Thế giới dồn dập những thảm họa thiên nhiên

Thứ Ba, 27/04/2010, 08:10
Động đất ở Trung Quốc, lốc xoáy và hạn hán ở Ấn Độ, núi lửa phun tại Iceland là những thảm họa thiên nhiên diễn ra dồn dập và gây tổn thất nặng nề về người và của trong tuần qua. Sự ấm nóng nhanh chóng của khí hậu trái đất được cho là "kẻ chủ mưu" đẩy nhanh quá trình diễn ra những thảm họa trên.

Vấn đề cắt giảm khí hậu toàn cầu, vốn thất bại tại Hội nghị Copenhagen tháng 12 năm ngoái, một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự của các nước gây ô nhiễm môi trường.

Động đất kinh hoàng tại Trung Quốc

Số người thiệt mạng trong trận động đất 7,1 độ Richter hôm 14/4 tại tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) theo thống kê được tính đến ngày 20/4 đã lên tới 1.944 và số người mất tích cũng tăng lên 332 người. Trận động đất còn làm trên 1.800 người bị thương, trong đó gần 1.300 người bị thương nặng, và khiến cho hàng nghìn người phải sống trong những tấm lều dã chiến trong khí hậu buốt giá, -50C. Tỉnh Thanh Hải, ở phía tây bắc Trung Quốc, nằm trên cao nguyên Tây Tạng, vốn thường xuyên bị động đất.

Trước đó vào trung tuần tháng 3, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin miền Tây Nam Trung Quốc đang gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất từ 100 năm qua. Nhiều nguyên nhân hạn hán đã được đưa ra như do tác động của hiện tượng khí hậu hâm nóng trên các núi băng của dãy Himalaya, hệ quả của việc đô thị hóa, phát triển công nghiệp tăng tốc, nhất là ở vùng Tây Nam Trung Quốc, rất nghèo nhưng đang thu hút những khoản đầu tư khổng lồ, rồi việc khai thác tiềm năng nước của các con sông lớn.

Giao thông hàng không thế giới tê liệt vì núi lửa

Núi lửa từ trên đỉnh núi tuyết Eyjafjallajokull, phía nam Iceland bùng nổ ngày 14/4, tro bụi từ núi lửa phun lên che kín cả bầu trời của hòn đảo này. Gió thổi đưa tro tàn bay khắp nơi, đặc biệt về phía nam là các nước châu Âu. Sau hai ngày phun trào dữ dội, các đám tro bụi của núi lửa Iceland đã làm giao thông hàng không tại châu Âu bị rối loạn nghiêm trọng và tiếp tục lan rộng sang tận khu vực châu Á Thái Bình Dương. Không phận nhiều nước châu Âu bị đóng cửa. Hàng chục nghìn chuyến bay trên thế giới bị đình hoãn. Giao thông hàng không sẽ vẫn tiếp tục bị đảo lộn ít nhất trong một vài ngày tới.

Lốc xoáy càn quét Ấn Độ.

Mây tro của núi lửa nguy hiểm ở hai khía cạnh: một là che lấp tầm nhìn của máy bay, hai là những hạt bụi đá có thể làm hỏng động cơ máy bay, gây tai nạn. Hồi năm 1982, một chiếc Boeing 747 của Hãng British Airways, trong chuyến bay đêm, qua lớp bụi dày của núi lửa thuộc vùng quần đảo Java (Indonesia), đã bị ngưng toàn bộ bốn động cơ. Sau 10 phút xoay xở, máy bay rơi xuống hơn 4.000m, đến vùng không khí sạch, nhờ thế mà người phi công đã tạm thời tái khởi động được 1 trong 4 động cơ, để hạ cánh khẩn cấp.

Các phân tích sau đó cho biết, bụi núi lửa, bị lạnh ở độ cao lớn, đã khiến cho các cánh động cơ bị nghẹt. Chính vì nguy cơ này, các sân bay tại châu Âu phải đóng cửa. Cho đến nay đã có 80 trường hợp máy bay bị kẹt trong các đám mây bụi núi lửa, trong đó 2 máy bay bị rơi cùng với gần 500 hành khách, và hơn 20 chiếc khác bị hỏng máy.

