Google lại bị kiện về tội phỉ báng
Một trong những vụ án đình đám nhất ở Liên bang Australia năm 2012 liên quan đến Công ty tin học khổng lồ Google, cũng là bị đơn trong phiên xử diễn ra tại Tòa án tối cao bang Victoria vào trung tuần tháng 11 vừa qua. Phán quyết cuối cùng tuyên phạt Google phải bồi thường 200.000 USD cho nguyên đơn Milorad Trkulja về tội "làm tổn hại danh dự người khác".
Nguyên đơn M. Trkulja 62 tuổi, cư dân thành phố Melbourne thủ phủ bang Victoria - Australia đã đâm đơn kiện Hãng Google, với trụ sở đặt tại thành phố Mountain View (tiểu bang California, Mỹ) vì đã hủy hoại uy tín, bôi nhọ đạo đức, cũng như gây thiệt hại tinh thần cho cá nhân ông.
Cụ thể qua công cụ tìm kiếm nổi tiếng thông dụng trên mạng Internet của Google, khi gõ từ khóa "Milorad Trkulja" lập tức hiện ra trong vòng chưa đầy nửa giây đồng hồ hàng chục nghìn kết quả liên quan đến bọn tội phạm xã hội đen chuyên giết người và buôn bán ma túy tại vùng "lãnh địa" Melbourne.
Thậm chí khi gõ "
Trước tòa nguyên đơn đã đưa ra bằng chứng khẳng định điều vừa nêu, rằng nhiều thực khách đã từ chối ngồi chung bàn với ông trong đám cưới nhà hàng xóm; hoặc ngay cả người thân quen cũng ngại tiếp xúc với M. Trkulja giữa chốn công cộng. Hoàn cảnh trớ trêu buộc nguyên đơn phải tìm mọi cách để bảo vệ phẩm giá của mình, chứ không đơn thuần chỉ đòi bồi thường vật chất bởi công việc làm ăn (quảng bá âm nhạc trực tuyến nên thường phải hiện diện trên Internet) bị trì trệ.
Nguyên đơn M. Trkulja tỏ ra mãn nguyện với phán quyết của tòa. |
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 6/2004, khi đang ăn tối cùng mẹ ruột tại một nhà hàng trong khu ngoại vi Saintt Albans ở
Tên tội phạm sau đó đã kịp tẩu thoát mãi cho đến nay vẫn chưa tìm ra, trong khi phía cảnh sát điều tra đã chính thức khẳng định đây là hành động đơn phương do một tên xã hội đen thực hiện, riêng bản thân M. Trkulja chỉ là nạn nhân ngẫu nhiên không liên quan gì đến vụ việc. Nhưng chẳng hiểu sao sau thời điểm này, danh xưng của Milorad Trkulja đã "gắn liền" với chủ đề tội phạm hình sự trên mạng.
M. Trkulja đã liên hệ với Google để khiếu nại về kết quả tìm kiếm, cũng như danh mục hình ảnh đi kèm trong năm 2009 cùng lời đề nghị gỡ bỏ vĩnh viễn khỏi mạng Internet. Sau nhiều lần liên lạc nhưng Ban lãnh đạo Hãng Google vẫn không thực hiện theo yêu cầu, khiến ông M. Trkulja phải đưa sự việc ra tòa tháng 10/2012 hy vọng nhờ chốn pháp đình phân xử. Đây là lần đầu tiên Google "dính" vào luật pháp ở
Trong phiên tòa đại diện Công ty Google lên tiếng biện giải, rằng kết quả tìm kiếm dựa trên quá trình của phần mềm thuật toán tự động, chứ công ty không phải là nơi phát hành các thông tin đó. Nôm na là Google chỉ thuần túy phổ biến các tài liệu được công bố bởi những nguồn khác. Thẩm phán David Beach chủ tọa phiên tòa cho rằng, lẽ ra bị đơn sau khi tiếp nhận được lời khiếu nại, cần phải có hành động thiết thực nhằm xóa bỏ thông tin sai lệch; trong trường hợp ngược lại đã tiếp tay cho việc truyền bá sự vu khống người khác. Cuối cùng, bồi thẩm đoàn đã nhất trí buộc Google phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 200.000 USD cho nạn nhân.
Vào năm 2010, nguyên đơn M. Trkulja đã thắng kiện Công ty Yahoo! Inc với trụ sở cũng ở tiểu bang California, do trang web Yahoo!7 mới mở tại Australia đã lan truyền thông tin sai lệch về ông, rồi được Yahoo đồng ý trả 225.000 USD tiền bồi thường danh dự.
Chúng ta còn nhớ tháng 9/2012, Hãng Google cũng phải đối mặt với một vụ kiện từ cựu đệ nhất phu nhân Đức Bettina Wulff, do khi gõ tên của bà thì hệ thống tìm kiếm tự động cho ra kết quả với các từ đại loại như "gái mại dâm", hay "khu đèn đỏ"... Vụ kiện vẫn đang trong quá trình xét xử tại Tòa án thành phố