Phim “Chiến tranh giữa các vì sao” và cuộc chiến khủng bố của CIA

Thứ Năm, 30/06/2005, 07:32

Ngay khi phần 3 của phim "Chiến tranh giữa các vì sao" được công chiếu, các nhân viên CIA đã đôn đáo tìm xem. Mục đích của  CIA khi nghiên cứu  “Star Wars 3”  là để tham khảo – dựng lên một kịch bản cuộc chiến giả tưởng có cảnh nước Mỹ bị tấn công đột ngột – giống như vụ 11/9/2001 và tổ chức lực lượng ứng phó.

Kịch bản giả tưởng được dựng với tên gọi là “Chiến dịch thầm lặng”  và được tập luyện cách xử trí nhằm kiểm tra sự phản ứng nhanh của chính phủ và công nghệ, bẻ gãy cuộc leo thang trên Internet của bọn tội phạm trong nhiều tháng qua.

Những người thực hiện kịch bản giả tưởng trên được tiến hành trong điều kiện bí mật ở Charlottesville và khoảng 2 tiếng ở phía nam Washington, bởi CIA không yêu cầu họ cung cấp thông tin cụ thể.

Tiếp đó, cuộc tấn công giả tưởng được thực hiện và kéo dài 5 năm, với hoạt động của tổ chức Liên minh châu Mỹ chống lại các hacker trên toàn cầu. Hầu hết những mối nguy hiểm đều lấy ý tưởng tiềm tàng từ các cuộc chơi game trong chiến tranh.

Sự giả tưởng của CIA là rất có ý nghĩa, bởi vì chính những cuộc tấn công tự sát bằng không lực năm 2001 đã gây ảnh hưởng xấu đến chính phủ và một phần nền kinh tế.

Dennis McGrath, người làm việc ở Viện nghiên cứu an ninh công nghệ quốc gia Mỹ, phát biểu: “Ngày càng có ít người biết đến vụ Trân Châu cảng bằng kỹ thuật số, mọi người gọi những kẻ tấn công tự động là gì, nó không được liệt kê vào danh sách”.

Ít có ai biết đến Trung tâm kiểm soát và phân tích thông tin của CIA, trung tâm này luôn kiểm soát và đánh giá mức độ nguy hiểm của các tổ chức tội phạm, các tay hacker chạy chương trình games chiến tranh đang đe dọa hệ thống máy tính của Mỹ. Có khoảng 75 người của CIA đã cùng với các nhóm khác tập hợp lại để trao đổi và giả thuyết về cuộc tấn công của những kẻ khủng bố qua hệ thống máy tính nối mạng.

Chính phủ Mỹ đang lo lắng về sự bùng nổ khủng bố bằng vũ khí hạt nhân và sinh học. Giám đốc FBI, Robert Mueller cảnh báo, trong năm nay, các cuộc khủng bố sẽ gia tăng, trong đó có các cuộc khủng bố bằng khoa học máy tính, và hầu hết hacker không chỉ quan tâm, thúc đẩy tấn công vào các hệ thống thông tin then chốt, mà còn tấn công vào nhiều lĩnh vực, trên quy mô rộng lớn.

Từ bây giờ đến năm 2020, Nhà Trắng sẽ phải thu thập thông tin, đánh giá, hành động để đối phó với hầu hết các mối đe dọa từ mạng máy tính. Các chuyên gia cho rằng, bọn khủng bố sẽ không sử dụng những loại vũ khí thông thường. Các tay hacker sẽ tấn công tiêu hủy thành quả hiện có bằng vũ khí vật lý, cuộc tấn công này có tên gọi là “chiến dịch bầy đàn”.

Dorothy Denning, một trong những chuyên gia nghiên cứu các mối đe dọa trên Internet của CIA cho biết: “Bạn là một người thông minh nhưng thiếu óc tưởng tượng sẽ kém hiệu quả trong việc muốn nghĩ hay không muốn nghĩ về những gì có thể ảnh hưởng đến bạn trong tương lai”.

Một nhóm khủng bố giả tưởng của CIA bằng máy tính sẽ sớm đi vào thực hiện chiến dịch mang tên “Linh hoạt” ở Cục An ninh quốc gia và kết thúc ở các bang khác trên đất Mỹ, có rất nhiều câu hỏi quan trọng đặt ra đối với vai trò của chính phủ trong việc nhận dạng bọn khủng bố bằng máy tính, rất có thể những tay khủng bố đó là một chính phủ nước ngoài hay một tay thiếu niên nào đó quấy rầy.

Một câu hỏi đặt ra là, liệu Chính phủ Mỹ có khả năng tìm ra phạm vi hoạt động của bọn khủng bố một cách sớm nhất mà không cần đến sự trợ giúp của các công ty công nghệ tư nhân hay không

V.H- V.M (Tổng hợp)
.
.