Văn hóa vườn thiền Nhật Bản

Thứ Ba, 17/07/2007, 11:00
Theo truyền thuyết, chỉ những ai được khai sáng tâm linh, đạt tới cảnh giới thiền tối cao mới có thể quan sát hết toàn bộ bí mật mầu nhiệm của khu vườn thiền, đặc biệt là viên đá ẩn mình.

Tiếng Nhật, vườn đá còn có tên là “Karesansui”, đây là một loại vườn đá kiểu Nhật hoặc vườn thiền (Zen) là một khu vườn rắc cát, khá nông, bao gồm cát, sỏi, khối đá, và thường trồng cỏ hoặc thêm vào một vài yếu tố thiên nhiên.

Yếu tố chính của vườn thiền là đá và cát. Nếu mô tả, biển không được minh họa bằng nước mà bằng cát, được thể hiện theo cách gạt bằng theo những hoa văn theo hình gợn sóng như sóng biển.

Trong nhiều khu vườn thiền, yếu tố cây cối nhiều hay ít không quan trọng (và đôi khi là không có cây gì cả). Mỗi vườn thiền thường đơn lẻ theo những cách thức tạo hình nghệ thuật riêng, và các khối đá thường được liên tưởng với tên các ngọn núi ở Trung Quốc.

Khu vườn thiền nổi tiếng nhất Nhật Bản là vườn thiền Ryôan-ji tại đền Ryôan-ji nằm ở phía tây bắc cố đô Kyoto, Nhật Bản. Ryôan-ji là một ngôi đền thuộc trường phái Myoshin-ji thuộc nhánh Rinzai, nổi tiếng trong việc tạo tác các khu vườn thiền.

Từ phía đông đến phía tây, khu vườn dài khoảng 30 mét và từ phía bắc đến phía nam là 10 mét. Vườn thiền Ryôan-ji không trồng bất kỳ cây cối nào cả, trong khu vườn này có khoảng 15 khối đá xếp đặt rải rác với nhiều hình dạng khác nhau, một số khối đá phủ đầy rêu, nền của khu vườn được trải một lớp cát, sỏi màu trắng và được thay đổi hình dạng mỗi ngày.

Các khối đá thuộc nhiều hình dạng khác nhau, được sắp xếp trên 5 cụm viên cuội nhỏ màu trắng. Mặc dù khu vườn thiền có tất cả là 15 khối đá, nhưng dù đứng ở bất kỳ vị trí nào của khu vườn, du khách cũng chỉ thấy được có 14 khối.

Theo truyền thuyết, chỉ những ai được khai sáng tâm linh, đạt tới cảnh giới thiền tối cao mới có thể quan sát hết toàn bộ bí mật mầu nhiệm của khu vườn, đặc biệt là viên đá ẩn mình.

Khu vườn thiền này do một nghệ sĩ tài ba về sáng tác màu sắc là Soami (1480-1525) kết hợp với Daisen-in tạo dựng nên. Mỗi khối đá trong khu vườn đều khắc những tên riêng về Kotaro và Hikojiro, cả hai là những nhân vật có thật, và đã xây dựng nên công trình này.

Đã có rất nhiều cố gắng để giải thích về ý nghĩa của khu vườn thiền này là:

Suy luận thứ 1, những viên sỏi, tượng trưng cho đại dương và các khối đá tượng trưng cho những hòn đảo ở Nhật Bản. Suy luận thứ 2, những khối đá tượng trưng cho hổ mẹ và các con. Suy luận thứ 3, những khối đá là một phần của Kanji, hay trí tuệ và con tim.

Một cuộc nghiên cứu gần đây do Gert Van Tonder từ Trường đại học Kyoto và Michael Lyon từ Trường đại học Ritsumeikan tiến hành đã cho biết rằng, các hình mẫu đá là hình ảnh tiềm thức của thảo mộc. Hình ảnh này không thể được lĩnh hội bằng phương pháp có chủ ý. Họ tin rằng, chính bởi yếu tố huyền ảo trên đã tạo tâm lý rất tốt cho việc thiền định.

Vườn đá kiểu Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng ở phương Tây như là vườn thiền. Thuật ngữ này có lẽ đã xuất hiện vào năm 1935, bởi một nhà văn người Mỹ tên là Loraine Kuck trong quyển sách “100 vườn cảnh ở Kyoto”, và kể từ đó, từ ngữ này xuất hiện trong ngôn ngữ Nhật Bản (Zen Niwa).

Thuật ngữ vườn thiền còn được ứng dụng trong kỹ thuật làm vườn cảnh kiểu Nhật

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.