Thổ Nhĩ Kỳ: Làn sóng chống bạo hành phụ nữ tăng mạnh
Sự tăng mạnh những vụ sát hại và bạo lực gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây đã làm bùng lên cuộc tranh cãi dữ dội về những nỗ lực của chính quyền nhằm giải quyết vấn đề. Hiện tượng cũng bật lên tính đối kháng giữa những giá trị bảo thủ và thực tế hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Những con số chính thức được tiết lộ trong tháng 2 năm nay cho thấy, những vụ sát hại phụ nữ đã tăng gấp 14 lần trong vòng 7 năm, từ 66 vụ trong năm 2002 đến 953 vụ chỉ trong 7 tháng đầu năm 2009!
Trong vòng hơn 4 tháng qua, một tổ chức nhân quyền cũng đã thu thập được hơn 264 vụ án mạng - gần một vụ mỗi ngày - được công bố trên báo chí, trong đó hầu hết phụ nữ là nạn nhân của người thân chồng, chồng cũ, hay bạn tình. Nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi Gulhan Yag nói: "Những con số cho thấy nạn bạo hành phụ nữ đang tăng khủng khiếp đến mức khó tin. Người ta cảm thấy nó giống như là tội ác diệt chủng".
Đây là lần đầu tiên, một vấn đề từ lâu âm ỉ tồn tại trong cuộc sống gia đình người Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã phơi bày tra trước dư luận. Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan tuyên bố trong đầu hồi tháng 3 vừa qua: "Chúng ta biết bạo lực đối với phụ nữ là vết thương chảy máu lâu đời của xã hội. Đó là vấn đề ngày càng trầm trọng khi mà những sự thật bị che giấu được phơi bày ra ánh sáng".
Ít nhất trên mặt giấy tờ, chính quyền của Erdogan đã có một số thành tích gây ấn tượng trong đấu tranh với vấn nạn này. Từ năm 2006, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ được huấn luyện xử lý tình trạng bạo hành chống phụ nữ và hiện nay một đơn vị cảnh sát đặc nhiệm chống bạo lực gia đình đã được thành lập. Những bộ luật hình sự và dân sự được sửa đổi trong năm 2004 và 2005 nhằm gia tăng hình phạt đối với những kẻ sát nhân vì danh dự. Theo đó, những sửa đổi bổ sung đối với luật bảo vệ gia đình hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên cho phép tòa án ra lệnh cấm đối với những quan hệ ngoài hôn nhân.
Nhưng vấn đề đặt ra là tính hiệu quả của luật pháp cũng như trách nhiệm của chính quyền đi đến đâu. Bà Canan Gullu, Chủ tịch Tổng hội phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ, nói: "Luật pháp đã có nhưng chưa được áp dụng. Các đồn cảnh sát không làm những việc mà họ phải làm, và còn chưa đủ những ngôi nhà an toàn cho phụ nữ".
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua một luật trong năm 2005 yêu cầu chính quyền các thành phố có hơn 50.000 phụ nữ phải xây dựng một ngôi nhà an toàn dành cho họ. Một số nói vì luật không có tính cưỡng bức cho nên chỉ có 65 nhà an toàn đang hoạt động, trong khi nếu thực hiện đúng, con số đó phải là 1.400. Các nhà hoạt động nhân quyền cũng phê phán cảnh sát không sẵn sàng hay không có khả năng giúp đỡ những phụ nữ dễ bị tấn công.
Tháng 2/2011, Arzu Yildirim, mẹ của 2 đứa con, được cho là đã bị bạn trai cũ giết chết sau khi chị đã yêu cầu sự bảo vệ của cảnh sát nhưng bị từ chối. Đây là một trong nhiều vụ án mạng tương tự. Cô gái 19 tuổi Hatice Firat, bị giết chết ngày 28/2/2011 chỉ vì tội dám bỏ nhà đi sống riêng với bạn trai - một hành vi mà gia đình nạn nhân coi là làm ô uế danh dự gia đình! Báo chí địa phương cho biết anh trai của nạn nhân là nghi can số 1.
Nhà hoạt động nhân quyền Yag và một nhóm phụ nữ đã tự nguyện đứng ra lo tang lễ cho Hatice Firat sau khi gia đình từ chối nhận xác cô gái. Một đoàn đưa tang khoảng 150 người đi theo sau chiếc quan tài diễu qua khắp các đường phố thành phố
Năm 2010 Thủ tướng Erdogan đặc biệt làm cho những nhà hoạt động nhân quyền nổi giận khi ông nói trong một hội nghị tổ chức ở
Gulsun Kanat, nhân viên xã hội tình nguyện cho tổ chức nhân đạo phụ nữ Mor Cati, phát biểu: "Nếu thủ tướng của chúng ta nói đàn ông và phụ nữ không bình đẳng, thì điều đó sẽ tác động đến nam giới. Đây không là dấu hiệu tích cực. Hiện nay đàn ông nghĩ rằng họ có quyền làm bất cứ thứ gì mà họ muốn".
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có được những thành quả kinh tế to lớn, cải thiện được cuộc sống của cộng đồng sắc tộc thiểu số, và gia tăng ảnh hưởng chính trị đến thế giới, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị xếp dưới cùng trong báo cáo về Sự khác biệt giới tính của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) kể từ khi bản liệt kê được thành lập năm 2005. Có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ được xếp ở vị trí thứ 126 trong số 134 quốc gia được báo cáo thống kê - thậm chí thấp hơn cả Iran!
Về vấn đề hành chống phụ nữ đang ngày một tăng cao ở Thổ Nhĩ Kỳ, một số người cho rằng xu hướng thành thị hóa nhanh trong 2 thập niên qua (kết hợp với những phong trào dân quyền) đã làm nổi lên cuộc chiến giới tính. Vildan Yirmibesoglu, lãnh đạo Ủy ban Nhân quyền
Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà hoạt động nhân quyền là phụ nữ (như những người dự lễ tang của cô gái Hatice Firat) đang tăng cường đấu tranh chống lại những vụ giết người vì danh dự và hệ thống gia trưởng vẫn kìm kẹp cuộc sống gia đình người Thổ Nhĩ Kỳ