Libya nguy cơ trở thành “vườn ươm” Hồi giáo cực đoan
- Các quốc gia Trung Đông nhập khẩu gấp đôi vũ khí để đối phó với lực lượng Hồi giáo cực đoan
- Hồi giáo cực đoan có phải là nguyên nhân?
Theo thông tin từ Bộ Y tế Libya, ít nhất 28 người đã thiệt mạng và gần 130 người bị thương trong các cuộc giao tranh ác liệt diễn ra tại thủ đô Tripoli ngày 26-5 giữa các lực lượng trung thành với Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA), được Liên Hiệp Quốc bảo trợ, với các tay súng đối địch. Chuyến thăm bất đắc dĩ của ngài Đại sứ Anh đã được báo chí đưa tin khá rầm rộ, làm hiện rõ lên sự khác biệt, một khoảng cách xa giữa bức tranh an ninh bất ổn hiện tại của Libya so với bức tranh tươi sáng mà các cường quốc NATO đã hậu thuẫn cho các phiến quân Hồi giáo Libya lật đổ ông Muammar Gaddafi vào năm 2011.
Libya hiện đang là trung tâm của cuộc điều tra về Salman Abedi, hung thủ đánh bom tự sát ở Manchester, Anh vào ngày 22-5 vừa qua. Cha mẹ Abedi di cư khỏi Libya vào năm 1991 và sinh ra y vào năm 1992 tại London, Anh, nhưng sau đó đã quay trở về Libya sinh sống cách đây khoảng 5 năm.
Hiện trường vụ tấn công sát hại 29 người Thiên Chúa giáo Coptic ở Ai Cập ngày 27-5 vừa qua. |
Bản thân Abedi cũng thường xuyên sinh sống tại Libya trong những năm gần đây trước khi gây ra vụ đánh bom ở Manchester. Ngay sau khi vụ tấn công Manchester xảy ra, bố và em trai của Abedi đều bị cảnh sát Libya bắt giữ tại Tripoli.
Mối liên hệ với hung thủ đánh bom Manchester đã khiến cho Libya trở thành một trong những “điểm nóng” của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trỗi dậy hoạt động. Đáng ngại hơn, các chuyên gia cho rằng, tình hình hoạt động của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Libya còn phức tạp hơn người ta tưởng. Hồi giáo cực đoan Libya vừa qua đã làm một việc đáng chú ý, đó là đánh bật IS ra khỏi thành phố Sirte và vùng xung quanh Tripoli.
Tuy nhiên, IS hiện nay vẫn chưa hoàn toàn sạch bóng ở Libya mà hiện hữu như một bóng ma ở khắp các vùng xung quanh Tripoli và một số địa phương khác. Chúng thậm chí còn được cho là đang xây dựng các trại trú quân ở vùng sa mạc miền Nam Libya. Libya từng được IS nhắm đến làm căn cứ mới sau khi Iraq và Syria bị quân đội hai nước này, với sự hỗ trợ của Nga, Mỹ và một số nước khác đánh bật ra khỏi nhiều vị trí quan trọng, có nguy cơ mất cứ địa đóng đô.
Trong khi đó, thành phần liên quan đến khủng bố Al-Qaeda cũng đang nắm giữ các vùng cực Nam Libya làm căn cứ hậu cần phục vụ cho việc vạch kế hoạch và công tác vận chuyển, hậu cần khác. Al-Qaeda không nắm giữ lãnh thổ ở Libya, và thực tế tổ chức khủng bố này cũng không có ý định mở rộng vùng lãnh thổ kiểm soát.
Các nhóm Al-Qaeda địa phương, như Ansar al-Sharia phân tán rải rác và yếu thế so với các nhóm Hồi giáo cực đoan khác. Nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm cho rằng hung thủ đánh bom Manchester đã cực đoan hóa hoặc được huấn luyện bởi mạng lưới IS ở Libya và được chúng đưa sang UK để thực hiện hành động khủng bố.
