Trường đại học FPT có phải là một "siêu" đại học!?
Dư luận đang băn khoăn, liệu có phải Đại học FPT đang được "ưu tiên" một cách quá đặc biệt và sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt?
Chấp nhận cả kết quả thi... năm ngoái!
Ngày 13/3/2007, ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường đại học FPT đã công bố kế hoạch tuyển sinh khóa II (2007-2011). Kế hoạch tuyển sinh nêu rõ: Trường sẽ tổ chức riêng một cuộc thi vào ngày 29/4/2007 nhằm sơ tuyển học viên.
Đối tượng tham gia là: sinh viên hệ chính quy hoặc các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đang là học sinh lớp 12 có điểm trung bình môn Toán các năm lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 từ 7,0 trở lên. Các thí sinh đạt điểm trên điểm sàn trong các kỳ thi đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức là có thể làm thủ tục nhập học ngay sau khi trúng tuyển kỳ thi này.
Thoạt đầu có thể thấy có hai điều kiện rất chặt chẽ: Thứ nhất: phải đạt điểm sàn trong kỳ thi đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức. Thứ hai: phải vượt qua được kỳ thi sơ tuyển của Đại học FPT.
Tuy vậy, điều kiện phải đạt điểm sàn thi đại học của Bộ GD-ĐT dường như chỉ là hình thức: thí sinh có thể lấy kết quả thi năm nay - năm 2007, cũng có thể lấy kết quả thi từ năm ngoái, thậm chí là năm kia...
Đây có lẽ là một điều chưa từng có trong nền giáo dục Việt
Ngày 26/3/2007, Bộ GD-ĐT đã có Công văn số 2459 gửi Trường đại học FPT nêu rõ: “Kết quả thi của thí sinh và điểm sàn xét tuyển chỉ có giá trị cụ thể đối với mỗi kỳ thi của từng năm, không có giá trị bảo lưu cho kỳ thi tuyển sinh các năm sau.
Bộ GD-ĐT đề nghị Trường đại học FPT thực hiện nghiêm túc các quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành và đề án cải tiến tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Thông báo số 11/TBVPCP ngày 22/10/2002”.
Sáng ngày 3/4/2007, PV ANTG gọi điện đến bộ phận tư vấn tuyển sinh của Đại học FPT và vẫn được trả lời là: chấp nhận kết quả của các năm trước, thậm chí tận năm 2004 cũng... được. Như vậy quy chế tuyển sinh của Đại học FPT đang ngược với công văn của Bộ GD-ĐT và khó có thể xem đây là một sự vô tình.
Kỳ thi sơ tuyển của Đại học FPT sẽ diễn ra trước cuộc thi đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức trên phạm vi cả nước hơn 2 tháng. Ngày 29/4/2007, thí sinh sẽ dự thi các nội dung: trắc nghiệm toán và tư duy logic trong 120 phút, viết bài luận trong 60 phút.
Trụ sở FPT trên đường Phạm Hùng, Hà Nội.
Kết quả cuộc thi sẽ được công bố chỉ sau một tuần lễ. Theo thông lệ thì chỉ có một số trường thuộc các khối ngành nghệ thuật, công an... là có các kỳ thi sơ tuyển. Đại học FPT là một trường thuộc khối ngành công nghệ, tổ chức sơ tuyển nhằm tuyển lựa học viên, có thể xem là một phương thức để nâng cao chất lượng đầu vào, đồng thời cũng có thể xem là một sự cạnh tranh học viên với các trường khác.
Tuy vậy đây là một sự cạnh tranh theo chúng tôi là chưa công bằng. Trong khi các trường (công lập, bán công, dân lập, tư thục) khác phải chờ thời gian thi do Bộ GD-ĐT quy định thì Đại học FPT lấy điểm các năm trước, ngang nhiên “hớt” thí sinh vào trường mình.
Các trường đại học ở Việt
Học phí... "trên trời"!
Mức học phí trọn gói cho một khóa học tại Đại học FPT là 11.200 USD (tương đương 178 triệu đồng), có thể nộp thành 10 lần vào đầu mỗi kỳ học. Ngoài một số sinh viên nghèo sẽ được cho vay tín dụng học phí và trả dần sau khi đi làm, số học viên còn lại sẽ phải tự thanh toán khoản học phí này.
Học phí của Trường đại học FPT được xem là “trên trời” vì nó quá cao so với thu nhập bình quân của người Việt
Làm một phép so sánh hài hước rằng: học phí của một học viên ở Đại học FPT có thể “gánh” được học phí cho 20 sinh viên học ở trường công lập. Đại học FPT cam kết sẽ ký hợp đồng lao động với học viên sau khi họ ra trường. Tuy vậy, có việc làm là một chuyện, trụ vững được trong môi trường cạnh tranh công việc lại là chuyện khác. Liệu đại học FPT có đảm bảo được rằng: học viên của họ sẽ không bị sa thải hay không?--PageBreak--
Tại một trường tư thục như Đại học FPT, tất nhiên học phí cao sẽ đi kèm với các điều kiện học tập tốt hơn, các dịch vụ sẽ tốt hơn, cơ sở vật chất hiện đại hơn - điều đó là rất đáng khích lệ.