Theo Viện Khí tượng Iceland, gió có thể sẽ tiếp tục đẩy các đám mây tro đến châu Âu trong vòng 4 hoặc 5 ngày nữa. Cơ quan Khí tượng Anh nói rõ thêm là các đám mây tro sẽ tiếp tục đi về hướng miền Nam châu Âu và vẫn bao phủ miền Bắc châu Âu. Còn theo Cơ quan Kiểm soát không lưu Iceland, các đám mây tro được đẩy lên cao hơn, nên vùng bị ảnh hưởng sẽ rộng hơn và nguy cơ đối với máy bay càng lớn hơn. Hiện tại, hiện tượng núi lửa không có gì là thuyên giảm và theo các chuyên gia, nó có thể kéo dài thêm ít nhất nhiều tuần nữa.

Những rối loạn giao thông hàng không ở châu Âu dĩ nhiên đã ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, đặc biệt là châu Á, nơi mà các sân bay và các khách sạn đang chật cứng các hành khách bị kẹt lại. Theo Hiệp hội Giao thông hàng không quốc tế, sự tê liệt giao thông hàng không khiến ngành này thiệt hại mỗi ngày 200 triệu USD.

Về tình hình tại chỗ, vụ núi lửa phun không gây thiệt hại nhân mạng, nhưng khoảng 800 người đã được di tản do miền Nam Iceland có nguy cơ bị ngập lụt vì băng tan. Đây là núi lửa thứ hai bùng cháy trong khoảng thời gian không đầy một tháng.

Nắng nóng và lốc xoáy ở ấn độ...

Trong khi đó tại Ấn Độ, tính đến hôm 19/4, đợt nắng nóng kỷ lục đang hoành hành tại Ấn Độ đã cướp đi sinh mạng của gần 100 người. Với nhiệt độ ở một số nơi lên đến khoảng 440C, đây được xem là mức cao nhất trong vòng 52 năm qua tại quốc gia đông dân thứ hai hành tinh này. Đợt nắng nóng này còn gây ra một cơn lốc xoáy khủng khiếp với sức gió hơn 160 km/h đổ bộ vào bang Bihar và Tây Bengal của Ấn Độ đêm 13/4, làm chết 130 người, hàng trăm người bị thương và gần 50.000 căn nhà bị phá hủy.

Một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khác được ghi nhận trong tuần qua là việc tuyết rơi tại Nhật Bản giữa mùa xuân, một hiện tượng chưa từng xảy ra trong 40 năm trở lại đây. Nguyên nhân của hiện tượng này theo các nhà khí tượng Nhật Bản là do luồng không khí lạnh tràn về từ phương bắc.

Trước những diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết những ngày qua, trong hai ngày 19 và 20/4, 17 nền kinh tế lớn của thế giới đã họp tại Washington, theo lời mời của Chính phủ Mỹ, để thu hẹp những bất đồng trong lĩnh vực hạn chế biến đổi khí hậu.

Cách đây một tuần, 175 nước đã họp tại Bonn, Đức, để bàn về các phương thức hành động cụ thể nhằm thực hiện các cam kết được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu Conpenhagen. Hội nghị này tránh được đổ vỡ hoàn toàn chỉ trong gang tấc. Tài liệu được đưa ra cuối cùng không bao gồm các điều khoản bắt buộc đối với các bên ký kết.

Trong cuộc họp tại thủ đô Mỹ lần này, Bộ trưởng Môi trường Canada Jim Prentice cho biết đang làm việc để chuẩn bị "một thỏa thuận mang tính ràng buộc về mặt pháp lý" dự kiến sẽ được ký tại Cancun (Mehico) vào cuối năm nay. Trong khi phần lớn các phái đoàn tham gia hội nghị lo ngại là Mỹ và Trung Quốc khó thu hẹp được các bất đồng về hình thức pháp lý cụ thể của hiệp định

Hà Ninh (tổng hợp)
.
.