Ngoại trưởng Mỹ thăm Nga: Trọng trách nặng nề
Vào lúc quan hệ giữa Washington và Moskva ngày càng có nhiều chủ đề gây bất đồng trong bối cảnh tình hình thế giới hết sức bất ổn, nhiệm vụ của chuyến thăm Nga ngày 6/5 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là làm giảm căng thẳng trong quan hệ song phương.
Trước khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 2/2013, Thượng nghị sĩ John Kerry thường xuyên sang Nga. Ông thừa nhận, chuyến công du chính thức lần này là "chậm trễ". Mặt khác, bản thân ông quen biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Quan hệ Nga - Mỹ hiện đang tồn tại một chuỗi những vấn đề lớn cần tìm được cách giải quyết, từ bất ổn tại Syria tới vụ đánh bom Boston, hệ thống phòng thủ tên lửa, vấn đề hạt nhân Iran và Triều Tiên, cùng những tranh cãi liên quan tới lệnh cấm người Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi và việc đóng cửa các cơ quan viện trợ của Mỹ.
Trong thời gian hơn 2 năm qua, Chính phủ Nga luôn khẳng định rằng,
Do vậy, trong chuyến đi này, ông Kerry sẽ tìm cách giảm bớt mối quan hệ vốn bền chặt giữa Moskva và Tổng thống Syria Bashar al-Assad bằng cách đề cập tới những lo ngại của Mỹ về việc
Chuyên gia nghiên cứu về Nga Fiona Hill, Giám đốc Trung tâm Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings nói rằng: "Tuy nhiên tôi không tin người Nga sẽ đưa ra bất kỳ dàn xếp nào. Người Nga không quan tâm tới bất cứ những gì đang được thỏa thuận với phe đối lập. Họ cũng không thấy viễn cảnh ổn định hoặc bất kỳ giải pháp nào nổi lên từ việc vũ trang cho phe đối lập
Cần lưu ý rằng,
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. |
Giới phân tích cho rằng chuyến thăm của ông Kerry sẽ hầu như không thu được tiến triển cụ thể nào mặc dù có thể ông Kerry sẽ gặp Tổng thống Putin vào ngày 7/5 - một cuộc tiếp đón hiếm hoi trái với nghi thức ngoại giao của Moskva. Thời điểm diễn ra chuyến thăm hai ngày này cũng rất đáng chú ý, đó là sau khi xảy ra vụ đánh bom tại cuộc thi chạy marathon ở
Tại cuộc họp báo mới đây, Tổng thống Obama nói rằng sau thảm kịch tại Boston vào ngày 15/4, khía cạnh này trong hợp tác Mỹ và Nga đang phát triển đặc biệt hiệu quả: "Kể từ khi xảy ra vụ đánh bom Boston, Nga đang phối hợp chặt chẽ với chúng ta. Rõ ràng là rất khó bỏ những thói quen cũ. Giữa tình báo và các cơ quan thực thi pháp luật của chúng ta vẫn tồn tại mối hoài nghi từ thời Chiến tranh lạnh cách đây 10, 20, 30 năm. Nhưng quá trình này liên tục được cải thiện. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Putin. Ông sẵn sàng làm việc với tôi và đảm bảo sự hợp tác đầy đủ của các cơ quan Nga. Và không chỉ trong cuộc điều tra này (
Một nhiệm vụ khác của ông Kerry trong chuyến thăm này là chuẩn bị cho cuộc gặp giữa hai Tổng thống Barack Obama và V. Putin tại Bắc Ailen bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra vào tháng tới với nội dung lãnh đạo Mỹ sẽ tìm kiếm thỏa thuận cắt giảm thêm vũ khí hạt nhân song phương. Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G-8 tháng 6 năm ngoái ở
Các chuyên gia mong đợi rằng, cuộc tiếp xúc đầu tiên kể từ sau bầu cử tổng thống ở Nga và Mỹ, Tổng thống Putin và Tổng thống Obama sẽ làm cho phương hướng phát triển quan hệ Nga - Mỹ trở nên rõ ràng hơn. Nhưng cuộc gặp lúc đó diễn ra trong bầu không khí lạnh nhạt.
Bây giờ các chính trị gia đang hy vọng rằng "vòng hai" ở Bắc Ailen sẽ hồi sinh cuộc "tái khởi động" quan hệ Nga Mỹ. Tuy vậy, các chuyên gia Nga đang có nhiều bi quan hơn lạc quan. Chẳng hạn, chuyên gia phân tích cổng thông tin Terra America Boris Mezhuev cho rằng Tổng thống Obama sẽ không nhượng bộ Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu hoặc vấn đề Syria.
"Mối quan hệ giữa hai nước hiện nay đang ở trong giai đoạn "hòa bình lạnh". Khác với một số người khác, tôi không cho rằng "tái khởi động" không mang lại kết quả gì. Một số vấn đề quan trọng như việc tiếp nhận
Đối với Nga, sẽ rất lý tưởng nếu Mỹ từ chối ủng hộ phe đối lập
Tuy nhiên, Giáo sư Mikhail Troitsky của Học viện Quan hệ quốc tế Moskva cho rằng, vấn đề chính của quan hệ Nga - Mỹ không phải là hệ thống phòng thủ tên lửa và Syria: "Vấn đề là ở chỗ các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga mong muốn điều gì từ các quan hệ đó. Họ có thể trở thành con tin của tình hình nội bộ hoặc hùng biện chính trị. Ngoài ra, Mỹ vẫn chưa hình thành một tầm nhìn về nước Nga trong chiến lược thế giới rộng lớn của họ. Điều đó cũng không có lợi cho sự phát triển của quan hệ song phương"