Dân chúng Bolivia ủng hộ công cuộc cải cách đất nước
Năm nay 50 tuổi, Evo Morales đã trở thành vị tổng thống người bản xứ đầu tiên của Bolivia sau khi giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử ngày 18/12/2005 và chính thức nhậm chức ngày 22/1/2006. Ông cũng là Tổng thống da đỏ bản xứ đầu tiên ở châu Mỹ tái đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Ông cũng là người đã chấm dứt hẳn tình trạng bất ổn định ở
Xuất thân là nông dân trồng cây coca, từng lãnh đạo tổ chức Liên đoàn các nhà sản xuất coca Cochabamba (Confederation of Coca Producers of Cochabamba - CCPC), Morales thấu hiểu hơn ai hết cuộc sống cũng như những tâm tư nguyện vọng của người nông dân Bolivia; đồng thời là người da đỏ bản xứ, Morales cũng là người thấu hiểu nhất những nỗi thua thiệt của người da đỏ bản xứ dưới các chế độ thực dân, tư bản đầy rẫy bất công, khi các thế lực cầm quyền chỉ biết thu vén lợi ích cá nhân, quyền lợi và tài sản quốc gia chỉ tập trung vào một số ít các nhà tư sản và điền chủ da trắng.
Tháng 3/1995, Morales, mới 36 tuổi, đã cùng với một số nông dân chủ nông trại và người da đỏ bản xứ đứng ra thành lập tổ chức Hội đồng Chủ quyền cho nhân dân (ASP) và đảng Công cụ Chính trị giành chủ quyền cho nhân dân (IPSP), tiền thân của đảng Phong trào tiến tới xã hội chủ nghĩa (MAS) sau này. Tuy nhiên, đảng IPSP mới thành lập không được Tòa án Bầu cử quốc gia (NEC) công nhận, cho nên Morales và các nông dân đành phải sáp nhập IPSP vào Liên minh các đảng cánh tả (IU) do Đảng Cộng sản Bolivia đứng đầu.
Ngày 1/6/1997, Morales cùng 3 người nữa thuộc IU trúng cử vào Quốc hội Bolivia, trong đó ông là người có tỉ lệ phiếu ủng hộ cao nhất nước. Tháng 12/1999, IPSP được đổi tên thành MAS để tiếp tục cuộc vận động chính trị vì một nước
Tháng 3/2005, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập MAS (chính xác là đảng tiền thân IPSP), Morales đã tuyên bố trước đám đông người ủng hộ ở
Khi Morales lên nắm quyền, đất nước
Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã cho quốc hữu hóa hàng loạt công ty, các cơ sở khai thác dầu khí quốc gia để nắm quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát tài sản quốc gia đang lưu chuyển trong nền kinh tế đất nước. Từ chỗ kiểm soát tài sản, Morales mới đi bước tiếp theo là phân bố lại tài sản đó cho những thành phần nông dân nghèo, đa số họ là người da đỏ bản xứ - những người lẽ ra làm chủ những tài sản đó nhưng đã bị bần cùng hóa bởi lực lượng tư sản, thực dân.
Morales đã dùng khoản lợi tức thu được từ khai thác dầu khí và các tài nguyên thiên nhiên khác để chi cho các chương trình xã hội đồ sộ, như chương trình trợ cấp cho học sinh phổ thông, trợ cấp lâu dài cho người già và trợ cấp một lần cho sản phụ,... Đặc biệt, chương trình phân chia lại ruộng đất và nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên của ông Morales đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của một bộ phận giới chủ tư sản và thành phần giàu có do đặc quyền đặc lợi lâu nay bỗng dưng bị cắt xén để chia cho dân nghèo.
Người dân |
Sau 4 năm đầu Morales lãnh đạo, kinh tế Bolivia không những hồi phục mà còn tăng trưởng vào loại khá; GDP năm 2008 của nước này đã tăng đến 6% trong khi đa số các nền kinh tế trên thế giới bị suy thoái hoặc chậm lại. Và nhờ các chương trình xã hội, tỉ lệ người nghèo của
Tháng 1/2009, Morales đã giành được một thắng lợi quan trọng tại cuộc bỏ phiếu trưng cầu Hiến pháp mới, theo đó 36 bộ lạc da đỏ Bolivia được trao cho nhiều quyền tự quyết hơn, với 12 khu hành chính tự trị được thành lập, trong đó người da đỏ tự quản lý theo lối truyền thống. Nhờ những nỗ lực này, tháng 10/2009, Tổng thống Morales đã được Đại hội đồng LHQ vinh danh "Anh hùng của Mẹ Trái đất" (Hero of Mother Earth).
Ngày 7/12, hàng ngàn người dân Bolivia đã tưng bừng mở hội ở Quảng trường Murillo, trung tâm thủ đô La Paz, để chào mừng Tổng thống Evo Morales tiếp tục được trao sứ mệnh cách mạng, thúc đẩy sự phát triển của đất nước Bolivia và công bằng cho người da đỏ bản xứ. Nhưng đối với thành phần tư sản mại bản và thân Mỹ thì chiến thắng của ông Morales lại được nhìn nhận một cách méo mó, xiêu vẹo hơn, bởi vì đó chính là sự thất bại của bất công và lòng tham