Transneft, hãng vận chuyển dầu của Nga đồng thời tạm dừng việc cung cấp dầu vào đường ống dẫn dầu Druzhba với lý do để ngăn chặn việc Belarus lấy trộm dầu. Trong khi đó, thành viên EU là Slovakia lên tiếng phản đối khi đường ống dẫn dầu của Nga qua Ukraine đến nước họ bị dừng lại. CH Czech cũng lâm vào tình trạng dở khóc dở cười bởi từ khi gia nhập EU năm 2005, nước này thường nhận nguồn dầu cung cấp từ phía Nga. Hiện CH Czech chỉ còn từ 52.000 đến 55.000 tấn dầu dự trữ do một công ty tư nhân ở Slovakia nắm giữ. Còn ở Ba Lan, Thứ trưởng Kinh tế Piotr Naimski đã tổ chức một cuộc họp báo với nội dung chính là đổ lỗi cho Moskva trong việc ngừng xuất khẩu dầu lửa…
Trước những biến động bất thường về nguồn năng lượng ở châu Âu, Ủy ban Châu Âu (EC) tại Brussels vội xoa dịu bằng việc khẳng định rằng, những động thái của Nga không đe dọa đến nguồn cung cấp dầu lửa cho EU. Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khuyến cáo rằng, việc cung cấp năng lượng không chỉ phụ thuộc vào một nguồn và mỗi quốc gia phải biết tự bảo vệ mình bằng cách tiết kiệm một cách tối đa. Theo con số thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp dầu lửa Đức thì đường cung cấp dầu Druzhba mỗi năm cung cấp 20% (tương đương 23,4 triệu tấn) trong số dầu lửa mà chính quyền Berlin nhập vào.
Nguyên do cho cuộc khủng hoảng năng lượng này vẫn chỉ xoay quanh việc Belarus không chấp nhận cho Nga tăng giá xuất dầu lửa và gas. Chính quyền Minsk cho rằng 47 USD/m3 dầu là cái giá rất hợp lý mà họ sẽ trả cho Nga trong khi Moskva lại muốn tăng giá thành 100 USD/m3. Ngày 31/2/006, phía Belarus từng chấp nhận yêu cầu này bằng việc ký kết hiệp định mua bán với Nga. Thế nhưng chỉ 3 ngày sau, chính quyền Minsk đã trả đũa bằng việc tuyên bố Nga phải trả 45 USD/tấn dầu thô tiền thuế khi qua lãnh thổ Belarus. Điều đáng nói là đường ống dẫn dầu của Nga qua Belarus hàng ngày vận chuyển khoảng 1 triệu thùng dầu (tương đương 1/5 lượng dầu xuất khẩu mỗi ngày) chủ yếu là cung cấp dầu cho các nước như Ba Lan và Đức. Vì vậy, xung đột giữa Belarus và Nga vô hình trung cũng đã tạo nên khó khăn cho những nước khác trong khu vực.
Trong thời gian ngắn, sự gián đoạn này chỉ gây tác hại rất nhỏ. Song về lâu về dài, nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của các quốc gia châu Âu mà còn có tác động mạnh về độ tin cậy hợp tác làm ăn giữa EU và Nga bởi năm ngoái, nguồn cung cấp năng lượng từ phía Moskva từng bị gián đoạn do những bất đồng giữa Nga và Ukraine. Hơn thế nữa, những tranh chấp giữa Nga và Belarus cũng đã tạo nên cơn sốt giá dầu mới trên thế giới, làm giá dầu tăng từ 55 USD/thùng lên tới 57 USD/thùng