”, trong bối cảnh giới lãnh đạo tại Bắc Kinh sẽ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1-10.
Mặc dù sự xoa dịu căng thẳng này được đánh giá tích cực, xong những triển vọng cho một thỏa thuận ý nghĩa có thể thực sự chấm dứt cuộc chiến thương mại dường như không khá hơn so với khi các cuộc đàm phán đổ vỡ vào năm ngoái. Bất chấp sự leo thang căng thẳng gần đây, vị thế đàm phán của Mỹ dường như đang giảm, và sự thiếu niềm tin giữa hai chính phủ đang ngày càng tồi tệ hơn.
Ông chủ Nhà Trắng tiếp tục nói rằng Trung Quốc đang phải trả thuế, chứ không phải người tiêu dùng hay doanh nghiệp Mỹ - một lời khẳng định luôn bị bác bỏ. Mùa hè vừa qua, ông lại tiếp tục nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã không còn hy vọng gì vào một thỏa thuận bởi các khoản thuế đang giáng đòn dồn dập vào nền kinh tế Trung Quốc, gây ra tăng trưởng chậm, hàng triệu việc làm bị mất và hàng nghìn công ty rút khỏi đất nước này. Tuy nhiên, những bằng chứng có giá trị không ủng hộ các lập luận nói trên.
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn xa vời. |
Các nhà phân tích Lardy cho rằng, trước hết, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc được một thời gian, và hiện không có bất cứ thay đổi nào trong xu hướng này kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu hồi năm ngoái. Thậm chí nếu có một sự giảm tốc nhỏ trong tăng trưởng, các nhà phân tích nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã siết chặt tính khả dụng của tín dụng do lo ngại về các mức nợ, vốn có xu hướng gây tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Thêm vào đó, thương mại của Trung Quốc với Mỹ đối với nền kinh tế không đáng kể so với con số 500 tỷ USD xuất khẩu được đưa ra.
Để giải thích cho sự tăng trưởng giảm tốc của Trung Quốc, giới chuyên gia lập luận rằng điều mà nhiều người, trong đó có ông Donald Trump bỏ sót là giá trị gia tăng tại Trung Quốc với các mặt hàng xuất khẩu đó chỉ chiếm khoảng một nửa con số khổng lồ này, và cho đến ngày 1-9, chỉ có một nửa của con số nhỏ hơn bị ảnh hưởng bởi các khoản thuế mới tăng.
Tuyên bố của ông Donald Trump rằng cuộc chiến thương mại đang làm suy yếu ngành chế tạo của Trung Quốc và tiêu diệt hàng triệu việc làm cũng bị chi phối bởi các vấn đề tương tự. Giới phân tích đánh giá rằng việc làm được xác định rõ trong ngành chế tạo – bao gồm khai mỏ, hàng tiêu dùng, và xây dựng – đã giảm 5 triệu trong năm sau khi Washington bắt đầu áp thuế.
Tuy nhiên trong bối cảnh tăng trưởng chậm, sự giảm sút số việc làm này dường như vẫn đi theo các xu hướng đã có từ trước khi cuộc chiến thương mại xảy ra, và nó không quá nghiêm trọng như người ta tưởng, bởi lực lượng lao động Trung Quốc có tổng số lên tới nửa tỉ người. Thêm vào đó, chiến tranh thương mại không thể là nguyên nhân chính gây ra sự mất việc làm trong ngành chế tạo.
Theo phân tích, tổng lượng hàng xuất khẩu Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 còn tăng 6% so với năm trước. Các lý do chính đáng hơn để giải thích cho sự sụt giảm việc làm trong lĩnh vực chế tạo là sự tăng năng suất và thay đổi cơ cấu trong nhu cầu tiêu dùng từ hàng hóa cho đến dịch vụ.
Hơn nữa, ngay cả khi các khoản thuế Mỹ có góp phần vào sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc, thì sự thiếu lòng tin giữa các nhà đàm phán vẫn là một trở ngại lớn đối với việc ký kết bất cứ một thứ gì tốt hơn một thỏa thuận khiêm tốn. Lãnh đạo Trung Quốc không bao giờ chấp nhận tất cả những yêu cầu của chính quyền Trump để từ bỏ những chính sách công nghiệp mà Bắc Kinh coi là quan trọng đối với sự tăng trưởng của họ.
Tuy nhiên, thái độ hoài nghi mà ông Donald Trump sẽ đưa vào trong bất kỳ thỏa thuận nào ông ký kết dường như đang làm suy yếu khả năng có những nhượng bộ dù khiêm tốn hơn nhiều.
Về phía Mỹ, đại diện thương mại Robert Lighthizer muốn có một thỏa thuận lớn và ông Donald Trump hiện nay có vẻ đang ủng hộ ông ta. Lighthizer cũng không muốn tin vào Trung Quốc nhiều hơn so với niềm tin của họ dành cho ông Trump: Ông muốn có một cơ chế thực thi mạnh mẽ có thể duy trì một số loại thuế đang áp dụng và cho phép việc áp đặt trở lại một cách nhanh chóng các loại thuế khác nếu Bắc Kinh không giữ lời hứa. Tuy nhiên, điều này chỉ làm gia tăng những hoài nghi của Trung Quốc rằng họ sẽ không bao giờ thấy các loại thuế được dỡ bỏ.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, nó vẫn còn tốt hơn so với hầu hết các nền kinh tế còn lại trên thế giới. Trái ngược với những tuyên bố sai lệch của ông Trump, là hầu như chỉ phát triển trong nước. Rõ ràng là chiến tranh thương mại không có ích gì, nhưng cũng có một thực tế rõ ràng là thiệt hại mà Bắc Kinh đang hứng chịu là chưa đủ để buộc họ phải thực hiện những nhượng bộ quan trọng với Mỹ.