Bầu cử Nghị viện châu Âu: Uy thế và thờ ơ
30 năm sau lần bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp đầu tiên, chiến dịch vận động tranh cử EP lần này diễn ra trong bối cảnh cả châu Âu đang nhuốm một màu xám xịt của khủng hoảng kinh tế, vẫn không thu hút được cử tri như bao lần trước.
Tỉ lệ cử tri vắng mặt năm nay đạt 59,4%, phá vỡ dự báo sẽ đạt con số kỷ lục 54% của kỳ bầu cử lần trước, tháng 6/2004. Hầu hết thiếu vắng giới trẻ vì không được thông tin đầy đủ về vai trò của cơ quan lập pháp chung của cộng đồng 27 nước và do vậy họ không quan tâm đến những công việc tại Bruxelles và Strasbourg.
Đây là cuộc bầu cử lần thứ 7 kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) được chính thức thành lập. Cuộc bầu cử lần này quy mô nhất trong Liên minh. Thật ra, một số nước thành viên tổ chức bỏ phiếu trước ngày 7/6. Anh và Hà Lan bắt đầu vào ngày 4/6. Đại đa số chọn ngày 7/6. Cách bầu cũng không hoàn toàn giống nhau vì có hai nước bầu hai vòng: người Italia đi bỏ phiếu ngày 4 và 7/6. Cộng hòa Séc, ngày 5 và 7/6.
Tổng số 736 nghị sĩ được phân chia theo tỉ lệ dân số, nhưng nguyên tắc này không áp dụng cứng nhắc đối với các nước nhỏ, ít dân. Đức đứng đầu với 99 ghế, 3 nước Pháp, Italia, Anh, mỗi nước được 78 ghế. Quốc gia được ít ghế nhất là đảo
Tuy nhiên, vai trò lập pháp của Nghị viện bị mờ nhạt trước quyền hạn của Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp đặt tại Bruxelles. EC là cơ quan duy nhất bỏ phiếu thông qua hầu hết các đạo luật. Thẩm quyền duy nhất của Nghị viện là "kiểm soát lãnh vực chi" nhưng không có tiếng nói trong "lãnh vực thu".
EP không có thẩm quyền chủ động đề nghị luật, đó cũng là một tính chất khác biệt của định chế này so với Quốc hội của mỗi thành viên. Trong một chừng mực nào đó, EP hoạt động như hạ viện, còn Hội đồng Bộ trưởng châu Âu, được xem như là Thượng viện. Thực tế thì EC, tức là cơ quan hành pháp lại có thẩm quyền nhiều hơn.
Hiệp hội Canh tân chính trị (Pháp) vừa công bố một bản nghiên cứu cho thấy thực ra, người dân châu Âu cảm thấy rất gắn bó với EU. Đặc biệt là trong lứa tuổi 18-24, có đến 65% đặt kỳ vọng vào tương lai, xem châu Âu là cơ may cho tuổi trẻ. Đối với những người trên 55 tuổi, thì tâm lý lạc quan này cũng chiếm được đa số 52%. Nhưng theo nhận định của báo Le Figaro cho biết từ sự quan tâm đến hành động cầm lá phiếu bỏ vào thùng, con đường còn rất dài.
Công bằng mà nói, Nghị viện mãn nhiệm kỳ này cũng có rất nhiều công lao. Mặc dù việc cải cách các thể chế vẫn chưa có tiến triển nhiều kể từ khi Pháp và Hà Lan nói không với Bản Hiến pháp châu Âu năm 2005, nhưng Nghị viện niên khóa 2004-2009 đã dẫn dắt một châu Âu mở rộng thoát khỏi một phần cuộc khủng hoảng lòng tin của cử tri. Trước một Hội đồng châu Âu chia rẽ hơn bao giờ hết và một EC thiếu quyết đoán, nên mọi vấn đề đều dồn về Nghị viện.
Trong niên khóa trước, EP đã ra được một số quyết định quan trọng như chỉ thị về tự do hóa các ngành dịch vụ, quy định về các chất hóa học, mở cửa các thị trường cạnh tranh tự do như bưu chính, năng lượng và hàng hải cho toàn khối EU...
Trách nhiệm của các nghị sĩ châu Âu nhiệm kỳ tới cũng sẽ rất nặng nề. Ngay sau khi được bầu, họ phải phê chuẩn vị chủ tịch mới của EC, cũng như chức vụ trưởng phái đoàn ngoại giao EU. Nhất là Nghị viện mới phải chiếm được những đặc quyền mới nếu Hiệp ước Lisbonne có hiệu lực, sớm nhất là đầu năm 2010.
Theo đó, với tư cách đại diện cho những công dân châu Âu, EP sẽ có quyền hạn ngang với Hội đồng Liên minh châu Âu, cơ quan tư pháp và ngân sách. EP khóa mới cũng sẽ có quyền cải cách chính sách nông nghiệp chung và quy định về nhập cư hợp pháp. Đây là cách củng cố việc kiểm soát dân chủ của một tổ chức châu Âu vốn trước đây khá mù mờ.
Vai trò của EP ngày càng được tăng lên là thế nhưng các cử tri lại chẳng mặn mà gì với việc đi bầu vì họ cho rằng đây là dịp đấu đá giữa những đảng phái chính trị tại mỗi nước thành viên.
Trong bài phân tích "Nghị viện châu Âu: Bầu cử gần như không có gì là châu Âu cả" - Hãng Thông tấn AFP trích lời nhà nghiên cứu Corinne Deloy của Hiệp hội Robert Schuman, tên của người được xem là cha đẻ của Cộng đồng châu Âu: "Trên khắp lãnh thổ của EU, người ta có cảm tưởng là đang chứng kiến 27 cuộc vận động tranh cử cấp quốc gia".
Quả thật, như tại Pháp, phát ngôn viên đảng Xã hội Pháp, Benoit Hamon, kêu gọi cử tri "trừng phạt Tổng thống Pháp" nhân bầu cử EP lần này. Tại Anh, chiến dịch vận động tranh cử EP của các ứng cử viên diễn ra đúng thời kỳ chính trường nước này chao đảo vì những bê bối liên quan tới lạm dụng ngân sách của các ông nghị. Còn tại Italia, tình hình cũng không khá hơn khi Thủ tướng Berlusconi đang bị vướng vào chuyện tình ái, gia đình.
Người dân Đông Âu thì do thiếu thông tin nên không mặn mà với những công việc tại
Xét trên tổng thể toàn khối EU trong kỳ bầu cử này, sự thờ ơ của các cử tri còn che giấu một sự thất vọng khác đối với EP: đó là sự lên ngôi của các đảng cựu hữu, và điều này đã được chứng minh qua kết quả kiểm phiếu hôm 7/6 vừa qua. Đó là chưa kể việc một số ứng cử viên "giàu và đẹp" ra tranh cử EP lần này càng khiến cử tri không coi trọng sự nghiêm túc của một thể chế lập pháp EU