Malaysia: Tử hình những kẻ làm nhiễm bẩn nguồn nước

Thứ Hai, 18/09/2006, 10:30
Malysia đang chuẩn bị thông qua dự án luật dự kiến tử hình cho những trường hợp nghiêm trọng làm ô nhiễm nguồn nước, nguy hiểm cho cuộc sống cộng đồng. Tử hình cũng có thể áp dụng với những kẻ làm nhiễm bẩn các dự trữ nước bằng sử dụng những chất “có nguy cơ” gây nguy hại cho cuộc sống.

Malaysia muốn tư hữu hóa và bảo vệ các tài nguyên nước của mình. Rồi đây Quốc hội phải nghiên cứu hai dự án luật liên quan đến ngành nước. Một dự án mở đường cho sự tư hữu hóa và hiện đại hóa sự quản lý các nguồn nước trong cả nước. Chỉ có một cơ quan liên bang điều hòa nước có trách nhiệm giám sát các hoạt động trong ngành này. Và một dự án luật dự kiến tử hình cho những trường hợp nghiêm trọng làm ô nhiễm nguồn nước, nguy hiểm cho cuộc sống cộng đồng. Tử hình cũng có thể áp dụng với những kẻ làm nhiễm bẩn các dự trữ nước bằng sử dụng những chất “có nguy cơ” gây nguy hại cho cuộc sống.

Nhiều ý kiến cho rằng nó là hà khắc và không áp dụng được. Vì không đưa ra những phương tiện đấu tranh cho hiệu quả chống những nguyên nhân đích thực làm ô nhiễm nước. “Đa phần nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước là do sản xuất nhưng người ta không thể treo cổ một nhà máy hay chủ tịch hội đồng quản trị, các giám đốc, tổng giám đốc. Thật là phi lý”.

Hơn nửa các sông ở Malaysia  bị ô nhiễm vì nước thải không được hoặc chỉ phần nào được xử lý. Trong đó có nước thải công nghiệp và chất thải nông nghiệp có từ chăn nuôi và những công  trường và nước thải sinh hoạt. Sự duy trì các dòng nước ngày càng tốn kém, cho nên tháng 1/2006, chính quyền bang Selangor đã thông báo dự định tư hữu hóa các quyền khai thác trên ba con sông quan trọng. Các nhà máy tư nhân có quyền quản lý, khai thác và giữ gìn trong sạch các dòng nước. Làm sạch mà các nhà máy này đủ sức ngăn cản và xử lý chất thải từ các nhà máy công nghiệp.

Điều này là nguyên nhân chủ yếu để Chính phủ Malaysia đưa ra dự thảo luật mới. Chính phủ dự định áp dụng  hình phạt tử hình cho mọi hành động khủng bố bao hàm “sự phát tán các chất độc vào môi trường”. Tội tử hình được đưa vào vì những kẻ khủng bố có thể làm ô nhiễm nguồn nước gây nguy hiểm cho số đông dân cư. Pháp luật cũng dự kiến những mức phạt tiền rất nặng hoặc phạt tù giam cho những kẻ làm nhiễm bẩn nguồn nước.

Khi đưa tội tử hình vào luật, Malaysia đi ngược lại xu thế hủy bỏ tội chết đang được nhiều quốc gia nghiên cứu bãi bỏ

Nguyễn Văn Thiêm (Theo Le Courrier International)
.
.