Nhưng liệu có nên tạo ra một sự chênh lệch quá lớn như vậy trong một nền giáo dục được xem là giáo dục cho toàn dân, giáo dục đại chúng như ở nước ta. Tất nhiên, là trường tư thục, học đại học xong lại có nghề (các đại học khác hầu như không có nghề) thì giá cao cũng là điều dễ hiểu.
"không có ngoại lệ dành cho đại học fpt"
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, vì một số lý do nào đó, các sở GD-ĐT đã từ chối nhận hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học FPT. Để có một cái nhìn đa chiều, phần nào giải đáp băn khoăn của dư luận về vấn đề tuyển sinh và mức học phí quá cao, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học & Sau đại học.
Phóng viên (PV): Thông thường, trước đây chỉ có một số trường sơ tuyển chủ yếu là các trường thuộc khối ngành công an, nghệ thuật.... Đại học FPT là một trường đại học về công nghệ, tổ chức một cuộc sơ tuyển riêng: đây có phải là ngoại lệ không?
Bà Trần Thị Hà (TTH): Theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành, việc tổ chức sơ tuyển thuộc thẩm quyền của hiệu trưởng, nhưng phải thông báo công khai cho thí sinh về môn sơ tuyển, thời gian và lệ phí sơ tuyển. Vì vậy, việc Đại học FPT tổ chức sơ tuyển không phải là trường hợp ngoại lệ.
Việc sơ tuyển không làm cho chất lượng tuyển sinh bị thấp đi, chỉ giúp việc tuyển sinh vào các trường, các ngành đúng yêu cầu đào tạo, hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm tổ chức sơ tuyển đúng quy định.
PV: Nếu Trường đại học FPT chấp nhận kết quả thi đại học các năm 2005, 2006 thì Bộ GD-ĐT có ý kiến thế nào?
Bà TTH: Trong quy chế tuyển sinh quy định: căn cứ vào kết quả thi hàng năm, Bộ GD-ĐT quy định điểm sàn, các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, vào điểm sàn do Bộ quy định để xác định điểm xét tuyển. Như vậy việc tuyển sinh năm nào phải căn cứ vào kết quả thi tuyển năm ấy, không được lấy kết quả thi tuyển của các năm trước để xét tuyển cho năm sau.
Tất cả các trường đại học, cao đẳng đều phải chấp hành các quy định của quy chế tuyển sinh. Tôi nghĩ rằng Trường đại học FPT cũng sẽ thực hiện đúng các quy định của Quy chế tuyển sinh, vì đến thời điểm này Trường đại học FPT chưa có đề nghị nào như câu hỏi mà nhà báo đã đưa ra.
PV: Nếu Trường đại học FPT đặt mục tiêu chỉ đào tạo nhân lực cho các công ty thành viên của FPT, điều này có chính xác không khi Đại học FPT cũng là một đơn vị đào tạo được cấp bằng và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Trả lời: Mỗi trường đại học khi thành lập đều có đặt ra sứ mạng, nhiệm vụ của trường. Đại học FPT là trường đại học tư thục, nên nếu trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty thành viên của FPT là điều cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, cũng phải thấy là người học được quyền chọn trường để đăng ký dự thi và phải đóng tiền học, nên khi ra trường họ có quyền tìm nơi làm việc thích hợp.
PV: Mức học phí của Đại học FPT là quá cao so với thu nhập của người Việt
Bà TTH: Trong Luật Giáo dục năm 2005 quy định mức học phí của các trường tư thục do các trường tự xác định. Vì vậy, trường sẽ căn cứ vào chương trình đào tạo, vào yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo để xác định mức học phí.
Tuy nhiên, cũng phải nói là từ trước tới nay các trường đại học dân lập hay tư thục của nước ta đều không quy định mức học phí quá cao, vì các trường này đều căn cứ vào khả năng chi trả bình quân của người dân, yêu cầu thực hiện chương trình... để quy định mức học phí và để còn có người vào học và chưa có trường đại học tư thục nào của Việt Nam quy định mức học phí cao như của Trường đại học FPT.
PV: Chương trình đào tạo của Đại học FPT xây dựng có nằm ngoài chương trình khung của Bộ GD-ĐT không? Nếu nằm ngoài chương trình khung thì đây có phải là một “ngoại lệ đặc biệt” không?
Bà TTH: Đến nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành hơn 100 chương trình khung. Chương trình khung là chương trình chuẩn gồm những quy định về kết cấu chương trình, những nội dung cốt lõi của chương trình và số môn học trong chương trình khung thường chỉ bao gồm khoảng 50% - 60% toàn bộ chương trình đào tạo.
Các cơ sở đào tạo sẽ căn cứ vào chương trình khung để phát triển thành chương trình đào tạo của trường mình. Đối với những ngành hay chuyên ngành chưa có chương trình khung, thì Bộ đã có văn bản hướng dẫn các trường xây dựng chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo của Đại học FPT không phải là ngoại lệ. Vì hiện nay Bộ chưa ban hành chương trình khung về công nghệ thông tin, trường phải xây dựng chương trình đào tạo theo văn bản hướng dẫn xây dựng của Bộ và trường đã thực hiện đầy đủ các quy định, nên Bộ GD-ĐT đã có quyết định giao chuyên ngành đào tạo cho trường.
PV: Xin cám ơn Vụ trưởng!