Trong hồ sơ của giới chuyên gia, Libya có một lịch sử “xuất khẩu” Hồi giáo cực đoan. Nhiều người Libya tham gia chiến đấu chống Liên Xô ở Afghanistan trong những năm 70-80 thế kỷ XX, sang thập kỷ 90 một số đã trở thành các đầu lĩnh kỳ cựu của Al-Qaeda tại Afghanistan. Một số khác trở về quê nhà và hình thành Nhóm Thánh chiến Hồi giáo Libya (LIFG). Chính nhóm này là lực lượng nòng cốt của phiến quân nổi dậy chống nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Các tài liệu thu được từ kho tàng thư của tình báo Libya chứa đựng thông tin cho thấy bố của Abedi có liên quan đến nhóm Hồi giáo cực đoan này. Từ Libya, hàng trăm tên Hồi giáo cực đoan LIFG đã đến Iraq để tham gia chiến đấu cùng thành phần nổi dậy chống lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu. Gần đây hơn, khoảng 2.000 tên Hồi giáo thánh chiến đã tìm đường đến Syria gia nhập đội ngũ IS và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác.
Nói cho cùng, việc Libya đang trở thành “vườn ươm” và xuất khẩu Hồi giáo cực đoan gây bất ổn an ninh cho nhiều nơi trên thế giới cũng có phần “công lao” của NATO, cụ thể hơn là Mỹ, Anh và Pháp. Năm 2016, Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh đã có một báo cáo trong đó kết luận Thủ tướng Anh David Cameron đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi quyết định can thiệp vào nội chiến ở Libya, giúp sức cho thành phần nổi dậy chống ông Gaddafi mà không nghiên cứu, phân tích kỹ tình hình tại chỗ, sau đó lại không thể hiện trách nhiệm tái thiết Libya.
Báo cáo kết luận: Sự can thiệp quân sự của Anh, Mỹ và Pháp đã góp phần lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi như ý muốn của phương Tây, nhưng đồng thời cũng đã để lại hậu quả vô cùng nguy hại là làm cho đất nước Libya sụp đổ toàn diện, từ kinh tế, chính trị đến xã hội, gây ra khủng hoảng nhân đạo, khủng hoảng nhân quyền và khủng hoảng di dân triền miên. Chính mảnh đất “ma nhiều hơn người” đó đã trở thành vườn ươm lý tưởng cho Hồi giáo cực đoan, khủng bố và IS sinh sôi nảy nở.
Từ đó, Libya đã trở thành nỗi ám ảnh an ninh cho nhiều nước láng giềng trong khu vực và cả châu Âu. Trước vụ thảm sát Manchester (Anh), có nhiều bằng chứng cho thấy các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Libya đã tìm cách tấn công các mục tiêu ở châu Âu. Ở Đức, các nhà điều tra tin rằng Anis Amri, hung thủ vụ tông xe vào đám đông ở Berlin dịp Giáng sinh năm ngoái có những mối liên hệ ở Libya.
Các tay súng đối địch nổ súng vào lực lượng trung thành GNA. |
Trong khu vực Bắc Phi, Tunisia từng hứng chịu cảnh đau thương với 38 du khách bị sát hại bởi các tay súng được cho là do IS huấn luyện ở Libya. Mới đây nhất, ngày 27-5-2017, Ai Cập đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó các nhóm Hồi giáo cực đoan Libya sau vụ tấn công giết chết 29 người Thiên Chúa giáo Coptic ở Cairo.
Chính quyền Ai Cập đã phản ứng bằng hành động cho máy bay ném bom oanh tạc các khu vực trại huấn luyện Hồi giáo cực đoan ở Libya, nhưng giới chuyên gia cho rằng, hành động oanh kích như vậy khó đạt được mục tiêu, vì bọn Hồi giáo cực đoan sẽ chẳng vì thế mà yếu đi.
Tháng 1-2017, máy bay Anh-Mỹ cũng từng thực hiện một đợt oanh tạc bằng máy bay ném bom giết chết khoảng 100 người được cho là “thành phần IS”, nhưng rốt cuộc IS vẫn chẳng hề hấn gì. Có lẽ vụ tấn công ở Manchester là đòn trả thù của IS cho vụ oanh tạc đó chăng?